Viếng thăm Ấn Độ

Viếng thăm Ấn Độ

Vài năm trước, khi tôi ở Bangalore, tôi thấy một vụ tai nạn giao thông và phải mất nhiều giờ xe cứu thương mới tới. Lí do có thể là tắc nghẽn giao thông hay có thể là cái gì đó khác, vì ở hầu hết các thành phố Ấn Độ, giao thông rất tệ. Nhưng bây giờ điều mới đã xảy ra. Bạn tôi, Vivek giải thích: “Chính phủ Ấn Độ mới tài trợ cho việc tạo ra một dịch vụ do một công ty khoán ngoài của Ấn Độ tạo ra để cung cấp dịch vụ xe cứu thương chuyên dụng đầu tiên của đất nước. Trong nhiều năm nước này đã không có lấy một số điện thoại để gọi xe cứu thương, từng bệnh viện phải có xe cứu thương riêng của họ và số điện thoại riêng. Bây giờ chính phủ cho vận hành dịch vụ Quản lí khẩn cấp 108 cung cấp một số điện thoại và một đội xe cứu thương với các phương tiện khẩn cấp để phục vụ toàn bộ dân chúng Ấn Độ trước năm 2010. Anh có thể gọi nó là "khoán trong" thay vì "khoán ngoài" bởi vì dịch vụ này được công ty Satyam lập ra, một công ty khoán ngoài. Chính phủ Ấn Độ sẽ tài trợ 75 phần trăm cho dịch vụ này, chi phí còn lại do Satyam trả với chi phí vận hành dự kiến lên tới $500 triệu đô la đến năm 2010.

Vài năm trước, Vivek đã khuyên tôi: “Nếu anh ốm, xin anh đừng ốm ở Ấn Độ vì bệnh viện ở đây khủng khiếp lắm” nhưng lần này anh ấy bảo tôi: “Ốm ở đây cũng được bởi vì có nhiều bệnh viện quốc tế mở ra ở đây bây giờ.” Khi người Ấn Độ giầu có hơn, họ yêu cầu bệnh viện tốt hơn, bác sĩ tốt hơn và tạo ra nhu cầu khổng lồ cho nên nhiều công ty y tế quốc tế mở kinh doanh ở các thành phố lớn của Ấn Độ. Khi các công ty nước ngoài khoán ngoài phần mềm cho Ấn Độ, họ cũng mang theo hệ thống y tế của họ ở đây. Ngày càng nhiều người Ấn Độ sẵn lòng trả tiền nhiều để vào các bệnh viện theo chuẩn quốc tế và có các bác sĩ có kĩ năng cao. Dường như đó là kinh doanh tốt cho cả hai bên.

Bangalore là một thành phố sinh động với hàng triệu người làm phần mềm cả ngày lẫn đêm và khi họ làm ra nhiều tiền hơn, nhiều người trong số họ bắt đầu hưởng phong cách sống tương tự như phương tây. Nó nghĩa là quán cà phê, tiệm rượu bia, karaoke và câu lạc bộ nhảy nơi thanh niên lui tới thường xuyên. Tuy nhiên khi ngày càng nhiều người đi làm muộn, hay nửa tỉnh nửa say khi làm việc ngày hôm sau, các công ty phần mềm phàn nàn và chính quyền địa phương đã ban hành các qui tắc đặc biệt buộc mọi nơi giải trí phải đóng cửa trước nửa đêm nửa giờ để cho mọi người có thể về nhà, ngủ và sẵn sàng đi làm việc ngày hôm sau. Vivek giải thích: “Đó là qui tắc không được mọi người ưa chuộng nhưng cảnh sát nghiêm khắc áp đặt qui tắc này vì nó giúp duy trì luật pháp và trật tự và kiểm tra được tội ác. Theo luật mới, ban nhạc sống bị cấm nhảy múa trong câu lạc bộ và sàn nhảy. Các câu lạc bộ đêm hát karaoke cũng phải để nhạc nhỏ và dừng trước nửa đêm. Phần lớn công nhân phần mềm của Bangalore, đặc biệt những người làm việc muộn, chỗ duy nhất họ có thể tới sau khi làm việc là nhà hàng. Điều đó giữ cho người chủ nhà hàng rất sung sướng vì họ không phải cạnh tranh với quán rượu và câu lạc bộ nhảy”.

