Việc làm với toàn cầu

Một số trong các bạn đã hỏi tôi làm sao kiếm được việc làm, đặc biệt với các công ty toàn cầu vì các bạn đã đọc trong blog của tôi rằng nhiều công ty tuyển người phần mềm ở hải ngoại. Kiếm việc làm với công ty toàn cầu có nhiều điều hơn là chỉ có kĩ năng đúng; có một số điều bạn phải được chuẩn bị để làm tối đa cơ hội kiếm việc của mình. Sau đây là một số lời khuyên bạn có thể xem xét tới.

1) Giáo dục: Bằng cấp về khoa học máy tính hay kĩ nghệ phần mềm là cần cho nghề phần mềm ở hải ngoại. Phần lớn các công ty toàn cầu đều yêu cầu ít nhất bằng đại học từ các đại học có truyền thống mà họ quen thuộc. Đại học tốt với kết nối toàn cầu mạnh là rất quan trọng cho công việc toàn cầu. Một số đại học có cộng tác với các đại học nước ngoài về trao đổi chương trình, trao đổi giảng viên hay xây dựng chương trình của họ dựa trên chương trình của các đại học nước ngoài nổi tiếng, chính là nhân tố tích cực trong con mắt của công ty toàn cầu. Xin nhớ rằng bằng cấp chỉ là chìa khoá để mở cánh cửa lao động, không phải là đảm bảo cho việc làm. Giáo dục của bạn không chấm dứt với bằng cấp mà chỉ là bắt đầu. Nếu bạn muốn vẫn còn có tính cạnh tranh và tiến lên trong nghề nghiệp của mình, đặc biệt trong môi trường làm việc toàn cầu, bạn cần thường xuyên cải tiến kĩ năng của mình, và theo kịp với xu hướng trong công nghệ. Có nhiều môn đào tạo chuyên nghiệp để cải tiến kĩ năng của bạn mà bạn có thể cần trong khi giáo dục hàn lâm truyền thống có thể không đủ. Do cạnh tranh cao, một mình chất lượng sẽ không cho bạn việc làm mà bạn sẽ cần thêm vào giáo dục của mình bằng việc chứng minh kĩ năng và sự sẵn lòng tiếp tục học những điều mới.

2) Kinh nghiệm: Bạn có thể có bằng cấp nhưng kinh nghiệm sẽ là nhân tố chính trong kiếm được việc làm của bạn. Ngày nay nhiều việc làm yêu cầu một số năm 'kinh nghiệm,' điều có thể dường như khó với sinh viên mới tốt nghiệp đã dành mọi thời gian ở trường. Khuyến cáo của tôi cho các sinh viên là tìm việc làm bán thời hay làm việc tập trung trong công nghiệp khi bạn vẫn còn đang theo học ở trường. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm, bạn cần bao quát lỗ hổng này bằng việc nói với người sử dụng lao động là bạn có thể chứng tỏ kĩ năng của mình trong phỏng vấn hay đem bản mẫu công việc của mình cho họ xem. Chẳng hạn, bạn đã thiết kế và hỗ trợ cho website của trường, duy trì cập nhật hàng ngày - những kinh nghiệm như vậy sẽ chứng minh kĩ năng của bạn cho người sử dụng lao động tiềm năng.

3) Ngoại ngữ: Để làm việc cho công ty toàn cầu, bạn cần ít nhất phải thông thạo một ngoại ngữ. Không có kĩ năng ngoại ngữ tốt, cơ hội của bạn có lẽ là số không khi có nhiều ứng cử viên khác. Tất nhiên, điều đó tuỳ thuộc vào công ty và nơi bạn sẽ làm việc mà bạn phải biết ngôn ngữ nào đó. Nếu bạn xin làm việc với công ty Nhật Bản thì bạn cần biết tiếng Nhật Bản nhưng theo ý kiến của tôi, tiếng Anh có lẽ là tốt nhất bởi vì nó được dùng gần như ở mọi nơi. Làm chủ tốt tiếng Anh có thể mở ra nhiều cơ hội cho bạn và cho phép bạn làm việc ở nhiều chỗ trên thế giới và cũng dễ dàng chuyển từ công ty này sang công ty khác.

