Trung Quốc và Ấn Độ/1
Tôi gặp Robert trên máy bay từ Thượng Hải tới San Francisco. Anh ấy là phó chủ tịch cấp cao của một công ty lớn đã có những tiện nghi chế tạo ở cả Trung Quốc và Ấn Độ cho nên chúng tôi nói chuyện về hai nước này dựa trên tri thức của anh ấy trong nhiều năm làm việc ở đó.
Robert bảo tôi rằng anh ấy sang Trung Quốc quãng năm lần mỗi năm trong mười năm qua nhưng mỗi lần anh ấy lại thấy cái gì đó mới. Anh ấy nói: “Trung Quốc đã trải qua tăng trưởng rất lớn trong 20 năm qua nếu anh chỉ nhìn vào những toà nhà mới ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Khi lần đầu tiên tôi tới Trung Quốc chỉ có vài toà nhà cao nhưng ngày nay có hàng trăm toà nhà cao. Đó là một cách nhìn vào bao nhiêu phát triển đã xảy ra. Cách khác là bây giờ có nhiều người có thể nói tiếng Anh hơn so với vài năm trước đây, đặc biệt là thanh niên tất cả dường như đều nói tiếng Anh tốt. Ngày nay, gần như mọi công ty toàn cầu đều làm kinh doanh ở đây và kinh doanh đang bừng nở. Cách nhìn khác là vào kích cỡ các công ty Trung Quốc. Vài năm trước đây, phần lớn các công ty đều nhỏ khi so với các công ty ở Mĩ và châu Âu nhưng ngày nay họ đã phát triển tới cùng kích cỡ hay có thể còn lớn hơn. Tuy nhiên, hệ thống quản lí vẫn còn cần nhiều cải tiến liên quan tới cách chuyển từ tăng trưởng ngắn hạn sang dài hạn. Trong quá khứ, thành công của họ là do lương thấp, điều giúp cho việc chế tạo của họ vượt trội nhưng ngày nay khi lương tăng lên, họ phải tập trung nhiều hơn vào chất lượng, với lề lợi nhuận cao hơn, và áp dụng nhiều công nghệ thông tin để chuẩn bị cho họ cạnh tranh toàn cầu.”
Tôi hỏi: “Tôi nghĩ các công ty Trung Quốc đang làm tốt trong cạnh tranh với các công ty toàn cầu khác.” Anh ấy cười và giải thích: “Không tốt như mọi người nghĩ đâu. Họ đặt mọi thứ vào giá thấp hơn nhưng cũng vào lề lợi nhuận thấp hơn. Nếu họ bán nhiều, điều đó sẽ là tốt nhưng thị trường đang thay đổi nhanh và họ không biết cách thay đổi tư duy của mình. Ngày nay nhiều khách hàng đang đòi hỏi chất lượng cao hơn nhưng họ không có sản phẩm chất lượng, ít nhất là chưa. Vì thị trường toàn cầu đang trong sụt giảm, họ không thể bán được nhiều sản phẩm cho nên điều đó làm hại cho lề lợi nhuận của họ. Họ phải đóng cửa nhiều nhà máy chế tạo và nhiều người trở thành thất nghiệp, có lẽ nhiều triệu người hiện thời không có việc làm. Nếu điều này còn tiếp tục, sẽ có vấn đề chính cho nên để giải quyết nó, họ phải quay về tiêu thụ nội địa. Điều đó nghĩa là bán sản phẩm cho người của họ nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ phải bán với giá thấp hơn nhiều, gây tổn hại cho lợi nhuận của họ. Giá thấp hơn là tốt để thâu tóm thị trường nhưng với tình huống hiện thời, nó không có tác dụng nữa. Bởi vì hệ thống quản lí của họ rất cứng nhắc, họ không thể thay đổi đủ nhanh cho nên họ mắc kẹt."
Tôi hỏi: “Làm sao họ giải quyết được vấn đề này?” Anh ấy dừng lại một chốc rồi nói: “Họ sẽ phải chấp nhận chiến lược mới hội tụ vào lề lợi nhuận cao hơn. Điều đó nghĩa là họ phải làm giống như các công ty lớn khác đang làm ở Mĩ và châu Âu. Họ không thể tiếp tục theo giá thấp, chất lượng thấp và lợi nhuận thấp được. Họ phải dùng công nghệ thông tin để tăng tốc qui trình ra quyết định của họ, cải tiến sản phẩm của họ, thu thập dữ liệu và phân tích chúng nhanh chóng để phản ứng với thị trường thay đổi. Với toàn cầu hoá, mọi sự xảy ra rất nhanh chóng nếu không áp dụng công nghệ thông tin, họ sẽ không thành công. Vấn đề chính ở Trung Quốc là kết cấu nền của họ đã phát triển nhiều thế, nhanh thế nhưng các thứ khác lại KHÔNG bắt kịp theo cùng cách. Chẳng hạn, hệ thống giáo dục của họ, kể cả giáo dục phổ thông và giáo dục công nhân có kĩ năng trong các khu vực chuyên môn. Để tiến lên, họ phải cải tiến hệ thống giáo dục bằng việc bổ sung thêm chương trình giáo dục chất lượng cao hơn. Đó là thách thức rất lớn cho chính phủ của họ. Trong quá khứ, tập trung của họ là vào xây nhà máy, xây xa lộ, xây công viên công nghiệp nhưng không có mấy trong “xây dựng con người”. Tôi nghĩ mười năm tới sẽ có vấn đề nếu họ không có người có kĩ năng để quản lí mọi thứ họ đã xây dựng lên. Những điều tốt đã xảy ra nhưng chúng không kéo dài nếu họ không chú ý tới chúng. Điều họ đã thành đạt được trong hai mươi năm qua là rất ấn tượng nhưng có nhược điểm chính và điều này không thể được giải quyết một cách nhanh chóng. Người của họ vẫn được giáo dục theo cùng cách họ đã từng làm trong nhiều thế kỉ: Nhiều ghi nhớ, nhồi nhét thi cử, và nhiều lí thuyết mà không có thực hành. Đó là lí do tại sao hàng năm quãng nửa triệu sinh viên đi học ở các trường hải ngoại, rất ít người quay về và có những cơ hội tốt hơn ở đâu đó khác ngoài Trung Quốc."
