Thuê người CNTT ở châu Âu
Năm nay, có xu hướng trong thuê người toàn cầu về công nghệ thông tin. Nhiều công ty Mĩ mở văn phòng ở châu Âu và thuê sinh viên châu Âu để lấp lỗ hổng do thiếu hụt công nhân CNTT ở Mĩ. Công ty Universum tiến hành cuộc điều tra với 19,890 sinh viên học tại các đại học hàng đầu của châu Âu để tìm ra họ muốn làm việc cho ai. Kết quả cho thấy rằng Google được coi là công ty hàng đầu cho hầu hết các sinh viên châu Âu, tiếp đó là Apple, Microsoft, IBM, Intel, Nokia, và Accenture. Theo cuộc điều tra này, những người sử dụng lao động châu Âu được ưa chuộng là BMW, Siemens, Porsche, Ferrari, và Lufthansa Group. Trong vài năm trước, Google đã rất tích cực trong việc thuê nhiều sinh viên châu Âu và có lẽ đã trả lương cao nhất cho các sinh viên tốt nghiệp hàng đầu. Tiếp sau Google là Apple như đối thủ nghiêm chỉnh, chiếm vị trí thứ hai trong mọi xếp hạng gần đây. Mặc dầu sinh viên kĩ nghệ và máy tính ưa thích Google, phần lớn sinh viên kinh doanh xếp hạng Apple tốt hơn vì công ty này thuê nhiều sinh viên kinh doanh hơn cho bộ phận tiếp thị và bán hàng.
Dựa trên số các bổ nhiệm sinh viên mà một công ty nhận được như người sử dụng lao động lí tưởng xuyên qua các đại học có tiếng nhất của châu Âu, Universum tạo ra xếp hạng hàng đầu 100 phản ánh mức độ hấp dẫn của người sử dụng lao động mà các sinh viên hàng đầu muốn làm việc cho. Sinh viên đại học châu Âu xếp hạng những người sử dụng lao động ưa thích của họ dựa trên danh tiếng tốt (72%), thành công thị trường (70%), uy tín (66%), công nghệ tốt nhất (33%) và chuẩn đạo đức cao (30%). Với 135 quốc tịch được đại diện trong cuộc điều tra châu Âu, hợp thành đa văn hoá và đa dạng của các thể chế hàn lâm hàng đầu ở châu Âu được phản ánh rõ ràng. Tuy nhiên, khi hỏi các sinh viên về cơ hội kiếm việc làm với những nhà sử dụng nhân công Mĩ hàng đầu trong vòng sáu tháng sau tốt nghiệp, sinh viên lạc quan nhất là Đức (57%), Na Uy (56%) và Ukrainians (54%). Sinh viên ít tích cực nhất là Italians (29%), Ai len (27%), Hi Lạp (26%), Anh (25%), và Tây Ban Nha (18%).
Lí do chính cho hầu hết các công ty Mĩ thuê người châu Âu là kĩ năng của sinh viên tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu của họ. Một quan chức điều hành Mĩ nói với báo chí: “Ấn Độ và Trung Quốc có những người kiểm thử và phát triển tốt, họ giỏi cho một số việc làm khoán ngoài nhưng với việc phát triển phần mềm nghiêm chỉnh, họ vẫn còn tụt xa đằng sau hệ thống giáo dục châu Âu. Ngày nay phần mềm đang lớn hơn và phức tạp hơn, nó không chỉ là viết mã hay kiểm thử mà là thiết kế và kiến trúc cho nên chúng ta phải tìm các sinh viên giỏi nhất từ các trường hàng đầu có đào tạo các kĩ năng có giá trị cao hơn này. Thay vì khoán ngoài, chúng ta mở văn phòng ở châu Âu để thuê những người này làm việc cho chúng ta.” Cạnh tranh về công nhân có kĩ năng ở châu Âu cũng là dấu hiệu rằng làm sóng thứ hai của toàn cầu hoá đã bắt đầu. Khi nhiều công ty toàn cầu đang cạnh tranh với nhau trên nguồn tài nguyên khan hiếm về công nhân có kĩ năng, lương của những sinh viên này cũng tăng nhanh chóng. Một giáo sư nói với tờ báo này: “Phần lớn các công ty toàn cầu không ngần ngại cung cấp cho những người tốt nghiệp của chúng ta lương hàng đầu, chừng nào họ có kĩ năng mà công ty đang tìm. Thời của lao động thấp qua rồi, ít nhất là không còn ở châu Âu. Các công ty Mĩ ngày nay như Google, Apple hay Microsoft không tới đây vì lao động giá rẻ, họ thuê sinh viên chúng ta về kĩ năng của sinh viên.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com