Toàn cầu hoá trong mười năm tới

Toàn cầu hoá trong mười năm tới

Toàn cầu hoá là liên kết nối tăng lên, dựa trên công nghệ thông tin, nảy sinh trong các luồng vốn, thông tin, sản phẩm, dịch vụ và người trên toàn thế giới. Nó là lực mạnh tác động lên gần như mọi nước, các biến cố, và các nền kinh tế trong thế kỉ 21.

Khi doanh nghiệp không còn bị hạn chế vào một nước hay một vùng mà có thể bành trướng ra toàn cầu, nó có thể tăng trưởng nhanh hơn, lớn hơn và thịnh vượng hơn. Dựa trên một số ước lượng, doanh nghiệp toàn cầu điển hình có thể tăng trưởng quãng 80 lần lớn hơn và thu nhập có thể lên ít nhất 50 lần hơn ngày nay. Với doanh nghiệp toàn cầu, cách đo tiền tệ chuẩn sẽ là từ hàng tỉ tới nghìn tỉ đô la, không phải là hàng trăm nghìn hay hàng triệu như ngày nay. Đó là lí do tại sao nhiều công ty đang nhanh chóng hành động và bành trướng doanh nghiệp của họ trên khắp thế giới để nắm lấy cơ hội này. Khi họ bành trướng họ phải vận hành 24 giờ và 7 ngày bởi vì ban đêm ở chỗ này là ban sáng ở chỗ khác. Giao tác doanh nghiệp không còn dùng giấy mà bằng điện tử qua internet, do đó tốc độ của kinh doanh sẽ xảy ra ở tốc độ internet. Để tăng trưởng lớn hơn, các công ty lớn sẽ mua các công ty nhỏ hơn và hợp nhất sức mạnh toàn cầu của họ. Đó là lí do tại sao trong những năm qua, xu hướng thu mua công to đang xảy ra trên khắp thế giới.

Để sống còn và thành công, doanh nghiệp phảo vận hành hiệu quả và hiệu lực nhất. Họ phải duy trì cấu trúc chi phí thấp để gìn giữ vốn bảo vệ bản thân họ chống lại các đối thủ cạnh tranh. Họ phải liên tục kiểm điểm và đánh giá lại qui trình của họ để giảm lãng phí. Họ phải chấp nhận cách tiếp cận khác đi để đạt tới thoả mãn của khách hàng. Đây là lí do tại sao công nghệ đang trở thành yếu tố chiến lược trong kinh doanh toàn cầu. Công nghệ thông tin (CNTT) là "dòng máu" dẫn luồng vốn, hàng hoá, và dịch vụ. Nó có thể được tự động hoá để tiến hành kinh doanh nhanh hơn thay vì để nó vận hành bằng con người. Nó có thể làm giảm quan liêu và dư thừa. Nó có thể lưu giữ và truy lục dữ liệu nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nó cho phép công ty đặt kiểm soát để khử bỏ các lỗi và theo dõi hoạt động đúng đắn. Bởi vì tiềm năng của CNTT và ích lợi của nó, mọi công ti, dù lớn hay nhỏ, đều phải áp dụng CNTT và do đó tạo ra nhu cầu cao về công nhân CNTT có kĩ năng.

Tất nhiên, trong khi chuyển sang toàn cầu hoá sẽ có việc lên xuống kinh tế theo chu kì. Sẽ có các cuộc khủng hoảng tài chính định kì hay các cuộc khủng hoảng khác, nhưng việc tăng trưởng này sẽ tiếp tục. Phần lớn các nước trên thế giới, cả đã phát triển và đang phát triển, sẽ được thu được ích lợi từ kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ích lợi lớn nhất của toàn cầu hoá sẽ xảy ra cho các nước và cho công ty có thể chấp nhận công nghệ thông tin mới nhanh hơn và tốt hơn. Mức độ thành tựu và chấp nhận công nghê của một nước được xác định bởi đầu tư của nó vào giáo dục công nghệ và khả năng của nó tích hợp và áp dụng các công nghệ sẵn có vào nền kinh tế của nó. Không làm điều đó có thể đẩy một nước tụt lại nhiều năm so với các nước khác đang tiến nhanh lên trước.

Với toàn cầu hoá, có luồng chảy hai chiều giữa các nước đang phát triển và đã phát triển. Công nhân có kĩ năng sẽ làm việc ở những nơi họ có thể phát đạt nhiều nhất. Trong hai mươi năm qua, có hiện tượng "chảy não" nơi công nhân có kĩ năng đã tái định vị từ nước đang phát triển sang nước đã phát triển vì cơ hội tốt hơn. Đồng thời, các nỗ lực của các công ty toàn cần để bành trướng hoạt động của họ sang các nước có chi phí thấp hơn sẽ thúc đẩy việc lan toả các tiện nghi chế tạo cổ, cũ từ các nước đã phát triển sang các nước đang phát triển. Nó giúp công nhân kĩ năng thấp có được việc làm trong khu vực ô nhiễm, nhiễm bẩn cao nhưng với lương thấp, sẽ không có mấy ích lợi cho nền kinh tế trong dài hạn. Nó cũng mang nhiều vấn đề sức khoẻ và có thể phá huỷ đất nông nghiệp để trồng lương thực vì ô nhiễm.

