Vấn đề công nghiệp CNTT của Ấn Độ/3

Vấn đề công nghiệp CNTT của Ấn Độ phần 3

Theo báo cáo của chính phủ Ấn Độ, đến năm 2020 Ấn Độ sẽ tạo ra quãng 100 triệu công nhân cho thế giới bởi vì trong số 1.2 tỉ người của nó, một nửa là trẻ hơn 25 tuổi. Tương phản với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và phần lớn các nước ở châu Ấu sẽ không có đủ công nhân vì dân số già đi. Tuy nhiên, vấn đề là ngày nay thế giới KHÔNG cần nhiều công nhân lao động thêm nữa vì có robots có thể làm kiểu công việc đó, điều thế giới cần là công nhân tri thức người có ít nhất giáo dục đại học.

Biết điều này, chính phủ Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng 1,000 đại học (mà có thể cung cấp bằng cấp tới mức tiến sĩ) và 50,000 cao đẳng (chỉ cung cấp tới bằng cử nhân) trong thập kỉ tới. Nếu Ấn Độ có thể làm được việc này với hệ thống giáo dục chất lượng thì nó sẽ dễ dàng là nhóm quyền lực kinh tế mạnh trước 2025. Nhưng sự kiện là hệ thống giáo dục hiện thời của Ấn Độ đang trải qua khủng hoảng bởi việc hội tụ vào số lượng thay vì chất lượng. Một khảo cứu công nghiệp gần đây thấy rằng không đầy 17% người tốt nghiệp đại học Ấn Độ có việc làm. Điều đó nghĩa là 83% người có bằng cấp không có kĩ năng làm gì có nghĩa với giáo dục của họ. Một giáo sư than: “Trong vòng năm năm chúng tôi có hàng trăm đại học mới cung cấp đủ mọi kiểu bằng cấp. Ông tìm đâu ra hàng nghìn giáo sư có phẩm chất để dạy trong thời gian ngắn thế? Ông tìm đâu ra chương trình đào tạo đúng cho hàng trăm đại học trong thời gian ngắn? Chúng tôi xô vào mở nhiều trường đại học mà không có kế hoạch nào và chúng tôi đang trả giá cao cho điều đó bây giờ." Mấy năm trước, Hiệp hội các công ty phần mềm và dịch vụ quốc gia (NASSCOM) đã cảnh báo rằng không đầy 25% người tốt nghiệp đại học CNTT là có việc làm và không có hành động ngay lập tức, Ấn Độ sẽ mất kiểm soát thị trường làm khoán ngoài CNTT. Về mặt truyền thống, các công ty CNTT Ấn Độ thường đưa người mới thuê vào đào tạo từ bẩy tới chín tháng cho những việc làm được coi là có chất lượng. Gần đây nhiều công ty thôi làm điều đó do nhân viên chuyển việc nhiều sau khi đào tạo. Một quan chức điều hành giải thích: “Đào tạo là đầu tư kém đối với chúng tôi, chúng tôi thuê họ, đào tạo họ trong gần một năm và trả lương cho họ trong khi đào tạo thế rồi họ bỏ sang công ty khác. Bây giờ chúng tôi chỉ thuê công nhân với ít nhất hai năm kinh nghiệm.”

Tuần trước trong cuộc viếng thăm Ấn Độ, Bộ trưởng Mĩ John Kerry được đề nghị hỗ trợ cho hệ thống giáo dục của Ấn Độ để giải quyết "thách thức" này. Nói với nhiều người chủ doanh nghiệp và quan chức chính phủ ở Delhi, Bộ trưởng Kerry công bố rằng Mĩ sẽ giúp phát triển kĩ năng cho thanh niên Ấn Độ. Ông ấy nói: "Chúng tôi cần chắc rằng thế hệ những người phát kiến và nhà doanh nghiệp tiếp của Ấn Độ có kĩ năng và đào tạo."

Một nhà phân tích công nghiệp bình luận: “Với nhiệm vụ khổng lồ trong khuôn khổ thời gian ngắn, Ấn Độ đang tìm những cách thức nhanh chóng hơn, ít truyền thống hơn để cung cấp giáo dục đại học cho số lớn các thanh niên của nó. Vì nó đã phạm nhiều sai lầm bằng việc có nhiều đại học "vì lợi nhuận" theo cách riêng của nó với đào tạo kém, nó đang trông đợi sự giúp đỡ của Mĩ. Ngày nay Ấn Độ sẵn lòng mở cửa cho các đại học Mĩ hàng đầu tới cả chuyển giao chương trình đào tạo của họ và đào tạo giáo viên của họ để dạy các chương trình này hay để cho phép họ mở các chi nhánh của họ ở Ấn Đô.” Hiện thời, Ấn Độ đang đề nghị Harvard University, Massachusetts Institute of Technology (MIT) và vài đại học hàng đầu của Mĩ cộng tác với họ để cung cấp đào tạo cho người của họ.

Một nhà phân tích khác gợi ý: “Mặc dầu nhiều người Ấn Độ ưa thích đi thẳng sang Mĩ để có được giáo dục hơn là học từ các trường riêng của họ nhưng chỉ không đầy 1% có thể đảm đương được việc đó. Giáo dục hơn 100 triệu người yêu cầu đầu tư lớn và sự lãnh đạo. Vào lúc này, mọi thứ chỉ mới là nói và kế hoạch mà chưa có hành động. Để có được giáo dục chất lượng cao tương tự như Mĩ ưu tiên phải không dồn vào xây dựng nhà cửa cho 50,000 cao đẳng mà phải có hàng triệu giáo sư có chất lượng. Thay vì đầu tư vào xây dựng nhiều trường hơn, chúng ta phải đầu tư vào con người của chúng ta bởi vì không có giáo sư có phẩm chất chúng ta không thể có giáo dục chất lượng và không có giáo dục chất lượng chúng ta không thể phát triển được công nhân tri thức cho thế giới.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com