Vấn đề với công viên công nghệ

Vấn đề với công viên công nghệ

Trong nhiều năm qua tôi đã thấy nhiều nước cố tái tạo "thung lũng silicon" bằng việc xây dựng các công viên công nghệ với hi vọng rằng chúng có thể tạo ra nhiều việc làm hơn, nhiều nhà doanh nghiệp hơn, và thịnh vượng kinh tế. Trên khắp Trung Quốc, có ít nhất một trăm công viên công nghệ. Nga có một số công viên công nghệ đang tồn tại và bây giờ đang xây dựng thêm các công viên khác, không xa với Moscow. Nhật Bản cũng có nhiều công viên công nghệ được xây dựng từ những năm 1990. Các nước này đã đầu tư hàng tỉ đô la để tạo ra toà nhà, trung tâm nghiên cứu, các đại học với những khuyến khích thuế đặc biệt để hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Tất cả họ để không đạt được mục tiêu của họ. Khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã thấy nhiều toà nhà trống rỗng không có công ty nào, không doanh nghiệp nào. Cùng điều đó cũng xảy ra ở Nga. Ở Nhật Bản tôi đã thấy vài công ty địa phương nhỏ chiếm các toà nhà đó vì chính phủ cho họ tiền thuê thấp nhưng không có doanh nghiệp nước ngoài. Phần lớn các công ty nhỏ này kéo được vài năm rồi nộp đơn xin phá sản.

Đáng ngạc nhiên, tháng trước chính phủ Nhật Bản đã công bố việc tạo ra một công viên công nghệ lớn mới ở Okinawa. Đây có lẽ là công viên lớn nhất, to nhất và tham vọng nhất. Nó sẽ có đại học nghiên cứu mới ở trung tâm và nhiều toà nhà lớn bao quanh nó. Từng toà nhà sẽ được dành cho một khu vực công nghệ nào đó: Phần mềm, Điện tử, Công nghệ sinh học, Năng lượng xanh v.v.. Tất nhiên, sẽ tốn kém vài tỉ đô la để tạo ra chúng. Trong mô tả, chính phủ nói rằng dự định biến đổi Okinawa nơi có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất thành "trung tâm phồn vinh đầy các phát kiến." Tuy nhiên, với tôi điều đó dường như là tương tự với các công viên công nghệ khác, nó có thể không có tác dụng như được mong đợi. Trong nhiều năm, tôi đã viết nhiều bài báo về mô hình sai để thúc đẩy canh tân của "Cứ xây nó lên và doanh nghiệp sẽ tới".

Nếu bạn muốn tạo ra doanh nghiệp trong công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học, và khoa học môi trường, bạn trước hết phải đầu tư vào lực lượng lao động, không vào công viên hay toà nhà. Tôi hiểu rằng bằng đầu tư vào toà nhà và công viên, điều đó có vẻ gây ấn tượng. Nó làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang làm cái gì đó. Nó cho mọi người cảm giác rằng đất nước đang trong thế giới "công nghệ cao". Tuy nhiên, những điều này không đem lại doanh nghiệp hay đầu tư nước ngoài bởi vì chất liệu của phát kiến và công nghệ là ở trong kĩ năng của con người, không trong toà nhà. Chính phủ Nhật Bản đã nói rằng họ sẽ tài trợ cho nhiều công ty cỡ nhỏ và vừa để cho họ có thể bắt đầu và hình thành đối tác với các công ty toàn cầu lớn khác. Vấn đề mà họ không hiểu là cái gì làm cho các công ty toàn cầu muốn làm đối tác với các công ty nhỏ và vừa này? Họ phải cung cấp cái gì? Họ có kĩ năng và công nghệ nào?

