Việc làm công nghệ cao

Việc làm công nghệ cao

Trong mười năm qua, việc làm công nghệ cao đã chứng tỏ sự tăng trưởng bản chất trên khắp thế giới. Thuật ngữ “công nghệ cao” được định nghĩa cho các ngành công nghiệp, các nghề và các sản phẩm trong đó các công nghệ mới nhất được sử dụng. Những công nghệ này hình thành việc thiết kế, phát triển và đưa vào các sản phẩm canh tân mới. Khi công nghệ cao áp dụng tri thức khoa học và kĩ thuật để giải quyết các vấn đề và tạo ra sản phẩm mới, chúng cần các công nhân có tri thức khoa học, kĩ thuật hay kĩ nghệ. Khi ra quyết định về khu vực nào cần học tập, sinh viên đại học cần biết rằng bên cạnh các triển vọng việc làm tốt, lương cao, những việc làm này cũng cung cấp nhiều cơ hội để tiến bộ hơn các khu vực khác.

Việc dùng công nghệ Internet và không dây đã bùng nổ trên khắp thế giới, tạo ra hiện tượng tăng trưởng cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin (IT). Nhu cầu về công nhân có kĩ năng đã vượt quá việc cung cấp cho nên có thiếu hụt công nhân CNTT trong hầu hết mọi nước. Bên cạnh đó, công nghệ cao vượt ra ngoài máy tính, phần mềm và Internet khi nó bây giờ tiến hoá trong nhiều lĩnh vực mới hơn như Công nghệ sinh học, Sinh-tính toán, tin học y v.v. Sinh viên trong các khu vực này cần tri thức chiều sâu về cả lí thuyết và thực hành của khoa học, kĩ nghệ và toán học, được thu nhận qua giáo dục đại học chạy từ bậc cử nhân cho tới tiến sĩ. Mặc dầu phần lớn việc làm công nghệ cao yêu cầu bằng cấp trong lĩnh vực chuyên môn, cũng có một số việc làm không yêu cầu giáo dục đại học. Chẳng hạn, công nhân vận hành và sửa chữa sản phẩm được dùng trong công nghiệp công nghệ cao. Những công nhân này bao gồm người sửa chữa máy tính và máy văn phòng, thiết đặt và bảo trì mạng, và nhân viên kĩ thuật điện. Phần lớn những nghề này chỉ yêu cầu bằng liên kết hay vài tháng đào tạo hướng nghiệp.

Nghiên cứu mới nhất của chính phủ Mĩ ước lượng rằng đến năm 2020, việc sử dụng nhân công công nghệ cao sẽ cần xấp xỉ 8.5 triệu công nhân trên toàn cầu. Giữa thời kì 2010-2020, thiếu hụt công nhân công nghệ cao được dự phóng là giữa 1.5 tới 3 triệu người. Vì việc sử dụng nhân công công nghệ tăng lên, việc sử dụng người quản lí công nghệ cao cũng tăng lên. Theo dữ liệu điều tra, cứ hai mươi công nhân công nghệ cao sẽ cần một người quản lí công nghệ cao, nếu thiếu hụt công nhân được dự phóng là 3 triệu người thì thiếu hụt người quản lí có thể ít nhất là 150,000. Những dự phóng này nên được dùng bởi các nhà tư vấn nghề nghiệp khi giúp đỡ sinh viên ra quyết định chọn lựa nghề hay các trường cũng có thể dùng các dự phóng này để lập kế hoạch các chương trình đào tạo và giáo dục. Trong những việc làm công nghệ cao, nhà khoa học máy tính, kĩ sư phần mềm và người quản lí hệ thông tin được dự phóng có tăng trưởng nhanh nhất trong mọi nghề nghiệp. Bên cạnh đó, số công nhân hỗ trợ công nghệ thông tin cũng được mong đợi tăng lên 57% khi nhiều công ty đang cập nhật hệ thông tin và mạng của họ.

Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, nhiều chương trình đào tạo cũng cần được cập nhật thường xuyên. Điều này tạo ra sức ép lớn cho một số trường nhà nước, đặc biệt ở các nước đang phát triển vì họ thường không có chương trình đào tạo hiện hành nhất. Với toàn cầu hoá, nếu bạn không bắt kịp, bạn sẽ bị bỏ lại sau và điều đó đã xảy ra cho vài nước. Chẳng hạn, có nhu cầu cao về công nhân công nghệ cao ở Ấn Độ nhưng cũng có thất nghiệp cao của những người tốt nghiệp công nghệ cao bởi vì nhiều người trong số họ không được đào tạo đúng. Cuộc điều tra mới nhất của chính phủ Ấn Độ thấy rằng trên 70% người tốt nghiệp công nghệ cao không thể làm việc được trong công nghiệp công nghệ cao vì tri thức và kĩ năng của họ bị lạc hậu. Các chương trình đào tạo của các trường nhà nước tụt lại nhiều năm sau các nước khác vẫn còn hội tụ phần lớn vào lí thuyết, không thực hành. Sẽ phải mất nhiều năm nữa để bắt kịp nhưng không may là vào lúc đó, công nghệ có lẽ đã thay đổi mất rồi. Do đó từ các trường do nhà nước sở hữu, không thể nào đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp công nghệ cao. Ngày nay, các công ty công nghệ cao có hai chọn lựa: Họ có thể thuê người rồi đào tạo lại các sinh viên đã tốt nghiệp này, điều rất tốn kém vì họ phải trả lương cho họ khi họ đang theo chương trình đào tạo lại. Họ có thể tạo ra các trường tư thục riêng của họ trong đó sinh viên sẽ phải trả tiền cho họ để được đào tạo, trong trường hợp này họ có thể chọn các sinh viên tốt nghiệp giỏi nhất cho công ty của họ. Đa số các công ty đã chọn phương án thứ hai cho nên trong năm năm qua, các đại học tư do các công ty công nghệ cao sở hữu đang trở thành chọn lựa hàng đầu trong các sinh viên. Trong nhiều năm, các trường nhà nước là có danh tiếng và được kính trọng cao nhưng bây giờ chính các trường tư thục mới có các chương trình đào tạo thực hành nhất và có nhu cầu cao vì họ phát triển những công nhân có kĩ năng tốt hơn cho công nghiệp. Ngay cả các nước như Trung Quốc, trong nhiều năm không cho phép trường được sở hữu tư nhân bây giờ cũng chấp nhận sự kiện là trường tư là giải pháp tốt hơn. Trong vài năm, có một số lớn các đại học tư trên khắp Trung Quốc với số lượng đăng tuyển sinh viên cao.

Thách thức cho các sinmh viên vào đại học là thăm dò các cơ hội giáo dục và đào tạo sẽ dẫn họ tới nghề nghiệp công nghệ cao. Họ cần tìm ra chương trình đào tạo đúng, trường đúng có chương trình hiện hành nhất.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com