Vấn đề thế kỉ 21

Vấn đề thế kỉ 21

Khi thế giới bước vào thế kỉ 21, nó đối diện với hiện tượng có tên là "toàn cầu hoá" và điều đó làm thay đổi nền kinh tế thế giới một cách có ý nghĩa. Toàn cầu hoá tạo ra nhiều bất định và lẫn lộn bởi vì mọi người chưa bao giờ đương đầu với cái gì đó giống như điều này cho nên họ không biết làm sao giải quyết nó. Điều mọi người không biết là toàn cầu hoá được bắt rễ trong công nghệ và chính công nghệ thông tin tạo khả năng cho việc chuyển động các ý tưởng và sản phẩm trên khắp thế giới.

Có câu chuyện về một tù nhân đã bị khoá kín trong cô lập trong 40 năm, khi được thả ra anh ta bị choáng về “ti vi màn hình phẳng, internet, băng rộng, laptops, iPhone, Facebook, Twitter và iPad” v.v. Sau nhiều tuần được tự do, anh ta yêu cầu cho trở về nhà tù vì anh ta không thể giải quyết được với nhiều thay đổi thế của xã hội hiện đại. Điều câu chuyện này đúng hay không là không quan trọng. Vấn đề chính là công nghệ đã làm thay đổi nhiều thế, nhanh thế, và tác động lên nhiều thứ thế và toàn cầu hoá là "tác động toàn bộ" mà thế giới đang trải qua bây giờ.

Với toàn cầu hoá, mọi thứ trên thế giới được nối lại và liên thuộc lẫn nhau. Một biến cố ở chỗ này có thể tác động lên chỗ khác và lan rộng ra toàn thế giới. Ngày nay, có nhiều thất vọng với nền kinh tế nơi thất nghiệp là cao và việc làm khó tìm được. Nhiều nước đang trên bờ của sụp đổ kinh tế. Có những cuộc biểu tình ở mọi nơi yêu cầu chính phủ sửa chữa nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm hơn, và đem thịnh vượng tới cho mọi người. Những người lãnh đạo chính phủ đã gặp gỡ và thảo luận nhưng chưa ai đi tới bất kì giải pháp nào. Có nhiều lí thuyết kinh tế, mọi người đều tin rằng họ có ý tưởng đúng cho nên tranh cãi vẫn đang diễn ra, nhưng cho tới giờ chưa cái gì đã xảy ra.

Lí thuyết doanh nghiệp nói rằng doanh nghiệp là nguồn việc làm chính. Cách tốt nhất để cải thiện kinh tế là cho phép các công ty tư nhân làm việc riêng của họ với ít kiểm soát của chính phủ, ít thuế, và ít các qui tắc để cho họ có thể mở rộng doanh nghiệp và thuê nhiều người hơn. Về lí thuyết điều đó là tốt. Về thực hành, nó cũng có nghĩa là công ty có thể đầu tư vào các cơ xưởng hải ngoại hay khoán ngoài công việc cho các nước có chi phí thấp hơn vì điều đó sinh lời hơn. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp có tạo ra nhiều việc làm hơn nhưng ở các nước khác trong khi lại giảm việc làm ở nước mình.

Lí thuyết công nghệ nói rằng công nghệ là nguồn việc làm chính. Cách tốt nhất để cải tiến nền kinh tế là đầu tư nhiều vào trong công nghệ. Bằng việc làm điều đó, nó cho phép công ty hiệu quả hơn, năng suất tốt hơn cho nên nó có thể bán sản phẩm rẻ hơn và cạnh tranh tốt hơn trong thị trường toàn cầu. Về lí thuyết, điều đó là tốt. Về thực hành, tính hiệu quả và năng suất đi tới giảm, không tạo ra việc làm.

Lí thuyết tài chính nói rằng công ty lớn là nguồn việc làm. Cách tốt nhất để cải tiến kinh tế là cho phép các công ty lớn dùng vốn của họ để mua những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Bằng việc gộp nhiều công ty nhỏ thành vài công ty lớn, họ có thể bành trướng ra toàn cầu, cạnh tranh tốt hơn, cải tiến vận hành, làm ra lợi nhuận, và thuê nhiều người. Về lí thuyết, điều đó là tốt. Về thực hành, ít công ty hơn nghĩa là ít việc làm hơn, không nhiều hơn.

Lí thuyết khoa học xã hội nói rằng chính phủ là nguồn tạo ra việc làm. Cách tốt nhất để cải tiến kinh tế là mở rộng chính phủ và tạo ra việc làm. Chính phủ có thể cải tiến kết cấu hạ tầng, xây dựng nhiều đường xá, nhiều cầu cống, vận tải tốt hơn v.v. điều đến lượt nó tạo ra nhiều việc làm hơn. Về lí thuyết, điều đó là tốt. Về thực hành, chính phủ chi tiêu nhiều hơn yêu cầu nhiều tiền hơn, điều có nghĩa là nhiều thuế hơn vào lúc kinh tế đang làm không tốt. Hệ thống chính phủ chưa bao giờ hiệu quả và đầy quan liêu cho nên nó thường gây lãng phí nhiều hơn là giúp đỡ. Thuế cao có thể buộc nhiều công ty phá sản, tạo ra thất nghiệp, và làm bất ổn nền kinh tế.

