Trung tâm công nghệ cao của Nga/1

Trung tâm công nghệ cao của Nga phần 1

Nga đang hoàn tất các kế hoạch để khai trương "Trung tâm phát kiến" gần Moscow. Chính phủ đã chọn một vùng đất nông trại lớn ở làng Skokolo, và đã dành ra một số lượng lớn ngân quĩ để tạo ra một kiểu "Thung lũng Silicon" nơi hàng nghìn kĩ sư phần mềm sẽ có khả năng tạo ra công ty riêng của họ để cạnh tranh với Ấn Độ, Trung Quốc và Mĩ. Nhà vật lí học Nga được giải thưởng Nobel Zhores Alferov đã được nêu tên là cố vấn cho dự án này. Dự án này được công bố hồi đầu năm nay bởi tổng thống Nga Dmitry Medvedev và sẽ được tài trợ bằng ngân quĩ chính phủ $340 triệu đô la.

Để thúc đẩy ý tưởng này và để có được đầu tư nước ngoài, Vladislav Surkov, giám đốc trong văn phòng tổng thống đón một đoàn các doanh nhân nước ngoài tới thăm địa điểm này và thảo luận về cách tốt nhất để đạt tới mục đích của "Trung tâm phát kiến". Đầu tiên là tạo ra một khu vực thúc đẩy cho nhiều công ty mới thành lập được xây dựng trên những phát kiến bắt nguồn từ nghiên cứu đại học để đào tạo nhiều nhà khoa học trong công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, nơi họ có thể truy nhập vào các tiện nghi phòng thí nghiệm, siêu máy tính để phát triển những công nghệ mà có thể được khai trương trong các công ty mới thành lập. Tất nhiên, những nhà đầu tư nước ngoài được động viên đầu tư vào khu vực này nữa.

Ông Surkov nói: “Mục đích tổng thể là thương mại hoá các công nghệ trong năng lượng, sinh y, công nghệ thông tin, viễn thông và kĩ nghệ hạt nhân và để chuyển nền kinh tế của Nga xa khỏi sự phụ thuộc của nó vào dầu hoả và khí tự nhiên. Chúng tôi nhận ra rằng cách tốt nhất để cải tiến nền kinh tế của chúng tôi và tạo ra nhiều việc làm là hội tụ vào hai khu vực nhiều hứa hẹn nhất: phần mềm và công nghệ sinh học. Chúng tôi có nhiều tài năng vì hệ thống giáo dục của chúng tôi là một trong những hệ thống tốt nhất nhưng chúng tôi cần cung cấp môi trường nơi các tài năng này có thể được sử dụng."

Câu hỏi nêu ra trong số nhiều người Nga là: “Nó có thể có tác dụng không?" Trong cuộc phỏng vấn với các báo chí nước ngoài, một người phát triển phần mềm có tên Anatole đã nói: “Chúng tôi đã xây dựng công viên công nghệ ở khắp nước Nga nhưng chúng tôi có nhiều toà nhà trống rỗng. Chúng tôi có nhiều công trình xây dựng nhưng không có doanh nghiệp. Khái niệm về xây dựng công viên công nghệ và chờ đợi các doanh nghiệp tới không phải là chính sách tốt. Chúng tôi đã làm cho vài công ty xây dựng giầu lên nhưng không phải là người dân chúng tôi giầu lên. Để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu và tạo ra việc làm, chúng tôi cần cách tiếp cận khác hơn chỉ là xây dựng công viên công nghệ.”

Một người chủ doanh nghiệp bổ sung: “Chính phủ cần quyết định loại vận hành nào và mô hình doanh nghiệp nào để theo đuổi. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải chắc rằng hệ thống luật pháp của Nga sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp mới. Có đầy tài năng với những ý tưởng lớn ở Nga nhưng cũng có nhiều rào chắn để là nhà doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp của chúng ta không được hiểu rõ và không có hiệu lực. Hôm nay chúng ta có thể làm điều này, hôm sau chúng ta không thể làm được và nó là bất hợp pháp. Không ai sẽ bắt đầu một công ty rồi thấy ra là nó bất hợp pháp. Chúng ta cũng có nhiều vấn đề với tham nhũng. Nếu chúng ta không đề cập tới chúng bây giờ thì chúng ta sẽ không bao giờ trở thành "Thung lũng Silicon" như Mĩ. Chúng ta thậm chí không trở thành cái gì đó như “Bangalore” hay “Thượng Hải” nếu chúng ta không thay đổi.”