Khi chúng tôi bước gần tới câu lạc bộ đêm phổ biến có tên “Hard rock Café”, “Purple Haze” quãng 11:00 giờ đêm, tôi thấy nhiều cảnh sát bắt đầu giám định ở đó. Vivek bảo tôi: “Vào 11 giờ đêm đèn sẽ tắt, âm nhạc dừng lại, quán rượu đóng cửa và không cái gì còn lại cho nên mọi người không có chỗ nào đi ngoài tiệm ăn hay về nhà. Có nhiều tiền thế ở Bangalore, khi các công ty như Infosys và TCS đang tận hưởng kiếm tiền quãng vài tỉ đô la mỗi năm và lương phần mềm trung bình tăng lên 10% tới 20% mỗi năm, công nhân phần mềm ở đây đang hưởng cuộc sống của họ còn nhiều hơn bất kì ai ở Ấn Độ. Họ thay đổi việc làm nhanh chóng để được lương tốt hơn bởi vì các công ty không thể thuê đủ công nhân có kĩ năng cho nên họ cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên, Bangalore là “Thành phố chán” bởi vì chẳng có gì mấy để làm vào ban đêm, phần lớn mọi người đều để tiền vào ngân hàng và làm cho nhà băng thành giầu có. Thanh niên bắt đầu ăn mặc quần áo thiết kế đắt và làm cho cửa hàng giầu lên, tất nhiên phần lớn người làm phần mềm đều làm việc chăm chỉ và không có thời gian nấu nướng cho nên họ thường ăn ngoài và làm cho nhà hàng giầu lên. Khi họ uống nhiều và không thể đi được xe bus họ phải gọi taxi và làm cho công ty taxi giầu lên. Đến cuối, mọi người đều được lợi từ công nghiệp khoán ngoài phần mềm khi chúng tôi tiếp tục mở rộng kinh doanh của mình ra toàn cầu.”

Tôi hỏi anh ấy: “Anh có nghĩ Trung Quốc sẽ có khả năng cạnh tranh với Ấn Độ không? Họ có thể sao chép thành công của các anh ở đây nhưng tại Bắc Kinh hay Thượng Hải?” Vivek lắc đầu: “Tôi không nghĩ vậy, không có trong tương lai gần bởi vì hôm nay chúng tôi đã kiểm soát được quá nửa thị trường khoán ngoài phần mềm toàn cầu. Chúng tôi có kế hoạch và chiến lược để giữ kẻ khác ở xa. Như anh biết, khoán ngoài phần mềm không giống như khoán ngoài phần cứng hay chế tạo, nó không thể sao chép được bởi vì một khi anh đã giải quyết được khu vực miền, anh sở hữu nó một thời gian lâu bởi vì không ai biết anh đã làm gì, anh mã như thế nào, anh bảo trì phần mềm thế nào. Khách hàng không thể lấy nó đi và đưa cho ai đó khác được bởi vì họ phải biết điều chúng tôi đã làm trước nhất. Ngày nay chúng tôi có 60% thị trường, khi chúng tôi có 70% hay 80% điều có thể xảy ra trong ba tới năm năm nữa thị trường phần mềm sẽ là của chúng tôi. Tôi nghĩ Trung Quốc có quãng hai tới ba năm để đuổi kịp và nếu họ bỏ lỡ cơ hội này, họ sẽ không bao giờ có khả năng cạnh tranh với chúng tôi.”

