Vì tương lai tốt hơn
Ngày nay các nước tăng trưởng nhanh như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đang đầu tư nặng vào giáo dục và bành trướng nền kinh tế của họ khi các nước đã phát triển như Mĩ và châu Âu thực tế bị mất thị phần toàn cầu và trở nên kém cạnh tranh hơn. Lí do đơn giản là ở chỗ sụt giảm trong việc đăng tuyển của học sinh vào khoa học, công nghệ, kĩ nghệ vì ngày càng nhiều học sinh học về kinh doanh, thị trường chứng khoán, tài chính với hi vọng làm tiền nhanh chóng. Rất ít người hiểu rằng ngày nay công nghệ là hạt giống của canh tân, chìa khoá của ưu thế cạnh tranh tạo khả năng cho tăng trưởng kinh tế. Không có nó, bạn phải cung cấp cái gì?
Thế kỉ 20 bắt đầu bằng cách mạng công nghiệp chính là kết quả trực tiếp của nghiên cứu khoa học và phát minh ở châu Âu. Mĩ thu hoạch được nhiều ích lợi nhất vì các nước châu Âu bận rộn đánh nhau với hai cuộc chiến tranh thế giới. Thế kỉ 21 bắt đầu với việc tăng tốc của công nghệ thông tin điều là kết quả trực tiếp của nghiên cứu khoa học và phát minh ở Mĩ. Tuy nhiên, khi các nước như Ấn Độ và Trung Quốc thu hoạch ích lợi này, vấn đề vẫn còn lại là làm sao Mĩ và các nước châu Âu duy trì được tính cạnh tranh của họ và đảm bảo chuẩn cao về cuộc sống cho công dân của họ? Làm sao họ tăng xuất khẩu cho khách hàng toàn cầu và tạo ra nhiều việc làm ở nhà hơn? Điều đó không phải dễ dàng bởi vì nhiều người trong các nước đã phát triển đã chấp nhận thái độ thoả mãn và tin vào việc làm tiền bằng tài chính “sáng tạo”, thương mại chứng khoán, điều đem tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi các nước như Ấn Độ và Trung Quốc đang đưa những học sinh giỏi nhất và lỗi lạc nhất của họ vào các chương trình khoa học, kĩ nghệ và công nghệ, thì số học sinh của Mĩ và châu Âu tốt nghiệp với bằng kĩ nghệ hay khoa học vẫn giảm, ngay cả khi họ có các đại học và chương trình đào tạo tốt nhất.
Với toàn cầu hoá, mọi sự có thể xảy ra rất nhanh và bất ngờ. Một biến cố nhỏ có thể làm lẩy cò những hậu quả lớn cho nên để sống còn trong thế giới cạnh tranh cao này, dù bạn sống ở đâu cũng không thành vấn đề, bạn cần có cảnh quan toàn cầu để duy trì tính cạnh tranh của mình. Là học sinh, điều quan trọng là theo dõi xu hướng thị trường, xu hướng công nghệ để biết cái gì là ‘nóng” và cái gì sẽ là “nóng” và cái gì “KHÔNG nóng thế” cho nên bạn có thể tập trung vào nghiên cứu của mình và chuẩn bị cho tương lai của bạn. Về căn bản mọi doanh nghiệp vận hành toàn cầu sẽ bị chỉ đạo bởi luật “cung cầu” cho nên bạn cần biết kĩ năng nào là nhu cầu cao ngày nay và vài năm nữa cũng những kĩ năng nào không còn được cần tới vì công nghệ thay đổi nhanh chóng. Một học sinh tốt nghiệp có thể sớm thấy rằng mình KHÔNG chỉ cạnh tranh với các học sinh khác tốt nghiệp ở nước mình về việc làm mà còn cạnh tranh với mọi học sinh tốt nghiệp trên thế giới bởi vì với toàn cầu hoá, KHÔNG có biên giới để bảo vệ bạn.
Điều tuyệt đối cốt yếu là chúng ta đề cập tới vấn đề giáo dục và sự sẵn sàng của học sinh chúng ta. Tôi chắc chắn nhiều người trong các bạn đã biết rằng ngày nay tất cả các công ti dựa trên công nghệ toàn cầu đều đang đối diện với thiếu hụt kĩ năng gay gắt. Đây là vấn đề toàn cầu bởi vì không một quốc gia nào một mình có đủ tài năng, hay công nhân tri thức để đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngày nay. Vì công nghệ vẫn là nguồn canh tân và tạo việc làm, chúng ta KHÔNG thể bỏ qua sự kiện là thế giới cần nhiều công nhân công nghệ hơn và nước có công nhân có kĩ năng cao nhất sẽ ở vị trí tốt hơn nhiều. Tôi muốn nhấn mạnh rằng toàn thế giới đang có thiếu hụt kĩ năng công nghệ, KHÔNG phải là thiếu hụt lao động.
Hơn bất kì cái gì, chúng ta cần cải tiến nền giáo dục của chúng ta, đặc biệt trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học. Chúng ta cần làm cho mọi người, chính phủ cũng như công dân tham gia vào việc làm mạnh cho hệ thống giáo dục của chúng ta, chúng ta cần phát triển thêm các thầy giáo để phát triển thế hệ mới các học sinh công nghệ. Điều này là khẩn thiết và chúng ta KHÔNG thể tiếp tục thảo luận, tranh cãi, trang luận về cách thay đổi hệ thống giáo dục cổ xưa. Cơ hội có thời hạn ngắn vì nhiều nước đã tiến lên trước bằng hành động của họ và chúng ta KHÔNG thể để bị tụt lại sau. Khi tôi đi các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, và châu Phi để dạy, tôi đã thấy nhiều lớp học các học sinh hăm hở học trong cả các thành phố lớn cũng như các làng nhỏ. Tôi đã thấy nhiều học sinh dùng chung một sách giáo khoa cũ, máy tính cũ, và mọi thứ họ có thể nắm được về học cái gì đó. Tôi đã thấy các lớp ở những nơi nhiệt độ lên tới 34 độ Celsius nhưng học sinh dường như không để tâm. Tôi đã thấy các lớp học ban đêm, dưới vài chiếc đèn lờ mờ, nơi học sinh làm việc trên cánh đồng ban ngày, ban đêm tới và học. Họ tất cả đều biết rằng, tương lai của họ cũng như tương lai của nước họ tuỳ thuộc vào tri thức và kĩ năng của họ.
Có một sự kiện mà không ai có thể phủ nhận được là trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, việc làm được tạo ra qua canh tân và lực lượng lao động có giáo dục. Trong tương lai gần, việc làm sẽ tràn đầy nhất ở các nước có nhiều công nhân có kĩ năng. Với toàn cầu hoá, việc làm sẽ đi tới nơi người có kĩ năng sống, KHÔNG phải là mọi người phải đi tới nơi có việc làm. Ngày nay, không nước nào có thể đứng ngoài lề trong khi các quốc gia khác đang cải tiến nền kinh tế của họ bằng việc có hệ thống giáo dục tốt hơn. Một chính sách giáo dục năng nổ và cạnh tranh sẽ giúp cho tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn nhưng thực tế điều đó là tuỳ ở mỗi người trong chúng ta, như những nhà giáo dục cung cấp cho học sinh của chúng ta việc giáo dục tốt nhất có thể được. Chúng ta, như nhà giáo dục giữ chìa khoá của tương lai quốc gia và chính chúng ta phải vượt qua thách thức này mà chúng ta đang đối diện hôm nay để xây dựng một tương lai tốt hơn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com