4) Tri thức và kĩ năng: Nếu bạn được yêu cầu tới cuộc phỏng vấn, bạn phải được chuẩn bị. Bạn phải nghĩ về việc làm mà bạn đang xin và tự hỏi mình liệu bạn đã làm loại việc này trước đây chưa? Nếu bạn xin việc lập trình, tự hỏi mình loại ngôn ngữ lập trình nào việc làm này yêu cầu? Bạn biết bao nhiêu ngôn ngữ? Nghĩ về sự hoàn thành của bạn trong hoàn cảnh việc làm đặc biệt. Chẳng hạn, bạn đã viết hai nghìn dòng mã trong C++ cho một việc ở trường. Có thể bạn đã viết một chuỗi lệnh trong ngôn ngữ truy vấn cho cơ sở dữ liệu trường học để tổ chức các bản ghi sinh viên v.v. Về cơ bản phần lớn các công ty toàn cầu sẽ dùng phân loại sau để xác định một ứng cử viên có khớp với yêu cầu của việc làm của họ không:

a) Kĩ năng hoạt động: bạn biết gì về phát triển phần mềm (lập trình, kiểm thử, hay quản lí dự án v.v.) Những kĩ năng này hầu hết đã được dạy trong trường.

b) Tri thức chuyên gia miền: Biết về các khu vực miền đặc biệt hay bạn học nhanh chóng và nắm rõ thế nào về các vấn đề và có khả năng giải quyết các vấn đề. Đây là năng lực của bạn tới cùng với việc cáp dụng tri thức của bạn.

c) Công cụ và công nghệ: bạn biết công cụ và công nghệ nào. Chẳng hạn: Eclipse, Ruby, Java, C#, và Unix v.v.

d) Kinh nghiệm: Bạn đã làm công việc phần mềm được bao lâu, họ giả thiết rằng bạn đã từng làm việc đó rồi. Chẳng hạn: ERP, CRM, cơ sở dữ liệu, nhà kho dữ liệu, giao tác tài chính, và an ninh máy tính v.v.

Bạn cũng cần nghĩ về chất lượng, ưu tiên và các kĩ năng phi kĩ thuật bạn muốn biểu lộ cho người sử dụng lao động về năng lực của bạn. Có thể bạn giỏi quản lí hoạt động của trường. Có thể bạn giỏi trong làm việc tổ với người khác để tạo ra websites. Có thể bạn rất giỏi bên ngoài các hoạt động trường học như cắm trại, hoạt động từ thiện, hay làm việc với cộng đồng cho các lễ hội đặc biệt. Phần lớn các công ty toàn cầu tìm kiếm "người toàn bộ" KHÔNG chỉ là người kĩ thuật cho nên các hoạt động phụ mà bạn làm bên ngoài trường bao giờ cũng là điều tích cực. Bạn phải nghĩ về nhiều điều mà bạn đã làm thành công.

Có những vấn đề nhiều công ty toàn cầu đòi hỏi mà bạn có thể được chuẩn bị trước. (Tôi đã thu thập các câu hỏi này từ nhiều sinh viên kể cho tôi về kinh nghiệm của họ khi tôi hướng dẫn họ tìm việc) Chẳng hạn: câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?" (Đây là câu hỏi về bạn được chuẩn bị kĩ về công ty thế nào.) Tất nhiên bạn phải biết cái gì đó về công ty bạn xin vào làm. Cho nên lời khuyên của tôi là làm nghiên cứu về công ty đó. ĐỪNG BAO GIỜ trả lời: Tôi thích công ty của các ông, tôi cần việc làm và tôi sẽ làm việc chăm chỉ cho các ông. Điều đó nghĩa là bạn chẳng biết gì về họ và hiển nhiên họ có thể nghĩ: “Vì bạn không quan tâm tìm hiểu về chúng tôi, bạn chẳng biết gì về công ty chúng tôi thì sao tôi phải chăm lo về bạn.”

Câu trả lời tốt hơn có thể là như thế này: "Tôi hiểu rằng các ông nổi tiếng trong lĩnh vực XYZ và các ông có vài dự án đang tiến hành " (Bạn muốn chắc chắn rằng bạn biết cái gì đó về công ty này và bạn có điều tương tự trong tâm trí). Bạn có thể lấy bước đầu tiên trong việc giải thích năng lực của bạn bằng việc nói "Tôi đã làm việc trên một dự án nhỏ ở trường dùng công nghệ XYZ mà các ông có thể thấy quan tâm " (Bây giờ bạn có cơ hội để giải thích thêm chút ít về dự án ở trường dùng XYZ nhưng ĐỪNG đi vào chi tiết quá kĩ thuật.) Rồi bạn có thể nói: "Tôi thực sự thích thú một phần của công việc này." (Bằng việc nói điều này, bạn có thể giải thích vai trò của bạn, cách dự án được tiến hành, và cách bạn thành công.)

