Vấn đề thất nghiệp toàn cầu

Vấn đề thất nghiệp toàn cầu

Tuần trước có một bài báo về công nhân thất nghiệp ở Mĩ trong một tờ báo địa phương nơi phóng viên phỏng vấn một số người trong họ và có một số sự kiện thú vị:

“Frank mất việc làm tại công ty phần mềm từ năm 2009 nhưng hôm nay anh ta vẫn không có việc làm. Anh ta đã tham dự nhiều hội chợ việc làm, thăm dò sự giúp đỡ từ các cố vấn tìm việc làm và nộp đơn vào nhiều công ty phần mềm. Anh ta giải thích: “Tôi thực sự không biết phải làm gì thêm nữa, tôi đã có trên 20 năm kinh nghiệm nhưng họ bảo tôi rằng tôi không có kĩ năng họ cần. Công nghệ thay đổi nhanh thế và tôi không thể theo kịp được.” Khi được hỏi về đào tạo thêm để cập nhật kĩ năng của mình, anh ta trả lời: “Tôi 45 tuổi rồi, sức khoẻ của tôi không tốt, tôi thường bị đau đầu khi tôi bị căng thẳng. Tôi có bằng cấp cho nên tôi không muốn trở lại trường.”

Carol là một phụ nữ trẻ thích diện, cô ấy nói với người phóng viên rằng cô ấy bị sa thải trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Cô ấy sống bằng số tiền tiết kiệm của mình trong hai năm trước khi hết tiền. Cô ấy dành nhiều tháng đi tìm việc làm trong khu vực tài chính nhưng bây giờ cô ấy muốn trở lại trường để học kĩ năng máy tính. Cô ấy nói: “Tôi đáng phải về lại trường để học kĩ năng mới khi bị sa thải nhưng tôi đã chờ đợi và hi vọng rằng thị trường việc làm tài chính sẽ cải thiện. Nó đã không thay đổi và bây giờ tiền tiết kiệm của tôi đã hết. Tôi mất cơ hội quí để học cái gì đó mà có thể giúp cho tôi kiếm được việc làm tốt. Không có tiền tôi không thể đảm đương được việc quay lại trường bây giờ.”

Jeff là người quản lí cho một công ty chế tạo lớn. Anh ta sống trong một ngôi nhà lớn cùng vợ, giáo viên trường tiểu học. Cả hai con họ đều là sinh viên ở đại học cạnh đó. Anh ta mất việc năm 2009 vì công ty khoán ngoài hầu hết công việc sang Trung Quốc. Anh ta đã tìm việc từ lúc đó nhưng không tìm được việc nào. Anh ta nói: “Trong thời suy thoái và thất nghiệp cao, không thể nào tìm ra việc làm đặc biệt cho vị trí quản lí cao. Khi tôi nhìn lại, tôi đã không thấy xu hướng khoán ngoài. Tôi đã không chú ý tới toàn cầu hoá. Tôi đã không chăm nom về điều xảy ra trên thế giới vì tôi có việc làm tốt, lương tốt và cuộc sống tốt. Bây giờ quá muộn rồi. Tôi ước là tôi sẽ chú ý nhiều hơn tới điều đã xảy ra và được chuẩn bị.” Vì anh ta đã làm được nhiều tiền, anh ta cũng chi phần lớn số tiền đó vì họ có ba xe sang trọng và có kì nghỉ dài ở châu Âu mọi năm. Bây giờ anh ta có vấn đề về tài chính vì họ không còn tiền tiết kiệm. Anh ta thực sự lo lắng vì lương của vợ không đủ cho cả hai người họ và con cái. Anh ta nói: “Chúng tôi có thể kéo dài tới cuối năm, sau đó chúng tôi không biết.”

Thị trường việc làm thậm chí có vẻ ảm đạm hơn cho Bill. Mặc dầu có “bằng thạc sĩ” và đưa đơn xin “nhiều việc làm hơn tôi có thể nhớ được”, Bill chỉ có một việc làm là người bán hàng trong cửa hàng máy tính trong một thời gian ngắn trước khi anh ta bị đuổi việc. Vấn đề của anh ta là ở chỗ bằng cấp của anh ta tới từ “đại học rởm”. Anh ta phàn nàn: “Tôi đã trả nhiều tiền cho điều đó nhưng công ty máy tính đã coi tôi là gian lận. Họ ghi vào hồ sơ cá nhân của tôi: “Gian lận bằng giả” và đó là rào chắn cho việc kiếm bất kì việc gì bây giờ.” Khi được hỏi tại sao anh ta đã đăng tuyển vào đại học rởm, anh ta mỉm cười: “Nó dễ, mọi điều tôi cần là trả tiền cho họ và họ cho tôi bằng. Tôi cứ tưởng chẳng ai biết.”

