Vấn đề với khoán ngoài
Trong hai mươi năm qua, nhiều nhà chế tạo muốn giảm chi phí sẽ khoán ngoài cho các nước có chi phí thấp như Trung Quốc, Malaysia, hay Thái lan. Ngày nay nhiều công ty đang nhận ra rằng công việc khoán ngoài không phải là điều họ nghĩ họ thu được và làm kinh doanh hải ngoại nhiều rắc rối hơn là nó xứng đáng.
Một người chủ công ty giải thích: “Nhiều nước không sẵn sàng làm kinh doanh toàn cầu. Khoán ngoài là việc kinh doanh dài hạn nhưng họ chỉ nhìn vào nó như ngắn hạn. Họ hứa hẹn nhiều nhưng không bao giờ giữ lời hứa, phần lớn các sản phẩm có chất lượng thấp, nhiều vật tư bị mất hay bị đánh cắp, việc lạm dụng công nhân lao động thấp cũng tạo ra hình ảnh xấu cho công ty chúng tôi, và nhiều quan chức chính phủ đòi hỏi hối lộ. Đó không phải là điều chúng tôi mong đợi.”
Một đại diện công nghiệp phàn nàn: “Như một chiến lược dài hạn, chúng tôi đào tạo họ, đầu tư cho họ, và giúp họ xây dựng sản phẩm và hi vọng chúng tôi có thể làm kinh doanh như đối tác cho thời gian dài. Điều chúng tôi không biết là sau tất cả những đầu tư khởi đầu này; họ sao chép sản phẩm của chúng tôi rồi tạo ra công ty riêng của họ để cạnh tranh với chúng tôi. Họ bán chúng với giá thấp hơn để thâu tóm thị trường. Kết quả là chúng tôi bây giờ nhận ra rằng khoán ngoài là kinh doanh tồi. Đó là lí do tại sao chúng tôi đang đem cơ xưởng trở lại Mĩ.”
Một người chủ công ty giải thích: “Những công ty này không có cảnh quan dài hạn, Họ chỉ làm bất kì cái gì làm tăng lợi nhuận cho bản thân họ, kể cả gian lận và làm giả tài liệu. Hầu hết mọi công ty khoán ngoài đều phải giải quyết với vấn đề chất lượng. Năm 2003, công ty chúng tôi khoán ngoài công việc cho công ty Trung Quốc để làm mạch điện tử với đặc tả đích xác. Nhưng mỗi lần chuyển hàng lại hoá ra bị lỗi, với nhiều bo mạch được làm từ vật liệu sai, hay được dán nhãn giả "đã xác nhận." Điều làm phức tạp thêm vấn đề là ở chỗ chúng tôi đòi hỏi bo mạch chất lượng cao cho các trang thiết bị điện tử của chúng tôi. Chúng tôi cần hàng triệu bo mạch vào một lúc nhưng chúng tôi đã phải bác bỏ quãng một nửa do chất lượng kém. Họ cứ nói rằng: “Nó là đủ tốt rồi và chẳng ai biết đâu.” Vì chúng tôi bán hầu hết sản phẩm vào lúc Nô en, nếu chúng tôi không có đủ bo mạch điện tử chúng tôi không thể sản xuất đủ sản phẩm để bán và chung cuộc bỏ lỡ việc bán hàng. Sau vài năm, chúng tôi mất nhiều tiền, khách hàng của chúng tôi rất không hài lòng về chất lượng cho nên chúng tôi thôi khoán ngoài.”
Một người chủ công ty khác nói: “Khi ông làm kinh doanh hải ngoại, có các vấn đề hậu cần, vấn đề ngôn ngữ, và vấn đề văn hoá. Ông phải giải quyết với chuyện trộm cắp và hối lộ nữa nhưng điều tệ nhất là qua thời gian đối tác của ông trở thành đối thủ cạnh tranh của ông. Sớm hay muộn ông sẽ thấy rằng họ sao chép sản phẩm của ông và bán chúng với giá thấp hơn. Ông không thể kiện được họ, đưa họ ra toà vì luật pháp bảo vệ họ. Chế tạo được khoán ngoài là câu chuyện kinh hoàng.”
Những vấn đề này đã buộc nhiều công ty chuyển sản xuất trở lại Mĩ và châu Âu. Đưa việc làm về nhà không chỉ cải tiến chất lượng mà nó còn làm cho kinh doanh bớt rủi ro hơn. Hai mươi năm trước, lương trung bình ở Trung Quốc là quãng một phần mười của Mĩ và các công ty Trung Quốc thường nói: “Tại sao thuê một công nhân Mĩ khi chúng ta có thể thuê 10 công nhân Trung Quốc.” Ngày nay, chi phí làm kinh doanh ở Trung Quốc đã nhảy từ 10 tới 25 phần trăm một năm, lương trung bình là quãng một nửa của Mĩ. Khi thêm vận chuyển và chi phí nhiên liệu cao thì chế tạo khoán ngoài không còn là món hời.
Việc đưa sản xuất chế tạo trở về Mĩ và châu Âu là nhân tố gây ngạc nhiên cho các chính phủ của họ. Việc đưa trở lại việc làm có thể tạo ra cơ hội mới cho hàng nghìn công nhân thất nghiệp. Tuy nhiên, khi nhiều công ty đang đem công việc trở lại, nó tạo ra sự không chắc chắn và sợ hãi trong các nước chi phí thấp, đặc biệt nơi nền kinh tế phụ thuộc vào chế tạo khoán ngoài như Trung Quốc, Malaysia, và Thái lan. Một số nhà kinh tế cảnh báo rằng việc rút việc về sẽ làm cho các nền kinh tế của những nước này trở nên không ổn định, do số công nhân thất nghiệp cao. Một nhà kinh tế nói: “Chính phủ có thể giải quyết được hàng nghìn hay hàng trăm nghìn công nhân thất nghiệp nhưng khi con số này lên tới cả triệu hay vài triệu thì bạn sẽ có bạo loạn. Điều đó sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho bất kì chính phủ nào. Trong nhiều năm người của họ tận hưởng thịnh vượng kinh tế và đột nhiên nó mất đi. Nếu bạn không chuẩn bị đối phó với tình huống này ngày nay, thế thì có thể là quá trễ rồi.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com