Vùng địa lí của đưa việc ra nước ngoài đang dịch chuyển
Theo nghiên cứu của A.T. Kearney, Ấn Độ và Trung Quốc liên tục đứng đầu là các đích tới của đưa việc ra nước ngoài; nhưng các nước Trung/Đông Âu lại tụt xuống trong khi Đông Nam Á và Trung Đông lại vươn lên.
Chicago (May 18, 2009) – Suy giảm ưu thế về chi phí và chất lượng lao động được nâng cao đang dẫn tới việc dịch chuyển lớn lao về vùng địa lí của đưa việc ra nước ngoài tương ứng với bản biên tập mới nhất về Chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu Global Services Location Index (GSLI) của hãng tư vấn quản lí toàn cầu A.T. Kearney, xếp hạng các đích tới hấp dẫn nhất cho đưa việc ra nước ngoài.
Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia vẫn còn ở ba vị trí trên đỉnh mà họ đã giữ từ khi thành lập GSLI năm 2004, dịch chuyển nền tảng về chỉ số đã xảy ra khi các nước Trung Âu mạnh đã nhường chỗ cho các nước ở châu Á, Trung Đông và Bắc Phi.
GSLI phân tích và xếp hạng 50 nước hàng đầu trên toàn thế giới về xác định vị trí các hoạt động khoán ngoài, kể cả dịch vụ và hỗ trợ CNTT, các trung tâm liên lạc và hỗ trợ hậu văn phòng. Điểm của từng nước được soạn theo tổ hợp có trọng số của các điểm liên quan trên 43 cách đo, được nhóm theo ba phân loại: sự hấp dẫn tài chính, con người và tính sẵn có kĩ năng và môi trường kinh doanh.
Các nước Trung Âu đã có uy tín bao gồm Ba Lan, Cộng hoà Séc, Hungary và Slovakia, có thời đã trong số những nước đứng đầu về đích tới của chuyển việc ra nước ngoài đối với các công ty Tây Âu, đã tụt một cách đáng kể xuống do việc tăng nhanh chóng về chi phí bị dẫn lái bởi cả lạm phát lương và đánh giá tiền tệ so với đồng đô la. Trong khi đó, các nước chi phí thấp ở Đông Nam Á và Trung Đông lại có bước tiến đáng kể trong năm nay về chất lượng và tính sẵn có của lực lượng lao động được cải tiến của họ. Ai Cập, Jordan và Việt Nam được xếp hạng trong số 10 nước hàng đầu trong xếp hạng của GSLI lần đầu tiên.
“Trong khi chi phí vẫn còn là động lực chính trong các quyết định về nơi khoán ngoài, chất lượng của đội ngũ lao động đang giành lấy phần quan trọng khi các công ty nhìn thị trường lao động qua ống kính toàn cầu được dẫn lái bởi việc thiếu hụt tài năng tại nước nhà, đặc biệt trong các chức năng có giá trị gia tăng, cao hơn,” Norbert Jorek, một đối tác với A.T. Kearney và là giám đốc quản lí của Hội đồng chính sách kinh doanh toàn cầu Global Business Policy Council của hãng này, nói. “Đáp ứng lại, chính phủ trên khắp thế giới đang đầu tư vào vốn con người do có nhu cầu từ công nghiệp làm các việc đưa ra nước ngoài.”
Kết quả đầy đủ của Chỉ số trong năm nay được nêu ra dưới đây. Phân tích chi tiết hơn và thông tin về hiệu năng vùng có thể được tìm thấy ở www.atkearney.com.
Những điểm nổi bật trong GSLI của năm nay bao gồm:
Trung Đông và Bắc Phi đang nổi lên như miền nhận việc nước ngoài then chốt bởi dân số lớn, được giáo dục tốt và sự gần gũi của nó với châu Âu. Bên cạnh Ai Cập và Jordan, được xếp hạng thứ sáu và thứ chín, tương ứng, Tunisia (thứ 17), United Arab Emirates (thứ 29) và Morocco (thứ 30) tất cả xếp hạng trong lớp đầu 30 nước của GSLI. “Trung Đông và vùng châu Phi có tiềm năng vẽ lại bản đồ nhận việc đưa ra nước ngoài và trong quá trình này đem tới nhiều cơ hội cần thiết vì có lớp người có giáo dục, bán thất nghiệp lớn,” Johan Gott, quản lí dự án cho Global Services Location Index nói.
Châu Phi Sahara cũng chứng tỏ sức mạnh. Ghana được xếp hạng thứ15, Mauritius thứ 25, Senegal thứ 26 và Nam Phi thứ 39.
Các nước ở Mĩ Latin và Caribbe tiếp tục lợi dụng sự gần gũi của họ với Mĩ như đích tới cho đưa việc ra nước gần. Chile chiếm vị trí cao nhất trong các nước trong vùng, xếp hạng thứ 8 về sức mạnh ổn định chính trị và môi trường kinh doanh thuận lợi. Những nước thực hiện mạnh trong vùng có Mexico (thứ 11), Brazil (thứ 12) và Jamaica, lên vị trí thứ 11 trong xếp hạng thứ 23.
Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia tiếp tục dẫn đầu chỉ số này với lề rộng qua việc tổ hợp duy nhất kĩ năng con người cao, môi trường kinh doanh thuận lợi và chi phí thấp. Nói riêng, Ấn Độ vẫn còn là nước tiên phong của ngành công nghiệp khoán ngoài và thực tế đã trở thành nước tạo khả năng cho tăng trưởng công nghiệp qua việc bành trướng của các hãng nhận việc nước ngoài sang các nước khác.
Mĩ, như được đại diện bởi tiềm năng có việc tại chỗ của các thành phố "lớp II" như San Antonio, đã vươn lên thứ 14 trong xếp hạng do lợi ích tài chính của việc sụt giảm đồng đô la. Nước này là người lãnh đạo về kĩ năng con người và việc tổ hợp của thất nghiệp đang tăng và sức ép chính trị để tạo ra việc làm đang làm tăng mối quan tâm tới những khả năng làm việc tại chỗ trong những vị trí nội địa nhỏ hơn. Xu hướng tương tự là hiển nhiên ở Mĩ, Pháp và Đức, tất cả các nước này cũng vươn lên trong GSLI.
Trong khi khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm chậm dần bước tiến đưa việc ra nước ngoài gần đây, số phần trăm nhân viên các công ty rất có thể tăng lên xem như kết quả của cuộc khủng hoảng. Việc thải người ở trong nước không dịch chuyển thành thải công nhân thuê việc ở nước ngoài vì các công ty tìm kiếm việc duy trì dịch vụ nhưng giảm chi phí. Bên cạnh đó, các tiện nghi làm ở nước ngoài có xu hướng hiệu quả hơn vì họ mới hơn và không bị nhiều năm không hiệu quả thưởng thường phải trải qua đối với các tiện nghi làm trong nước.
“Tính năng động của giao việc ra nước ngoài toàn cầu rõ ràng đang dịch chuyển khi các công ty đánh giá lại rủi ro chính trị, buôn bán lao động và yêu cầu kĩ năng trong hoàn cảnh hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu,” Paul A. Laudicina, chủ tịch và giám đốc điều hành A.T. Kearney nói. “Quản lí rủi ro sẽ lấy tầm quan trọng mới để bảo vệ dịch vụ toàn cầu không bị gián đoạn và đảm bảo các năng lực được phân tán toàn cầu thay vì bị tập trung vào vài vị trí chi phí-hiệu quả.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com