Trung Quốc và Ấn Độ/2

Trung Quốc và Ấn Độ phần 2

Tuần trước tôi đã ở Trung Quốc và Ấn Độ để làm việc, đây là blog mới của tôi:

Tuần trước, tôi dành vài ngày ở K-Park, một công viên công nghiệp ở Vô Tích, Trung quốc. Có nhiều toà nhà đẹp nằm cạnh Thái Hồ với thảm cỏ đẹp và nhiều cây cối mới trồng vài tháng trước. Phòng học hiện đại với nhiều kĩ sư trẻ. Họ là những sinh viên Trung Quốc giỏi nhất mới tốt nghiệp, điều cho phép họ kiếm được việc làm trong khu công nghệ cao này, những việc làm danh giá nhất ở Trung Quốc ngày nay. Họ không tới học kĩ nghệ phần mềm hay khoa học máy tính mà học tiếng Anh. Giảng viên nhắc nhở họ: “Chỉ học tiếng Anh thôi, bất kì ai nói cái gì đó khác đều sẽ bị phạt.” Cả lớp cười khi tôi được giới thiệu với họ. Gần ba thập kỉ nỗ lực để trở thành “Trung tâm chế tạo cho thế giới” Trung Quốc đã khám phá ra ích lợi của công nghệ thông tin. Trong 25 năm qua, công nghệ thông tin của Trung Quốc đã chỉ được tiêu thụ trong nước để hỗ trợ cho công nghiệp chế tạo và viễn thông với nỗ lực tối thiểu để nhìn ra chỗ khác, khi Ấn Độ tiến lên và tiếp quản ngành kinh doanh khoán ngoài sinh lời. Ngày nay do cuộc khủng hoảng tài chính và các vấn đề khác về sút giảm xuất khẩu, ô nhiễm, phế thải độc hại v.v chính phủ bắt đầu đóng cửa nhiều cơ sở chế tạo, chuyển họ sang các nước khác, và bắt đầu ngành công nghiệp sạch mới: Công nghệ thông tin, đặc biệt là phần mềm cho khoán ngoài.

Tuy nhiên, Trung Quốc có vấn đề: Nó không có đủ công nhân phần mềm có kĩ năng cao mặc cho sự kiện là sinh viên tốt nghiệp của Trung Quốc là trên 400 000 người mỗi năm mà chỉ một số ít thực tế mới có thể làm việc được bởi vì hệ thống giáo dục không thích hợp cho công việc toàn cần và cần cải tiến. Một giáo sư bảo tôi: “Chúng tôi vẫn đang dùng cách học ghi nhớ cũ rích truyền thống trong lớp và trong các kì thi, sinh viên của chúng tôi có thể trích dẫn gần như mọi thứ nhưng họ không thể áp dụng vào công việc thực do công nghiệp phần mềm toàn cầu yêu cầu. Các giáo trình đại học của chúng tôi tập trung hầu hết vào lí thuyết chứ không vào thực hành. Ngay cả sinh viên ở các trường tốt nhất cũng chán với các "môn học nhồi nhét" và tốt nghiệp mà không có các kĩ năng cơ sở. Đó là lí do tại sao chúng tôi đang cải tiến nó bây giờ để cho vài năm nữa kể từ nay chúng tôi có thể đuổi kịp các trường khác.” Tôi hỏi ông ấy: “Ông nghĩ bao lâu điều đó sẽ xảy ra?” Ông ấy mỉm cười: “Có thể năm năm, có thể mười năm nhưng không thành vấn đề. Thời gian là không quan trọng khi chúng tôi đang tiến bộ hướng tới mục đích của mình. Ba mươi năm trước, chúng tôi bắt đầu nỗ lực chế tạo và ngày nay chúng tôi là trung tâm chế tạo của thế giới. Có thể hai mươi năm nữa kể từ nay chúng tôi sẽ là trung tâm công nghệ thông tin của thế giới.”

Ngay cả trước sáng kiến cải tiến giáo dục công nghệ của chính phủ, các công ty công nghệ cao của Trung Quốc đã bắt đầu nâng cấp người của họ để chuẩn bị cho bước đi vào trong kinh doanh khoán ngoài. Một giám đốc điều hành của công ty phần mềm bảo tôi: "Vấn đề không phải là thiếu người, mà là thiếu người phần mềm có kĩ năng cao. Từ bên ngoài, đất nước này với hơn 1 tỉ người dường như có việc cung cấp vô giới hạn về công nhân nhưng việc chuyển từ công nhân lao động sang công nhân tri thức đòi hỏi đầu tư đáng kể vào giáo dục. Tôi rất mừng là chính phủ của chúng tôi bây giờ nhận ra điều đó và lấy cách tiếp cận rất mạnh dạn để cải tiến chương trình giáo dục công nghệ thông tin.”

Mặc cho cuộc khủng hoảng tài chính, nhu cầu về công nhân tri thức trong miền Công nghệ thông tin vẫn cao, ngay cả Ấn Độ cũng không có khả năng đáp ứng kịp. Theo Hiệp hội quốc gia các công ty dịch vụ phần mềm của Ấn Độ (NASSCOM), Ấn Độ sẽ thiếu hụt tiềm năng quãng 500,000 nhà chuyên môn công nghệ đến năm 2010. Thực tại, đó đang là vấn đề của thành công. Ngành công nghiệp khoán ngoài đang bành trướng nhanh tới mức dân số không thể bắt kịp với nhu cầu về công nhân công nghệ cao. Công ty Tata Consultancy Services, công ty phần mềm lớn nhất Ấn Độ, thuê quãng 3,000 người một tháng. Infosys, công ty lớn thứ hai lập kế hoạch thuê 2,000 người một tháng. Kế hoạch thế kỉ để thuê 8,000 người trong sáu tháng tới và IBM sẽ cần hơn 50,000 người phụ ở Ấn Độ trước năm 2010. Thiếu hụt nghĩa là cái gì đó mà các công ty Ấn Độ không muốn thấy: Lương cao hơn. Thành công của Ấn Độ dựa trên sự kiện là người lập trình của họ làm việc vì ít tiền hơn những người lập trình ở các nước đã phát triển như Mĩ và châu Âu. Nếu công nghiệp của Ấn Độ không thể tìm được đủ công nhân để giữ cho lương thấp, Ấn Độ có thể không có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc hay các nước khác như Việt Nam, Malaysia hay Philippines và toàn bộ ngành công nghiệp phần mềm có thể trượt chân.