Tôi hỏi: “Về Ấn Độ thì sao, anh so sánh Trung Quốc thế nào với Ấn Độ?"
Robert gật đầu: “Ấn Độ rất khác với Trung Quốc. Nó đã không phát triển kết cấu nền như Trung Quốc nhưng nó có ưu thế ngôn ngữ tiếng Anh. Ngày nay khu vực dịch vụ phần mềm đang bừng nở và thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm tốt. Tôi có thể nói rằng trong hai mươi năm qua, phần lớn việc chế tạo đều sang Trung Quốc và phần lớn việc phần mềm đi sang Ấn Độ. Tuy nhiên, việc phần mềm trả lương cao hơn và điều đó đã rất tốt cho Ấn Độ. Tất cả những việc làm được trả lương cao hơn đều đã tạo ra nhiều việc làm địa phương và nền kinh tế của Ấn Độ đã cải tiến rất đáng kể. Vấn đề ở Ấn Độ là ở chỗ họ cần phát triển kết cấu nền nếu họ muốn đi xa hơn. Họ cần xây dựng nhiều nhà, đường, hệ thống vận tải, nước, điện, v.v., về căn bản họ đang tụt xa sau Trung Quốc về kết cấu nền. Có khác biệt khác nữa giữa Trung Quốc và Ấn Độ, ở Trung Quốc mọi thứ đều dành cho xuất khẩu nhưng ở Ấn Độ, thị trường nội địa chiếm nhiều thứ, cho nên có nhiều tiêu thụ nội địa hơn ở đây. Bởi vì việc tự cung tự cấp này, cuộc khủng hoảng tài chính có tác động lên Ấn Độ ít hơn nhiều so với Trung Quốc."
Tôi hỏi: “Doanh nghiệp Ấn Độ thì sao? Họ có làm ăn tốt không?” Robert giải thích: "Về toàn thể, phần lớn các công ty Ấn Độ đều tích hợp chặt chẽ với mô hình Mĩ hay mô hình Anh dưới dạng quản lí công ty. Họ đang chấp nhận nhiều thực hành quản lí làm cho việc làm kinh doanh dễ dàng hơn ở đó. Tôi nghĩ chất lượng của người quản lí Ấn Độ là tốt, nhưng có thiếu hụt lớn người quản lí cấp trung ở các công ty. Thành công của khu vực dịch vụ phần mềm của họ đã tiêu thụ mọi tài năng của họ cho nên không còn nhiều người có kĩ năng để giúp họ trong các khu vực khác. Ngày nay, Ấn Độ đang đối diện với thiếu hụt người quản lí có kĩ năng cho nên họ phải bành trướng kinh doanh của họ sang các nước khác để tìm tài năng mới. Tôi tin họ đang mở rộng ảnh hưởng của họ sang các nước đông nam Á lân cận."
Tôi hỏi: “Anh nghĩ họ cần cái gì khác để cải tiến?” Robert nói: “Ấn Độ là nước đông dân với "xã hội đẳng cấp". Nó có các giai cấp nhiều mức, trong các giai cấp hàng đầu nhiều người sống phong lưu nhưng có các giai cấp thấp hơn những người rất nghèo và không có gì để sống cả. Điều này sẽ ngăn cản Ấn Độ không tiến xa hơn bởi vì một nửa dân số ở Ấn Độ rất nghèo. Phần lớn đều vô giáo dục và họ tiếp tục cuộc sống của mình như tổ tiên họ đã từng sống trong hàng thế kỉ. Làm sao nâng những người này ra khỏi nghèo nàn, điều đó sẽ rất khó bởi vì văn hoá của họ và niềm tin của họ cho nên chừng nào chưa có cái gì đó thay đổi, tôi không chắc rằng Ấn Độ sẽ là nước đã phát triển đầy đủ."
Tôi hỏi: “Từ ý kiến của anh, cả các mô hình Ấn Độ và Trung Quốc đều có vấn đề. Anh sẽ gợi ý loại cải tiến nào?”
Robert cười: “Nếu Ấn Độ có kết cấu nền của Trung Quốc thì nó sẽ đi xa. Nếu Trung Quốc có hệ thống quản lí như Ấn Độ, nó cũng sẽ đi xa. Về căn bản điều cả hai nước cần là hệ thống giáo dục tốt. Tất nhiên cả hai chính phủ đều biết điều đó và họ đã tiêu nhiều tiền để cải tiến nó nhưng không thành công mấy. Xây những thứ vật lí như nhà máy, xa lộ, sân bay là dễ dàng nhưng xây dựng tài năng yêu cầu cách nghĩ khác. Tôi tin với toàn cầu hoá, bất kì nước nào có hệ thống giáo dục tốt đều sẽ đi xa bởi vì nhân tố thành công then chốt ngày nay không còn là sức lao động mà là sức trí tuệ vì chúng ta đã vào thế kỉ 21 hay thời đại tri thức. Phần lớn các thứ có thể được làm bằng tay đều đã được làm bằng máy cho nên cạnh tranh then chốt giữa các nước sẽ là ở tri thức và kĩ năng của công dân của họ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com