Tri thức toàn cầu/2
Hôm qua, tôi gặp Alex Young một quan chức cấp cao của một công ty tài chính lớn ở New York. Ông ấy nói: "Có cảm nhận trong các sinh viên rằng không còn việc làm nữa, và đó là sai. Có nhiều việc làm, nhưng người tốt nghiệp không nhận ra kĩ năng nào được cần để được thuê. Kĩ năng kĩ thuật là không đủ. Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, nhiều việc làm đã thay đổi và những kĩ năng mới được cần tới."
Tôi hỏi: “Chúng thay đổi thế nào? Cái gì là kĩ năng mới?”
Ông ta giải thích: “Ngày nay một trong những kĩ năng việc làm được thăm dò nhiều nhất là "năng lực toàn cầu," hay sự quen thuộc với cách doanh nghiệp làm việc theo qui mô quốc tế. Các công ty lớn mở văn phòng ở mọi xó xỉnh trên thế giới bây giờ, và họ cần công nhân cho nên nếu bạn có thể chứng tỏ được rằng bạn có kĩ năng về các vấn đề toàn cầu hay nói được ngoại ngữ thì bạn có ưu thế đáng kể. Tuần trước, tôi ở Trung Quốc nói chuyện với sinh viên tốt nghiệp, những người muốn làm việc cho công ty tài chính của tôi. Phần lớn trong họ đều có kĩ năng kĩ thuật nhưng không có ý tưởng về điều gì đang xảy ra bên ngoài nước họ. Đó là vấn đề với nhiều sinh viên châu Á ngày nay, họ học chăm chỉ, họ làm việc cần cù nhưng họ thiếu tri thức về thế giới quanh họ. Ngay cả cái gì đó đơn giản như xu hướng toàn cầu hoá, khủng hoảng tài chính, hay tan chảy kinh tế châu Âu v.v. nhiều người không biết gì về chúng và họ bảo tôi rằng họ muốn làm việc cho công ty quốc tế và đi ra thế giới."
Tôi ngạc nhiên: “Thật khó mà nghĩ được rằng ngày nay sinh viên đại học không biết về những điều như vậy.”
Ông ta cười: “Khi tôi hỏi một ứng cử viên: “Cô nghĩ gì về thế giới phẳng?” Cô ấy nghĩ rằng tôi hỏi câu hỏi mẹo, cho nên cô ấy trả lời: “Thế giới tròn chứ có phẳng đâu.” Tôi bảo cô ấy rằng điều tôi ngụ ý là định nghĩa của Thomas Friedman về “Thế giới là phẳng” và tôi muốn biết toàn cầu hoá tác động thế nào tới kinh doanh ngân hàng? Cô ấy nói: “Tôi chưa bao giờ nghe nói tới Thomas Friedman, và chẳng biết gì về thế giới phẳng vì nó không được dạy trong trường.”
Ông ta lắc đầu: “Đây là sinh viên tốt nghiệp tài chính từ trường hàng đầu đấy. Nếu cô ấy không biết gì bên ngoài chương trình đào tạo thì chúng tôi có vấn đề với hệ thống giáo dục ở đây. Điều chúng tôi cần ngày nay là mọi người có kĩ năng kĩ thuật tốt và kĩ năng toàn cầu để cho họ có thể lấy cảnh quan chiến lược hơn trong việc làm của họ. Chúng tôi không chỉ thuê người để hoàn thành nhu cầu ngày nay, nhưng cũng còn về nhu cầu trong năm tới mười năm nữa. Ngay cả với việc làm mức vào nghề, chúng tôi cần những người có thể nhìn xa hơn vào tương lai. Chúng tôi muốn có những người năng nổ, người có tri thức về làm báo cáo tài chính, kế toán, và bản kê lợi nhuận tổn thất nhưng họ phải hiểu cách thế giới vận hành nữa bởi vì chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hoá. Điều xảy ra ở một nước có tác động tới phần còn lại của thế giới. Một sai lầm thông thường mà các sinh viên hay phạm phải là dồn mọi nhấn mạnh của họ vào đào tạo kĩ thuật và không gì khác. Trong khi đúng là các kĩ năng kĩ thuật đó là quan trọng nhưng bạn phải không được bỏ qua các khu vực khác. Khi nhiều công ty địa phương đang chuyển sang toàn cầu, chúng ta cần các công nhân có cái nhìn toàn cần. Phần lớn các công ty toàn cầu trong những ngày này đều thuê người có sự trộn lẫn cả kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng mềm cũng như kĩ năng nhìn toàn cầu. Đây là chỗ mà các sinh viên Mĩ và châu Âu đang làm tốt, đào tạo của họ cân bằng hơn. Đào tạo ở châu Á là quá chặt và quá hẹp. Sinh viên được dạy nhiều về tri thức hàn lâm nhưng không thực hành. Họ bị chồng chất với nhiều lí thuyết tới mức họ không thể nghĩ được ra ngoài điều bình thường. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng; nếu họ không thay đổi nhanh chóng thì họ sẽ bị bỏ lại sau.”
Tôi hỏi: “Nhưng ông có cho rằng các công ty đã đặt các mong đợi không hiện thực về bao nhiêu điều mà người nhân viên có thể giải quyết được không?”
Ông ta nói: “Theo một cách nào đó họ có thể nhắm tới hơi quá cao, nhưng điều đó là cần thiết. Nếu ông nhìn vào các mô tả việc ngày nay về hai mươi tới ba mươi yêu cầu mà họ phải được đáp ứng, phần lớn các công ty sẽ chấp nhận rằng sinh viên có thể chỉ biết được một số nhưng không phải tất cả. Nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi vì với toàn cầu hoá, nhiều mô tả việc làm sẽ thay đổi. Điều đó là tuỳ ở trường hay sinh viên được chuẩn bị cho nó. Ngày nay các công ty ở các nước đã phát triển đang đối diện với thế khó xử chính là hầu hết các công nhân của họ đang về hưu và họ cần việc thay thế. Ngay bây giờ, quãng 65 phần trăm công nhân không thể về hưu được bởi vì họ sợ việc rời bỏ trong tình hình kinh tế hiện thời, nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi. Sẽ có nhu cầu khổng lổ khi kinh tế phục hồi và mọi người bắt đầu về hưu. Tôi dự kiến rằng sẽ có vài triệu việc làm mở ra trên khắp thế giới và không có đủ người có kĩ năng để lấp vào. Là công ty toàn cầu lớn, chúng tôi không thể đứng yên được. Chúng tôi có kế hoạch để mở văn phòng ở bẩy mươi nhăm nước trong năm năm tới và chúng tôi có thể thuê vài trăm nghìn người. Để chắc rằng người của chúng tôi hiểu cách công ty toàn cầu vận hành, chúng tôi có kế hoạch tái định vị công nhân của chúng tôi cứ mỗi hai năm. Đa số công nhân của chúng tôi sẽ đi làm việc ở nước khác để học cách mọi sự vận hành và đó là lí do tại sao chúng tôi thêm nhiều yêu cầu vào mô tả việc làm và yêu cầu của chúng tôi.”
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu hoá, điều quan trọng đối với sinh viên là biết rằng nhiều kĩ năng việc làm sẽ thay đổi và họ cần mở rộng tri thức của họ bằng việc học những điều mới, có thể nhiều hơn điều trường của bạn đang dạy cho bạn ngày nay. Tuy nhiên một số tri thức có thể được học mà không cần đào tạo chính thức. Có nhiều môn học trực tuyến, websites và bài học ngày nay, nếu bạn cần, bạn có thể học chúng một cách nhanh chóng.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com