Xây dựng kĩ năng trong ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ

Xây dựng kĩ năng trong ngành công nghiệp CNTT Ấn Độ

Báo cáo NASSCOM-McKinsey năm 2008 chỉ ra rằng, mỗi năm các đại học Ấn Độ cho tốt nghiệp hơn ba triệu sinh viên với quá nửa là kĩ sư và khoa học máy tính, chỉ một số phần trăm rất nhỏ mới được công nghiệp sử dụng trực tiếp. Chỉ 15 - 25 phần trăm được ước lượng là phù hợp cho sử dụng lao động trong ngành công nghiệp CNTT. Vấn đề này chỉ có thể được giải thích bởi sự kiện là hệ thống giáo dục Ấn Độ không thích hợp và không đảm bảo giáo dục chất lượng cho dân chúng của nước này. Tình huống này bị làm tồi tệ hơn bởi việc thiếu các giáo trình có liên quan và được cập nhật có tính tới các yêu cầu của công nghiệp và chuẩn bị cho sinh viên tương ứng. Giáo sư Sadagopan, người sáng lập của Viện Công nghệ thông tin quốc tế (IIIT) ở Bangalore tin rằng thiếu hụt kĩ năng là vấn đề đa mũi cho công nghiệp CNTT, và là kết quả của đầu tư thấp của chính phủ Ấn Độ trong việc tạo ra người làm việc được. "Ấn Độ đã không đầu tư vào phát triển kĩ năng. Chúng tôi vẫn không có đầu tư tư nhân 'đúng' vào giáo dục, điều đã dẫn tới trạng thái 'không đúng' giới hàn lâm độc quyền trong phát triển kĩ năng và chẳng thành đạt gì mấy," vị giáo sư này bình luận. Nhu cầu khẩn thiết đối với chính phủ là tạo ra môi trường tạo khả năng để các đại học tư, độc lập, có chất lượng cao tăng trưởng, phát đạt và xuất sắc.

Pradeep Bahirwani, Phó chủ tịch của Wipro Technologies nói rằng "tài năng có phẩm chất bao giờ cũng có nhu cầu ở Ấn Độ nhưng không dễ kiếm. Có nhiều ứng cử viên gian lận với bằng cấp giả ở mọi nơi. Sự hội tụ không vào khối lượng sinh viên tốt nghiệp mà là vào phẩm chất của giáo dục." Với quan điểm cải tiến chất lượng những tài năng công ty thuê và ngăn ngừa các ứng cử viên gian lận không vào trong hệ thống của mình, Wipro đã khởi động sáng kiến chính để loại trừ các sinh viên tuyên bố giả dối từ các thể chế đào tạo hư huyễn hay sinh viên đã mang bằng giả từ các nhà cung cấp không hợp pháp.

Ganesh Natarajan, Giám đốc điều hành toàn cầu của Zensar Technologies đồng ý rằng có mối quan tâm nghiêm chỉnh trong các công ty CNTT về lỗ hổng ngày càng tăng giữa nhu cầu và việc cung cấp các nguồn có kĩ năng. "Ngành công nghiệp Ấn Độ, ngay cả dưới điều kiện kinh tế hiện thời, đã không dừng việc thuê người. Do nhu cầu cao ở hải ngoại, họ tiếp tục thuê người bất kể chất lượng. Tình huống hiện thời, nếu không được giải quyết ngay sẽ dẫn tới việc đánh sập chất lượng dịch vụ và tạo ra ưu thế cạnh tranh cho Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines thách thức sự thống trị của Ấn Độ trong kinh doanh phần mềm."

Tuy nhiên, các công ty như TCS, Infosys đã không bị thách thức bởi vấn đề này. Nandita Gurjar, phó chủ tịch của Infosys Technologies bình luận "Chúng tôi chưa đối diện với bất kì vấn đề nào về tài năng. Thực tế, chúng tôi đã nhận được 1.3 triệu bản sơ yếu lí lịch nhưng chúng tôi chỉ thuê 25,000 người bởi vì chúng tôi chỉ lựa các ứng cử viên từ các đại học hàng đầu và các đại học có giáo trình hiện thời nhất. Chúng tôi đang lấy các bước để giải quyết tình huống xấu bằng việc tạo ra đại học riêng của mình nơi trong tương lai chúng tôi có thể lựa sinh viên giỏi nhất cho công ty của mình. Chúng tôi bao giờ cũng lưu tâm tới chất lượng của lao động theo nhu cầu ngày nay và tương lai. Chương trình của chúng tôi chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp theo các chủ đề như kĩ nghệ phần mềm dùng qui trình của Infosys để áp dụng và tích hợp việc học của họ vào tình huống thực tế. Nó tạo khả năng cho sinh viên cải tiến kĩ năng chuyên nghiệp của họ để cạnh tranh có hiệu quả trong thị trường CNTT với nhấn mạnh đặc biệt vào làm việc tổ, quản lí dự án, kết mạng xuyên chức năng và trao đổi hiệu quả.

NASSCOM đã chuẩn bị một Chương trình phát triển giảng viên quốc gia, được đệ trình cho chính phủ để đề cập tới chất lượng của giáo viên trong hệ thống giáo dục Ấn Độ. "Chìa khoá là giáo viên cần đào tạo đặc biệt để nâng cấp tri thức của họ trong các miền công nghệ đang nổi lên. Vì kĩ năng của giáo viên bị lạc hậu, chất lượng của giảng dạy bị ảnh hưởng trong đa số các đại học của đất nước. Quãng 15,000 giáo viên từ các khoa CNTT và khoa học máy tính cần được cung cấp đào tạo đặc biệt bởi vì phần lớn các giảng viên trong khoa đều không động chạm tới công nghiệp. Họ không cập nhật tri thức của mình và cần cập nhật qua đào tạo," Rajdeep Sahrawat, phó chủ tịch NASSCOM nói.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com