Điều bạn làm là lấy cuộc phỏng vấn làm cuộc hành trình cùng bạn khi bạn thuyết phục công ty đó về kĩ năng của bạn, năng lực của bạn, và mục đích của bạn. Bạn phải giữ câu trả lời ngắn gọn và chính xác để người phỏng vấn sẽ có cơ hội đánh giá bạn và hỏi bạn nhiều câu hỏi hơn. Nếu người phỏng vấn thích bạn, câu hỏi tiếp có thể sẽ giống thế này: "Điều rất tốt là kể cho tôi về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn." (Đây là câu hỏi về phẩm chất khi người phỏng vấn đánh giá liệu có nên cho bạn việc làm hay không, cho nên giữ câu trả lời ngắn gọn bởi vì có mẹo ở đây.) Bạn có năm phút để giải thích tốt nhất về mình kiểu như: “Tôi thích XYZ và tôi ước là tôi có thể làm nhiều hơn nhưng phần lớn dự án trong trường đều nhỏ, tôi ước là tôi có thể làm việc cho dự án lớn hơn để cho tôi có thể học thêm về XYZ”. (Bạn có cơ hội giải thích về XYZ chính là khu vực miền làm việc của công ty toàn cầu này và bày tỏ rằng bạn muốn học thêm.)

Mẹo là người phỏng vấn có thể hỏi, "Đó là điểm mạnh; bây giờ nói cho tôi về điểm yếu của bạn?" (Đừng rơi vào bẫy bằng việc nói điều gì đó tiêu cực. Cho nên nhiều sinh viên phạm phải sai lầm ở đây. Bạn nên biến điều tiêu cực thành tích cực như một trong những sức mạnh của bạn.) Câu trả lời ưa chuộng của tôi là "Là người phần mềm, tôi thích làm công việc phần mềm và đôi khi tôi làm việc quá cần mẫn. Điểm yếu của tôi là tôi làm việc quá nhiều và quên mất thời gian." (Hình dung điều người phỏng vấn nghĩ: Người này là nhà kĩ thuật tốt và người này làm việc rất cần cù – mình còn có thể tìm được cái gì khác ở ai đó muốn làm điều đó cho công ty.)

4) Tự tin

Điều này có lẽ là điều khó nhất với nhiều sinh viên phần mềm, nhưng tự tin là kĩ năng lớn phải có trong khi phỏng vấn xin việc. Tôi biết rằng phần lớn những người phần mềm về căn bản hướng nội, mặc dầu họ có kĩ năng nhưng không biết cách truyền đạt ý nghĩ của họ một cách rõ ràng. Tự tin không có nghĩa là bạn phải biết mọi thứ nhưng nó quả có nghĩa là bạn phải không hoảng sợ khi bắt gặp một câu hỏi hay chủ đề bạn không quen thuộc. Nếu bạn không biết, cứ thành thực nhưng nói với người sử dụng lao động rằng bạn sẵn lòng học cái mới. ĐỪNG kiêu ngạo vì bạn không muốn người sử dụng lao động nghĩ rằng bạn đang thách thức họ. Bạn cần lễ phép nhưng vẫn tự tin về điều bạn có thể đem tới cho công ty và điều đó nghĩa là bạn phải được chuẩn bị.

Việc chuẩn bị tốt nghĩa là bạn chân thành, đam mê về triển vọng của mình được làm việc cho công ty toàn cầu và thường điều đó sẽ chỉ ra trong cuộc phỏng vấn. Nếu người phỏng vấn thấy rằng bạn sẵn lòng thảo luận về chủ đề đặc thù, và lễ phép với họ khi bạn trả lời theo cách chính xác thì họ có lẽ cho bạn điểm tích cực. Họ biết rằng hầu hết các sinh viên mới tốt nghiệp không có kinh nghiệm và họ chưa bao giờ trông đợi rằng bạn là chuyên gia trong miền chủ đề này. Điều đó sẽ tới với thời gian cho nên thái độ của bạn, việc chuẩn bị của bạn cũng như hoạt động ngoại khoá của bạn, như các hoạt động sinh viên, báo trường, công việc từ thiện sẽ tạo hình ảnh ấn tượng và giúp phân biệt bạn với những người khác.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com