Việc làm trong thời khó khăn

Việc làm trong thời khó khăn

Theo dự báo gần đây của chính phủ Mĩ, lương của những nhà chuyên môn kinh doanh dường như sụt giảm dần trên khắp thế giới. Với sụt giảm hơn 10%, lương kinh doanh đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2008. Nhiều chính phủ dự đoán rằng khủng hoảng toàn cầu hiện thời bắt đầu năm 2008 sẽ kéo dài tới cuối năm 2010 ở Mĩ nhưng có thể kéo dài lâu hơn ở châu Âu tuỳ vào cách thị trường chung châu Âu giải quyết với tình huống ở Hi Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Doug Frank, người quản lí tuyển người đã viết trong tạp chí Phố Wall: "Dường như là nhu cầu về công nhân kinh doanh, đặc biệt ở tài chính, ngân hàng tiếp tục sút giảm trong vài năm tới do thất nghiệp cao trong khu vực này. Chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ tiếp tục thấy ít cơ hội việc làm khi tình trạng của nền kinh tế đưa các công ty tới việc thắt chặt ngân sách và để trễ chi tiêu. Cực kì khó dự đoán chính xác khi nào sự sụt giảm này có thể chấm dứt. Cho dù nền kinh tế Mĩ đã cải thiện chút ít nhưng với nhiều triệu người có kinh nghiệm bị thất nghiệp đang tìm công việc, không có cơ hội cho các sinh viên mới tốt nghiệp cạnh tranh kiếm việc. Khi các biến cố kinh tế ở Hi Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát lộ ra, tôi không nghĩ thị trường việc làm châu Âu sẽ có gì tốt hơn.”

Là sinh viên vào đại học, bạn cần nghĩ một cách cẩn thận về lĩnh vực nào bạn muốn học tập, khu vực nào bạn lựa, và nghề nào bạn chọn bởi vì điều đó có thể tác động lên sự phát đạt tương lai của bạn. Theo Bộ Lao động Mĩ, nghề tăng trưởng hàng đầu trong mười năm tới có liên quan tới máy tính, chăm sóc sức khoẻ và các nhà chuyên môn y tế. Xã hội thời đại thông tin đã đặt nhu cầu khổng lồ về các việc làm có liên quan tới công nghệ thông tin và sẽ mở ra nhiều việc làm khi công nghệ bành trướng sang các khu vực khác. Với số lượng vật dụng công nghệ tăng lên như TV, máy quay video, điện thoại di động, các chip và cảm biến nhận diện tần số radio (RFID), nhiều việc làm sẽ được tạo ra. Xã hội đang đi vào một thời kì mà mọi đối tượng, mọi chỗ, đều được bao quanh bởi thông tin số thức. Khối lượng lớn dữ liệu sẽ chảy đi theo mọi hướng, và cách duy nhất mọi người có thể tận dụng được thông tin khối lượng lớn là truy nhập và quản lí nó dùng nhiều vật dụng công nghệ. Canh tân cạnh tranh sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho nên các lĩnh vực có liên quan tới kĩ nghệ phần mềm và máy tính được liệt kê như chọn lựa hàng đầu trong phân loại "việc nóng".

Khi nhiều người về hưu ở các nước đã phát triển, họ sẽ cần nhiều hỗ trợ y tế. Các nhà chuyên môn chăm sóc sức khoẻ, như bác sĩ và y tá sẽ có nhu cầu cao. Nghề chăm sóc sức khoẻ là nghề an toàn nhất và có lẽ có lương cao nhất trong tất cả các nghề nóng. Bác sĩ y tế, y tá có đăng kí, người hỗ trợ sức khoẻ gia đình, trợ lí y tế và trợ lí bác sĩ là ở nhóm năm việc nóng hàng đầu trong mười năm tới.

Với toàn cầu hoá, cạnh tranh về việc làm sẽ dữ dội và gần như mọi việc làm sẽ yêu cầu bằng đại học. Nếu bạn không có bằng cấp, viễn cảnh có vẻ không tốt. Theo Trung tâm quốc gia về hệ thống giáo dục phổ thông, những người có bằng cấp liên kết sẽ làm được hơn khoảng $10,000 mỗi năm so với người chỉ có bằng trung học phổ thông. Người có bằng đại học sẽ làm được hơn $22,000 mỗi năm so với người có bằng liên kết. Có bằng đại học cũng đem tới cảm giác về an ninh việc làm bởi vì dữ liệu công nghiệp chỉ ra rằng bạn càng có nhiều giáo dục, bạn càng ít có khả năng bị sa thải và nhiều cơ hội bạn sẽ làm tăng thu nhập của mình. Khi việc làm trở nên khó kiếm hơn, nhiều sinh viên thấy rằng họ không có đủ kĩ năng để cạnh tranh, và họ quay về trường để thu lấy giáo dục họ cần. Vấn đề là hình dung ra nghề nào sẽ tới. Danh sách dưới đây là các nghề được coi như có nhu cầu cao trong vài năm tới:

1) Chuyên gia an ninh mạng;

2) Công nhân chăm sóc sức khoẻ;

3) Kĩ sư phần mềm;

4) Người quản lí hệ thông tin;

5) Y tá có đăng kí;

6) Bác sĩ y tế;

7) Người quản lí dự án phần mềm;

8) Người phát triển web

9) Trợ lí y tế & y tá thực hành có phép;

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com