Về căn bản, tất cả các lí thuyết này đều logic nhưng chúng không mới. Tất cả chúng đều đã được thực hiện ở một số nước. Đôi khi nó có tác dụng và đôi khi không. Tuy nhiên, chúng tất cả đều dựa trên các lí thuyết kinh tế công nghiệp của thế kỉ 20. Những người đề xuất các lí thuyết này không thể nghĩ được cái gì mới bên ngoài "cách nhìn" của họ. Đó là lí do tại sao vấn đề thất nghiệp vẫn còn không được giải quyết và nó càng ngày càng tồi tệ hơn. Cách nhìn của tôi là giải phải dựa trên các lí thuyết của thế kỉ 20 không thể giải quyết được vấn đề của thế kỉ 21. Với vấn đề của thế kỉ 21, người ta cần giải pháp của thế kỉ 21.

Nếu chúng ta nhìn sâu hơn, chúng ta sẽ thấy rằng việc tạo việc làm KHÔNG phải là mục đích của công ty. Mục đích của họ là làm ra lợi nhuận. Chủ định của công ty là làm ra tiền chứ không phải tạo ra việc làm. Tạo việc làm KHÔNG phải là mục đích của chính phủ. Mục đích của họ là cai quản thông qua hiến pháp, chính sách, luật lệ và nội qui. Chủ định của chính phủ là bảo vệ chủ quyền của đất nước, không tạo ra việc làm. Vậy việc làm từ đâu tới? Việc làm là sản phẩm của thị trường và luật cung cầu. Để tạo ra việc làm, chúng ta phải nhìn vào nhu cầu thị trường. Tại sao việc làm là khó tìm được ngày nay hơn vài năm trước? Để trả lời điều đó, chúng ta cần nhìn vào toàn cầu hoá đã làm gì cho nền kinh tế. Bởi vì toàn cầu hoá được bắt rễ trong công nghệ, chúng ta phải nhìn vào tác động của công nghệ trước hết.

Với tiến bộ của công nghệ như internet, nhiều thứ được tự động hoá và được kết nối cho nên internet làm thay đổi cách mọi người làm kinh doanh một cách có ý nghĩa. Khi nhiều công ty dùng công nghệ, nền kinh tế thay đổi bởi vì công nghệ cung cấp tính hiệu quả trong mọi thứ. Cạnh tranh giữa các công ty trở nên gay gắt và để sống còn, công ty phải hạ thấp giá cả. Để duy trì lợi nhuận, họ cũng phải hạ thấp chí phí bằng việc tái định vị cơ xưởng của họ ở các nước có chi phí thấp hơn. Việc tái định vị cơ xưởng này đem việc làm tới một số nước nhưng cũng làm cho họ phụ thuộc nhiều hơn vào các nước đã phát triển về kinh doanh. Do đó mọi nền kinh tế đều được kết nối đầy đủ và liên thuộc lẫn nhau. Nạn nhân của việc tái định vị chế tạo là công nhân lao động của các nước đã phát triển. Họ phải cạnh tranh với lao động rẻ hơn ở châu Á và châu Phi. Nhiều việc làm đã bị mất và mất vĩnh viễn. Có nhiều cuộc biểu tình và phản đối trong thời gian đó nhưng việc dịch chuyển là tương đối ngắn. Khi người ở các nước có chi phí thấp hơn có được việc làm, làm ra nhiều tiền hơn, họ bắt đầu chi tiêu và chấp nhận phong cách sống của những người ở thế giới đã phát triển. Chủ nghĩa tiêu thụ trở thành cách sống và nó giúp cho các công ty trong các nước đã phát triển phát triển ra những ngành công nghiệp mới. Khi công nghiệp dùng nhiều lao động thủ công như quần áo, giầy dép, và đồ chơi, nghề thủ công chuyển sang các nước có chi phí thấp hơn, điện tử và công nghiệp máy tính nổi lên ở các nước đã phát triển và thịnh vượng. Những người thường làm việc trong ngành công nghiệp dùng lao động thủ công được tái đào tạo để làm việc trong công nghiệp điện tử.