Tất nhiên, để chắc rằng họ sẽ có đủ công nhân, nhiều công ty của Ấn Độ đã bắt đầu các trung tâm đào tạo của riêng họ thay vì phụ thuộc vào các đại học của họ. Khu trường Mysore của Infosys là một ví dụ. Tháng trước, tôi đã tới thăm trung tâm đào tạo này và đã rất ấn tượng với các tiện nghi. Trung tâm đào tạo này có trên 120 giảng viên cơ hữu, hơn 80 toà nhà với 2,350 phòng và thậm chí còn có cả một phức hợp chiếu phim cho sinh viên của họ. Nó đã có 4,500 sinh viên đăng tuyển trong môn học 16 tuần dành cho các nhân viên mới nhưng nó được lập kế hoạch để đào tạo 15,000 sinh viên trong năm tới. Có một sân bóng đá, một sân cricket, một bể bơi, một bãi chơi bowling và một phòng tập thể dục lớn. Một người quản lí của Infosys bảo tôi: “Chúng tôi đang lập kế hoạch về nhiều trung tâm đào tạo giống như trung tâm này trong các thành phố khác để cho chúng tôi sẽ có đủ công nhân đáp ứng nhu cầu toàn cầu.” Một tiện nghi đào tạo khác mà tôi đã tới thăm là trung tâm đào tạo của IBM, có thể cung cấp chỗ cho 10,000 công nhân cho nên dường như Ấn Độ sẽ vẫn còn rất cạnh tranh.

Tuy nhiên Kiran Karnik, chủ tịch NASSCOM bảo tôi: "Ngay cả với một số trung tâm đào tạo như thế này, chúng tôi thực tế vẫn thiếu hụt người có kĩ năng. Nhiều vấn đề bắt rễ vào hệ thống giáo dục thiếu sót sâu sắc mà không thể cải thiện được trong thời gian ngắn. Khi kinh tế chúng tôi bùng nổ trong 10 năm qua, nhiều gia đình thúc con em họ vào công nghệ thông tin. Số sinh viên đã gần gấp ba nhưng các vấn đề đã đơn giản tồi tệ hơn bởi vì Ấn Độ có nhiều đại học mà hiếm khi có đủ điện, vài ngày một tuần, các lớp học phải đóng cửa vì không có điện, không có máy tính. Có nhiều đại học mà các giáo sư không lộ diện vì họ bận rộn mở các môn đặc biệt ở nhà để kèm cặp sinh viên. Chúng tôi không có giáo sư đủ phẩm chất để đáp ứng nhu cầu cao của công nghiệp và không trả lương cho họ đủ cho nên nhiều người phải kiếm thêm tiền bằng việc dạy kèm tư nhân các môn. Phần lớn sách giáo khoa đều cũ và đắt cho nên nhiều sinh viên phải dùng chung sách nên không thật năng suất. Ngay cả các trường tốt nhất như Viện Công nghệ Ấn Độ Indian Institutes of Technology (IIT) với các giáo sư hàng đầu cũng có vấn đề. Cạnh tranh để vào đại học này nghĩa là sinh viên phải dành ít nhất một năm hay hơn để học kèm các môn riêng đặc biệt để qua được kì thi đầu vào, cho nên giảng dạy hoàn toàn tập trung vào cách học cũ rích để có điểm kiểm tra cao. Việc tập trung vào học nhồi nhét và nhồi nhét nhiều thứ mà không có khả năng nghĩ hay làm việc cùng mọi người. Kết quả là người làm phần mềm có giáo dục cao của chúng tôi bao giờ cũng có vấn đề làm việc theo tổ bởi vì họ được dạy phải cạnh tranh lẫn nhau bằng mọi giá.”

Hiển nhiên là cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang chuẩn bị cho tương lai của họ trong công nghiệp công nghệ thông tin. Ngày nay họ đang tập trung vào cung cấp công nhân có kĩ năng cho kinh doanh khoán ngoài nhưng đây chỉ là ngắn hạn bởi vì khi hệ thống giáo dục của họ cải thiện, họ sẽ không dừng ở đó mà sẽ đi vào vị trí lãnh đạo tốt hơn của công nghiệp phần mềm. Tôi không có hoài nghi gì rằng một ngày nào đó sẽ có một “Microsoft” hay “Google” của Trung Quốc hay Ấn Độ và rất có thể là mọi người sẽ dùng phần mềm được tạo ra ở Trung Quốc hay Ấn Độ.

Khi tôi ngồi trên máy bay, tôi đã nghĩ về nhân tố then chốt của thế kỉ 21 là "tốc độ." Vâng, mọi thứ đang xảy ra với tốc độ của internet và nếu bạn không đi nhanh, bạn sẽ bị tụt lại sau. Hình ảnh sinh động cuối cùng của tôi về Trung Quốc và Ấn Độ là hình ảnh hàng hàng lớp lớp sinh viên ngồi yên tĩnh trong lớp học, chờ đợi được dạy.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com