Tờ báo này báo cáo rằng ngày nay ít hơn 78% người ở Mĩ có việc làm. Giữa những năm 1960 tới 1990: 93% số người có việc làm. Thay đổi này dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp trên 10% với nhiều người đã không làm việc trong hơn một năm. Về truyền thống, thiếu việc làm đã là cao trong những công nhân ít được giáo dục nhưng ngày nay ngay cả các công nhân có giáo dục cao cũng gặp khó khăn trong tìm việc làm do thay đổi trong kinh tế toàn cầu. Điều này không duy nhất ở Mĩ mà cũng là tình huống toàn cầu. Khi thêm dữ liệu từ châu Âu và châu Á, người ta thấy rằng 68% số người có ít giáo dục trung cấp phổ thông không thể tìm được việc làm ngày nay và có lẽ còn tồi tệ hơn trong tương lai. Tất nhiên người kết thúc trung học nhưng không vào đại học, số thất nghiệp là xấp xỉ 32%. Việc thất nghiệp của người có giáo dục đại học là quãng 9% nhưng nó có thể cải thiện khi phục hồi kinh tế tiếp tục. Dữ liệu này gợi ý rằng với toàn cầu hoá, giáo dục đại học là bản chất để tồn tại trong thế giới cạnh tranh này.

Báo này cũng trích dẫn rằng lí do chính cho thất nghiệp cao trên toàn thế giới là phần lớn các công nhân ít giáo dục đang làm việc trong xây dựng hay các xưởng máy. Tuy nhiên, nhiều công việc chế tạo bây giờ đang được tự động hoá bằng robot hay được khoán ngoài cho các nước chi phí thấp. Ngày nay và trong tương lai gần sẽ có nhu cầu ít hơn nhiều về công nhân lao động. Sự sụt giảm của thị trường nhà đất do khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng đã làm dừng lại nhiều việc xây dựng ở Mĩ. Không có nhiều việc xây dựng, nhiều công nhân lao động cũng không có công việc. Thất nghiệp lan rộng có chi phí khổng lồ về kinh tế, tài khoá và xã hội vì nó làm giảm tiềm năng kinh tế của đất nước. Khi ít người hơn có việc làm, nghèo nàn trở nên bắt chặt hơn và những người không có việc có thể biến thành tội phạm hay tham gia vào các hoạt động chống xã hội. Nói rộng ra, đây là tình huống thông thường trong thế giới đã phát triển, khi tỉ lệ thất nghiệp lên cao hơn nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, phần lớn các nhà kinh tế đều lo lắng rằng điều này có thể có tác động phá huỷ lên các nước đang phát triển. Khi các nước đã phát triển chấm dứt tiêu thụ và dừng nhập khẩu các sản phẩm chế tạo, các nước đang phát triển dựa vào chế tạo để xuất khẩu những sản phẩm này sẽ bị tác động. Một số nhà kinh tế dự báo rằng tác động này sẽ sớm có hiệu quả. Với việc đóng cửa nhiều nhà máy hơn ở Trung Quốc và thất nghiệp cao hơn trong "Trung tâm chế tạo của thế giới" Trung Quốc có thể kinh nghiệm vấn đề kinh tế lớn hơn bất kì chỗ nào khác.

Trong nhiều năm, các nhà kinh tế đã cảnh báo về yếu tố tích hợp trong kinh tế toàn cầu. Tác động của nước này có thể có ảnh hưởng lớn tới nước khác bởi vì yếu tố phụ thuộc lẫn nhau này. Lí do chính của thất nghiệp cao là do thay đổi cấu trúc trong nền tảng của kinh tế toàn cầu mà chính là việc dịch chuyển từ kinh tế công nghiệp sang tri thức. Nó làm giảm nhu cầu về công nhân ít kĩ năng và công nhân ít giáo dục. Ngày nay tăng trưởng năng suất do tự động hoá đã tạo khả năng cho các xưởng máy sản xuất nhiều hơn bằng ít người hơn. Tiến bộ công nghệ yêu cầu kĩ năng cao hơn để sống còn cho nên với những người có kĩ năng thấp, nhu cầu thấp, điều đó nghĩa là lương thấp hơn, ít cơ hội hơn. Vì kinh tế Mĩ là rất có tính cạnh tranh, nó thích ứng nhiều công nghệ cho việc cắt giảm chi phí hơn bất kì nước nào khác cho nên nó thay đổi nhanh chóng hơn các nước khác nhưng điều này chỉ mới là bắt đầu vì các nước châu Âu khác cũng sẽ trải qua tình huống tương tự khi họ dịch chuyển từ kinh tế dựa trên công nghiệp sang tri thức. Suy thoái gần đây ở Mĩ và châu Âu sẽ có tác động lớn hơn lên sử dụng lao động ở châu Á trong vài năm tới.

Ngày nay, công nghiệp tri thức đang bùng nổ nhưng nó cũng kinh nghiệm việc thiếu hụt trầm trọng công nhân có kĩ năng. Chẳng hạn, Apple Computer với thành công của nó trong iPhone, iPad v.v. đang tăng trưởng thành công ty lớn nhất trên thế giới, lớn hơn cả Exxon, công ty dầu lửa. Apple là công ty đầu tiên có giá trị nghìn tỉ đô la chứ không còn là tỉ đô la nữa. Các nhà kinh tế cũng tin rằng trong vài năm tới, nhiều công ty công nghệ cao sẽ tăng trưởng lớn hơn, to hơn và thuê nhiều công nhân có kĩ năng hơn khi họ cạnh tranh cho cả thị trường. Vấn đề là họ tìm ra công nhân có kĩ năng công nghệ ở đâu?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com