Tôi biện minh: “Nhưng họ có thể làm điều đó rẻ hơn nhiều vì giá của các bạn đã tăng rồi.” Vivek bảo tôi: “Thị trường đã đổi rồi; vấn đề không còn là chi phí mà là tri thức và kĩ năng. Ngày nay phần lớn khách hàng của chúng tôi không thương lượng về chi phí thêm nữa và họ sẵn lòng trả giá cao hơn cho kĩ năng của chúng tôi. Đó là lí do tại sao chúng tôi mở vài khu trường để đào tạo công nhân của mình. Chúng tôi phải làm điều này nhanh chóng vì yêu cầu rất lớn và các đại học của nhà nước lại quá chậm phản ứng. Vài năm nữa kể từ nay, không ai sẽ nói về khoán ngoài nữa đâu khi phần lớn các công ty vận hành toàn cầu và họ thuê người ở bất kì đâu họ có thể tìm thấy được người. Tôi nghĩ Bangalore sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng cả Chennai, Pune, và Hyderabad cũng tăng trưởng khi chúng tôi đào tạo quãng nửa triệu kĩ sư phần mềm mỗi năm. Dựa trên một số nghiên cứu, phần mềm được xem như dẫn lái then chốt cho tăng trưởng và mọi việc làm phần mềm đều tạo ra quãng bẩy tới mười hai việc làm khác trong nền kinh tế rộng hơn. Với lực lượng lao động hiện thời quãng hai triệu người phần mềm, chúng tôi đã giúp tạo ra quãng hai mươi triệu việc làm phụ nhưng với một nước cả tỉ người điều đó vẫn là con đường dài cần đi qua.”

Tôi hỏi: “Vậy điều đó là tốt cho thành phố như Bangalore và Hyderabad bởi vì họ đang là thủ đô khoán ngoài nhưng còn các thành phố khác thì sao, sau rốt Ấn Độ là một nước lớn với mức độ nghèo cao?” Vivek giải thích: "Ngày nay, với thôi thúc của chính phủ, nhiều công ty phần mềm đang mở các vận hành khoán ngoài qui trình nghiệp vụ (BPO) ở các làng xa xôi như cách để giảm chi phí trong khi cải tiến cuộc sống trong nước. BPO kiểu như “Trung tâm Gọi”, “Trung tâm liên hệ” dễ dàng vận hành và dễ đào tạo. Chúng tôi mang công nghệ tới các làng vùng sâu vùng xa nhưng trước hết chúng tôi cần cải tiến kết cấu nền vì nhiều làng không có điện hay truy cập internet. Phần lớn mọi người ở Ấn Độ đều nói tiếng Anh và đó là ưu thế cạnh tranh so với Trung Quốc và Việt Nam cho nên với vài tháng đào tạo trả lời điện thoại thế rồi chúng tôi bắt đầu kinh doanh. Có ưu thế chi phí lớn cho một công ty ở giữa vùng sâu vùng xa bởi vì chi phí lao động rất thấp. Chúng tôi tin trong vòng vài năm nữa, 80 tới 90 triệu người có thể được đào tạo để chăm nom các nhu cầu hậu văn phòng cho toàn thế giới và điều đó sẽ là bước tiến tiếp của chúng tôi. Mọi người ở làng xã không đổi việc khi họ kiếm 4,000 rupees (USD $ 50) một tháng và họ có thể sống hoàn toàn thoải mái vì ngày nay họ chỉ kiếm được ít hơn USD $ 10 một tháng. Chúng tôi tin khi việc làm BPO được tạo ra, các kiểu việc làm khác cũng sẽ được tạo ra nhanh chóng với nhiều nhà hàng hơn hay nhiều công ty vận tải và viễn thông phục vụ cho công nhân, thúc đẩy kinh tế địa phương. Như tôi bao giờ cũng tin tưởng, công nghệ phần mềm có thể thay đổi nền kinh tế nhanh chóng và sinh lời. Thách thức của chúng tôi không phải là về cung cấp đào tạo hay tạo ra nhiều việc làm hơn mà thách thức then chốt là đảm bảo mọi thứ vẫn còn trong Ấn Độ và không ở đâu đó khác.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com