Tuần trước, tôi đã nói chuyện với vài người bạn ở Nhật Bản và hỏi về chiều hướng giữ việc xây dựng công viên công nghệ. Họ bảo tôi rằng trong quá khứ, họ đã xây dựng nhiều công viên công nghệ cao trên khắp nước và không tập trung vào bất kì chỗ nào cho nên nó rải rác, không tập trung. Bây giờ họ học từ sai lầm quá khứ và muốn bắt đầu trong một công viên công nghệ lớn nơi nhiều điều sẽ xảy ra. Tôi bảo họ rằng họ đã sai. Lí do chính mà nhiều công viên đã thất bại, cũng giống như nhiều công viên ở Nga, Trung Quốc, Đông Âu đã thất bại bởi vì khái niệm cơ sở là sai: “Nhà không đem lại doanh nghiệp, con người mới đem lại doanh nghiệp.” Chất liệu cơ bản cho bất kì công viên công nghệ nào là công nhân có kĩ năng. Chính các kĩ sư, nhà khoa học mới tạo ra phát kiến. Chính các nhà daonh nghiệp mới tạo ra công nghệ mà người khác muốn làm đối tác với. Cho nên để bắt đầu công viên công nghệ, bạn phải bắt đầu bằng việc đầu tư vào con người, vào giáo dục, vào chương trình đào tạo để cho bạn sẽ có lực lượng lao động có kĩ năng mạnh sẵn sàng làm việc trong các việc làm táo bạo công nghệ cao mới.

Hệ thống giáo dục của Nhật Bản là rất tốt nhưng nó vẫn còn theo giáo dục châu Á truyền thống điều có nghĩa là nó cũng rất chặt chẽ với nhiều cuộc thi cử vượt rào. Chỉ người giỏi nhất mới được chọn để vào trường kĩ nghệ hay kĩ thuật. Họ đã cho tốt nghiệp nhiều sinh viên ở các khu vực khác nhau nhưng không đủ kĩ sư và nhà khoa học để dẫn lái phát kiến trong nước. Phần lớn những người giỏi nhất và lỗi lạc nhất ưa thích làm việc cho các công ty lớn, có uy tín như Panasonic, Sony, Matsushita, Mitsubishi v.v. không phải là các công ty nhỏ hay vừa. Truyền thống của xã hội Nhật Bản là trung thành, công nhân hiếm khi rời bỏ việc làm của họ để tạo ra công ty riêng của mình.

Để thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao tốt, Nhật Bản phải bắt đầu với cải tiến hệ thống giáo dục, động viên nhiều đăng tuyển trong khu vực phát triển nhanh như phần mềm, công nghệ sinh học, v.v. Cho dù hệ thống giáo dục ở đó là tương tự với hệ thống tốt nhất ở phương tây nhưng phần lớn là sẵn có cho người ưu tú trong xã hội. Nhiều gia đình nghèo vẫn không thể đảm đương được việc cho con em họ vào đại học. Công chúng cần hiểu về sự kiện là trong thế giới công nghệ cao, tri thức và kĩ năng cũng như nhận rủi ro là con đường tới thành công. Hạn chế giáo dục cho ít người bằng việc có nhiều thi cử là việc của quá khứ. Lựa chọn chỉ những sinh viên giỏi nhất và thông minh nhất đi vào khu vực công nghệ không phải là chính sách tốt. Duy trì chương trình đào tạo bảo thủ này sẽ làm chậm quá trình trong khi nhu cầu toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

Trong quá khứ Nhật Bản đã từng rất thành công trong khu vực điện tử và phần cứng. Trong nhiều năm họ đã không chú ý tới phần mềm, điều này là sai lầm. Trong thế giới toàn cầu, mọi sự thay đổi nhanh chóng, cho nên điều quan trọng là theo dõi xu hướng và điều chỉnh theo nó. Nếu phần mềm là xu hướng, chương trình đào tạo phải hội tụ lại vào phần mềm. Nếu công nghệ sinh học là xu hướng, điều quan trọng là động viên nhiều sinh viên đi vào khu vực này. Cá nhân tôi, tôi nghĩ chẳng có lí do nào mà Nhật Bản không thể thành công hay không thể cải tiến nền kinh tế của nó. Họ chỉ cần tư duy mới về chiều hướng giáo dục của họ, linh hoạt hơn, nhanh chóng hơn và cho phép nhiều người vào đại học. Cho mọi người cơ hội tốt hơn để phát triển tri thức của họ thì nước họ có thể tận hưởng những phát kiến của người dân của họ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com