Gần đây, chúng ta đang chứng kiến làn sóng thứ hai của toàn cầu hoá nơi "kĩ năng" là nhân tố chính. Để duy trì cạnh tranh bằng giảm chi phí, nhiều công ty bắt đầu khoán ngoài công việc văn phòng, công việc kinh doanh, công việc giao tác tài chính, và một số công việc phần mềm cho các nước có sẵn công nhân kĩ năng. Làn sóng này tác động tới công nhân có giáo dục. Lần đầu tiên trong lịch sử, những người được giáo dục đại học ở các nước đã phát triển phải cạnh tranh với những người tốt nghiệp đại học từ thế giới đang phát triển. Nhiều người trong số họ không được chuẩn bị, bị lẫn lộn và trở nên giận dữ. Trong nhiều năm, sinh viên học về tài chính, ngân hàng, kinh doanh, thương mại chứng khoán tin rằng khi họ tốt nghiệp, họ sẽ có việc làm tốt chờ đợi nhưng bây giờ điều đó đã thay đổi. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 nơi nhiều ngân hàng và công ty tài chính phá sản là chỗ kết cho việc làm tài chính nhưng bắt đầu của sự đương đầu giữa những người có giáo dục và chính phủ. Việc “Chiếm phố Wall” chỉ mới là bắt đầu. Trong tương lai gần, nhiều công nhân có kĩ năng ở các nước đã phát triển sẽ thấy rằng việc làm của họ đang biến mất theo cùng cách như công nhân không kĩ năng đã kinh qua khi cơ xưởng của họ bị chuyển ra nước ngoài. Nhiều người sẽ giận dữ và không ai có thể dự đoán được hậu quả.

Nhiều khảo cứu đã chỉ ra rằng việc làm của thế kỉ 21 sẽ không phải là việc làm không kĩ năng hay việc làm thủ công vì tự động hoá và robot có thể thay thế con người. Việc làm của thế kỉ 21 cũng sẽ không phải là việc làm văn phòng, việc làm kinh doanh, việc làm tài chính vì những giao tác này cũng có thể được tự động hoá bởi các sản phẩm phần mềm hiệu quả. Việc làm tương lai và việc làm tốt nhất là việc làm tạo ra những robot này, việc làm tạo ra phần mềm mà tự động hoá việc văn phòng, việc kinh doanh và giao tác tài chính. Việc làm tương lai là việc làm thiết kế ra những robot này, kiểm soát các robot này, và việc làm phát triển các công nghệ mới. Đây là điều thị trường yêu cầu. Về căn bản, phần lớn việc làm tương lai sẽ hội tụ vào vài khu vực như công nghệ, công nghệ sinh học, y học, dược khoa, và chăm sóc sức khoẻ. Đấy là việc làm của thế kỉ 21, việc làm có nhu cầu cao.

Hiện thời có thiếu hụt trầm trọng các kĩ năng này ở mọi nước đã phát triển. Không may, các chính khách và các chính phủ không thực sự hiểu toàn cầu hoá và gốc rễ trong công nghệ của nó. Nhiều người lãnh đạo không biết loại việc làm nào được cần bởi vì phần lớn trong họ vẫn dựa trên các lí thuyết kinh tế của thế kỉ 20. Nhiều người đã không có khả năng nghĩ ra ngoài "hộp" của họ cho nên họ chỉ phản ứng và không dự ứng. Cho dù họ biết, nhiều người có thể không muốn làm nó vì giải pháp là đầu tư vào giáo dục mà hội tụ vào công nghệ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này sẽ yêu cầu chiến lược dài hạn, bởi vì phát triển lực lượng lao động có năng lực công nghệ sẽ yêu cầu cải tiến lớn của toàn thể hệ thống giáo dục, từ tiểu học tới trung học và đại học. Điều đó sẽ cần nhiều nỗ lực, cam kết và thời gian. Các chính khách có thời gian giới hạn từ bốn tới sáu năm trước bầu cử, họ không thể nghĩ được bên ngoài nhiệm kì của họ cho nên ít người sẽ dám lấy cách tiếp cận dài hạn cho nên vấn đề vẫn còn không được giải quyết. Tôi nghĩ trong vài năm tới, mọi nước, mọi nền kinh tế sẽ kinh qua làn sóng mới của thay đổi công nghệ, liên thuộc toàn cầu được làm mạnh thêm, và các vấn đề xã hội gây ra bởi thất nghiệp cao và kinh tế tăng trưởng chậm.

Vì công nghệ là căn nguyên của vấn đề này và công nghệ cũng có thể là giải pháp. Công nghệ là lực phá huỷ cho kinh tế bằng việc tăng năng suất và giảm việc làm. Công nghệ là lực sáng tạo của kinh tế bằng việc nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo việc làm mới. Bản chất "phá huỷ-sáng tạo" này là lí thuyết mới của thế kỉ 21. Công nghệ thay đổi với "tốc độ" nhanh thế sẽ tạo ra thay đổi kinh tế lớn. Chỉ bằng việc hiểu qui trình phát kiến và tầm quan trọng của công nghệ, chúng ta có thể hiểu nền kinh tế mới của thế kỉ 21 và toàn cầu hoá. Chỉ bằng việc hiểu toàn cầu hoá và tác động của nó, chúng ta có thể phát triển giải pháp tốt hơn để giải quyết vấn đề hiện thời.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com