Đầu tư trong giáo dục công nghệ đã mang tới những đột phá công nghệ cao trong khu vực như Công nghệ sinh học với các cơ chế biến đổi gen và sản xuất cây lương thực tăng lên. Lĩnh vực mới này đang tiến nhanh để tìm cách làm chậm lại quá trình làm hỏng thực phẩm, tăng tiến kĩ nghệ gen, thích ứng các cơ chế làm sạch chỗ bị ô nhiễm v.v. Chẳng hạn, việc tràn dầu đã là một trong những vấn đề lớn nhất trong môi trường nhưng bằng hệ gen được biến đổi gen, các nhà khoa học công nghệ sinh học đã phát triển một loại khuẩn ăn dầu có thể ăn dầu tràn, dẫn tới cách thức nhanh hơn và hiệu quả hơn để dọn sạch dầu tràn. Bằng tái kĩ nghệ gen cho các tế bào hệ thống miễn dịch, các nhà khoa học kĩ nghệ sinh học đã tạo ra các tế bào miễn dịch tìm khối u để định vị và tấn công các tế bào ung thư nguy hiểm. Bằng việc thay đổi tế bào thuốc lá về gen, các nhà khoa học công nghệ sinh học đã tìm ra cách tăng dầu trong cây thuốc lá để được dùng như nhiên liệu sinh học cho ô tô và máy móc, thay vì dầu hoả và làm cho một số nước ít phụ thuộc vào sản xuất dầu. Công nghệ sinh học đang được áp dụng vào lĩnh vực sức khoẻ phát triển hiệu quả các cách điều trị cho nhiều bệnh. Tới nay, đã có trên hàng nghìn cây lương thực biến đổi gen cho sản lượng cao đáng kể mà có thể xoá bỏ được đe doạ về nạn đói trên thế giới và cải tiến chất lượng cơ bản của cuộc sống cho các nước nghèo.

Tuy nhiên, với toàn cầu hoá lỗ hổng giữa "có giáo dục" và "không giáo dục" sẽ tiếp tục rộng ra trừ phi một số nước theo đuổi chính sách mới để cải tiến hệ thống giáo dục của họ, hội tụ nhiều vào công nghệ để cho nó có thể hỗ trợ cho việc chấp nhận và áp dụng các công nghệ mới vào nền kinh tế của họ. Các nước đang theo đuổi những chính sách như vậy có thể nhảy vọt qua các pha của phát triển, bỏ qua các pha mà các nước đã phát triển khác như Mĩ và châu Âu đã phải trải qua để tiến lên. Tiến bộ truyền thống là chuyển từ pha nông nghiệp sang pha chế tạo rồi đến pha công nghệ nhưng có thể chuyển nhanh từ pha nông nghiệp sang pha công nghệ, bỏ qua pha chế tạo. Cách duy nhất để làm điều đó là đầu tư vào giáo dục với hội tụ vào công nghệ. Ấn Độ, một nước nông nghiệp đã làm điều đó và trở thành một nước công nghệ tiên tiến cao ngày nay. Trung Quốc đã làm một sai lầm trong mười năm qua bằng việc hội tụ vào chế tạo nhưng bây giờ đã nhanh chóng hội tụ lại hệ thống giáo dục của nó hướng tới công nghệ. Cả hai nước này đều được định vị tốt để trở thành nước lãnh đạo công nghệ. Tôi tin ngay cả những nước nghèo nhất cũng có khả năng thúc bẩy công nghệ làm tăng tiến bản thân họ và tìm được vị trí trong thế giới toàn cầu nếu họ đầu tư vào giáo dục người của họ.

Cuộc cách mạng tiếp được mong đợi trong công nghệ cao sẽ bao gồm tiến bộ trong công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và khoa học vật liệu. Nhiều nước đã phát triển đang đầu tư nặng vào nghiên cứu trong các lĩnh vực này và ở vị trí tốt là người lãnh đạo trong các lĩnh vực này. Hiện thời, Mĩ vẫn ở vị trí giữ quyền lãnh đạo của mình, mặc dầu nó sẽ phải cạnh tranh với các nước khác ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc để duy trì lợi thế của nó.

Khi nhiều công ty trở thành toàn cầu, hoạt động của họ trên thế giới sẽ đa dạng hơn. Sẽ có lúc tư cách quốc gia không còn là một yếu tố nữa. Họ tất cả đều là công ty toàn cầu, bên ngoài kiểm soát của bất kì một nước nào. Họ sẽ là tác nhân thay đổi trong việc phân tán doanh nghiệp và công nghệ theo chiều rộng, tích hợp thêm nữa vào nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế toàn cầu đang bành trướng sẽ phụ thuộc nặng vào công nghệ, nó sẽ tăng nhu cầu về nhiều công nhân có kĩ năng công nghệ hơn, nhiều hơn bao giờ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com