Một nhà doanh nghiệp phần mềm nói rằng ông ta đã mất niềm tin vào loại "Doanh nghiệp mới" này vì Nga còn chưa chứng minh cho những nhà đầu tư rằng công ty và tài sản của họ được bảo vệ trước toà án, và rằng những người đầu tư sẽ không đối diện với thuế lớn hay hạn chế về tài chính lên công ty của họ. Ông ta nói: “Để cạnh tranh trong kinh doanh toàn cầu chúng ta cần cách nghĩ mới, ý tưởng mới, luật mới, và sự hỗ trợ mạnh của chính phủ. Ngày nay chính phủ nói rằng họ hỗ trợ chúng tôi nhưng luật pháp vẫn như cũ, các quan chức vẫn như cũ, và họ tất cả đều vận hành từ tư duy cũ về kiểm soát và hạn chế doanh nghiệp tư nhân. Chừng nào điều đó chưa thay đổi, chẳng cái gì sẽ xảy ra.”

Một nhà đầu tư tới thăm cũng nói với báo chí: “Điều gây ấn tượng là Nga bây giờ thừa nhận tầm quan trọng của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Họ có nhiều người giỏi và lỗi lạc nhất. Hệ thống giáo dục của họ là rất tốt. Bây giờ, họ cũng có trung tâm để bắt đầu các công ty và tạo ra việc làm nhưng không may tư duy của họ đã không thay đổi. Mọi người vẫn chờ đợi chỉ đạo từ cấp cao nhất. Không ai làm cái gì chừng nào chưa nhận được mệnh lệnh rõ ràng từ ông chủ của họ. Không ai muốn làm gì theo cách riêng của họ. Không ai muốn nhận rủi ro, và đó là đối lập lại tính chất của nhà doanh nghiệp. Khi mọi người không lấy sáng kiến theo cách riêng của họ, khi họ không sẵn lòng nhận rủi ro, mọi thứ sẽ thành tù đọng và không cái gì sẽ xảy ra.”

Vladislav Surkov, giám đốc trong văn phòng tổng thống không tình với những bình luận tiêu cực này. Ông ấy nói: “Chúng tôi đã có nhiều tiến bộ trong khu vực công nghệ thông tin. Nga đã có nhiều công ty thành công, bao gồm Kaspersky Lab, công ty phần mềm chống virus; động cơ tìm Yandex; và mạng xã hội Vkontakte.RuOdnoklassniki.Ru. Chúng tôi đang đi nhanh để tạo ra nhiều công ty bây giờ.”

Eugene Kaspersky, người sáng lập và CEO của Kaspersky Lab, người là cố vấn cho tổng thống Medvedev cũng nói cho các nhà đầu tư nước ngoài rằng Moscow có nhiều ưu thế như thể chế giáo dục tốt nhất, nhiều người có kĩ năng chính là nền tảng cho công nghiệp công nghệ cao. Điều duy nhất nó cần là môi trường nơi những người này có thể dùng trí tuệ của họ để tạo ra các công ty và việc làm. Điều họ cần là đầu tư nào đó từ cả chính phủ và nhà đầu tư tư nhân. Mặt khác, ông ấy thừa nhận rằng thời tiết ở Nga có thể khá tệ, và chi phí sống là rất cao.

Ông Surkov không đồng ý: “Nga nổi tiếng về mùa đông dài và lạnh nhưng trời lạnh ở Boston và New York nữa. Doanh nghiệp ở đó vẫn phát đạt cho nên tôi không thấy vấn đề gì về không đầu tư vào Nga bởi vì thời tiết. Chúng tôi đang cố làm điều đó cho đúng. Chúng tôi không cố sắp hàng mọi người và bảo họ phải làm gì. Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để cho những người có tài này làm việc riêng của họ. Chính phủ của chúng tôi đang cố vươn ra cộng đồng khoa học và để cho họ biết rằng chúng tôi muốn giúp họ nhiều nhất có thể được."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com