Toàn cầu hoá và phát kiến

Toàn cầu hoá và phát kiến

Nhiều người tin “Toàn cầu hoá” là bán và mua mọi thứ trên khắp thế giới nhưng nó còn nhiều hơn chỉ là "Nhập khẩu và xuất khẩu”. Một số người tin “Toàn cầu hoá” là về làm kinh doanh ở các nước "chi phí thấp" để thu được ưu thế nhưng điều này sẽ KHÔNG kéo dài lâu bởi vì chẳng chóng thì chầy mọi người sẽ làm cùng một thứ, và những kẻ cạnh tranh cuối cùng sẽ bắt kịp. Cho nên bất kì cái gì bạn làm, kẻ cạnh tranh với bạn cũng có thể làm cùng điều đó. Cho nên "Toàn cầu hoá" thực sự có nghĩa gì? Nó có nghĩa là trong thế giới cạnh tranh cao này, mọi thứ sẽ xảy ra rất nhanh, mọi thứ sẽ thay đổi với tốc độ của công nghệ, và khách hàng có thể đổi ý họ cũng nhanh nữa. Dù doanh nghiệp của bạn là bất kì cái gì, bạn đều phải chắc chắn rằng sản phẩm và dịch vụ của bạn đang tạo ra những giá trị tốt cho khách hàng hơn là kẻ cạnh tranh của bạn.

Để tạo ra giá trị tốt hơn, bạn phải hiểu và chấp nhận thay đổi là cách làm kinh doanh trong thế giới toàn cầu này. Thay đổi nghĩa là làm cho bản thân bạn khác biệt với người khác bằng việc có chiến lược toàn cầu để vẫn còn sống động và mạnh mẽ. Tất nhiên, kẻ cạnh tranh của bạn cũng có thể làm cùng điều đó cho nên chiến lược của bạn phải dựa trên khả năng của bạn để phát kiến, điều ngụ ý bạn phải tìm kiếm, thuê, và giữ người giỏi nhất. Để làm điều đó bạn phải nhìn vào hệ thống giáo dục của mọi nước và nhận diện nước nào có người giỏi nhất rồi tới đó để tìm các tài năng này. Ngày nay, giáo dục của Mĩ và châu Âu vẫn có một số ưu thế nhưng lỗ hổng đang hẹp hơn khi ngày càng nhiều nước đang cải tiến giáo dục của họ. Trước khi đi xa hơn, có vài điều về phát kiến mà tôi muốn thảo luận với các bạn:

1) Nhiều người tin phát kiến có thể chỉ được tìm thấy tại đại học có “phòng thí nghiệm hiện đại” với các “thiên tài” người làm việc yên tĩnh để phát minh ra cái gì đó. Vì duy nhất các nước đã phát triển mới có thể đảm đương được loại công việc này, các nước khác chẳng bao giờ có cơ hội. Điều này là sai bởi vì phát kiến là hoạt động tổ và nó tuỳ thuộc vào việc chia sẻ và cộng tác giữa các thành viên tổ để đạt tới mục đích chung. Chẳng hạn, nhiều phát minh của thế kỉ này được tạo ra trong ga ra hay tầng hầm của ai đó, không trong phòng thí nghiệm hiện đại và bởi các thiên tài. Công ty điện tử khổng lồ HP được tạo ra trong ga ra của hai kĩ sư có tên Bill Hewlett và David Packard. Apple Computer được tạo ra trong tầng hầm của một sinh viên có tên Steven Jobs. Không ai trong những người này đã từng tự coi mình là “thiên tài”.

2) Nhiều người tin rằng phát kiến là về công nghệ và chỉ người kĩ thuật mới biết cách phát kiến. Sự kiện là Phát kiến có thể xảy ra trong bất kì khu vực nào và có thể chẳng liên quan gì tới công nghệ cả. Ý tưởng xây dựng máy tính cá nhân dựa trên đơn hàng của khách hàng đã bắt đầu với Michael Dell khi anh ta còn là sinh viên tại đại học Texas. Anh ta đã mua nhiều linh kiện điện tử để lắp ráp máy tính cá nhân trong kí túc xá và bán cho sinh viên ở đó. Việc kinh doanh này tốt tới mức anh ta thu nhận nhiều người để giúp đỡ và rồi cuối cùng đã phát minh ra dây chuyền cung cấp và thành lập nên máy tính Dell.

3) Nhiều người tin phát kiến là tạo ra cái gì đó mới, chưa bao giờ tồn tại trước đây. Điều này thực sự là tưởng tượng thuần tuý bởi vì các ý tưởng có thể được dõi về tri thức và kĩ năng sâu sắc của những người đang làm cái gì đó rồi đi tới cải tiến để làm cho nó nhanh hơn, tốt hơn và rẻ hơn. Phần lớn các phát kiến ngày nay đều là những cải tiến tăng dần. Trong khi những tăng dần nhỏ dường như không có nghĩa mấy nhưng khi được tổ hợp lại, chúng là cốt yếu và mở ra nhiều cơ hội hơn. Honda bắt đầu như công ty nhỏ làm động cơ máy bơm rồi sang làm xe máy rồi ô tô, rồi tầu thuỷ và cuối cùng là máy bay. Bạn có thể đoán được cái gì sẽ tiếp nữa đây?

4) Nhiều người tin phát kiến là việc của các nhà khoa học và các nhà phát minh cho nên nó không thể được quản lí. Sự kiện là mọi phát kiến phải được đối xử như một phần của việc làm của mọi người và bất kì ai cũng có thể đi tới ý tưởng mới để làm cho sự việc tốt hơn. Khi Sam Walton thấy mọi người đang làm kiểm kho trên giấy và gửi chúng từ văn phòng này sang văn phòng khác, ông ta hỏi tại sao họ không dùng máy tính để tự động nó. Ông ta dùng hệ thống thông tin để quản lí mọi thứ và đã tạo ra kinh doanh bán lẻ lớn nhất thế giới: Wal-Mart.

Vậy phát kiến tới từ đâu? Chúng tất cả đều tới từ con người và ngày nay những người có hiểu biết là tài sản của công ty. Trong quá khứ, tư bản là tài sản vì chế tạo cần tiền đầu tư vào máy móc và trang thiết bị nhưng thời đại công nghiệp đã qua rồi và ngày nay chúng ta ở trong thời đại thông tin nơi tri thức là qui tắc. Để lấy ưu thế của toàn cầu hoá, chúng ta cần những người có hiểu biết và người hiểu biết tới từ giáo dục và đào tạo.

Tôi nhớ tới trong cuốn sách "Thế giới phẳng", Tom Friedman đã viết rằng toàn cầu hoá đã làm cho Thượng Hải, Bangalore, và San Jose thành hàng xóm liền cửa vì trong "thế giới phẳng" không có biên giới. Ngày nay các công ty có thể thuê công nhân có phẩm chất trên khắp thế giới và mọi người có thể làm việc từ bất kì đâu có truy nhập vào internet. Trong vài năm, thuật ngữ "khoán ngoài" sẽ lạc hậu vì chẳng thành vấn đề người ta sống ở đâu, nhiều người sẽ đi làm bằng cách "nháy chuột" trên máy tính nhà của họ. Tôi tin rằng mọi người sẽ KHÔNG phải đi tới nơi có việc làm mà việc làm phải đi tới nơi người có kĩ năng SỐNG. Đó là lí do tại sao tôi tin rằng đầu tư vào giáo dục để phát triển người có kĩ năng là đầu tư tốt nhất mà từng người, từng công ty hay từng nước có thể làm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com