Thiếu hụt tài năng CNTT
Ngày nay, có nhiều việc làm công nghệ thông tin mở ra ở Mĩ hơn có các sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng gia nhập các doanh nghiệp Mĩ. Ở California, tỉ lệ đó là ba trên một (Ba việc làm mở ra cho một sinh viên tốt nghiệp). Sự kiện là số bằng cấp cử nhân liên quan tới máy tính được bàn bạc đã tụt giảm gần như trong mọi bang, tạo ra vấn đề thiếu hụt trầm trọng ở Mĩ và nhiều nước đã phát triển.
Trong báo cáo đặc biệt "Gặm nhấm tài năng công nghệ của Mĩ,” tác giả đã lưu ý 18 bang và WashingtonD.C. có thiếu hụt những người tốt nghiệp địa phương khi so sánh với số việc làm mở ra. Thiếu hụt găng nhất cũng xảy ra ở các khu vực công nghệ, kể cả Thung lũng Silicon, Seattle, Dallas, Boston, New York, WashingtonD.C., Los Angeles và Chicago. Những lỗ hổng này đã tạo ra cạnh tranh cho những người tốt nghiệp CNTT và đẩy lương trung bình cho những người mới tốt nghiệp vượt quá $100,000 một năm. Ann Hunter thuộc Viện Công nghệ Massachusetts nói, "Dễ dàng có hai hay ba việc làm cho mọi người tốt nghiệp khoa học máy tính. Cho nên dễ dàng, gần như mọi người có bằng cấp đều có thể kiếm được một đề nghị việc làm ngay lập tức." Tương tự, Ts. Tim Lindquist, một giáo sư về khoa học tính toán tại bang Arizona, nói thêm "Tôi không thể nói với bạn lần trước tôi có một sinh viên nói với tôi họ gặp rắc rối khi tìm việc làm, ngay cả một số sinh viên nghèo hơn của chúng tôi cũng có đề nghị việc làm." Tim Duncan, một quan chức điều hành của một hãng phần mềm lớn ở California nói thêm: “Trong ba năm qua, chúng tôi phải phái những người quản lí của chúng tôi tới hầu hết mọi nước để thuê công nhân phần mềm và đem họ vào Mĩ. Đó là quá trình rất tốn kém vì chúng tôi phải trình mọi việc di trú chỉ để thuê họ. Điều đó tốn kém cho chúng tôi ít nhất $ 250,000 chỉ để mang một công nhân từ hải ngoại vào hơn là chúng tôi phải trả cùng số lương như người khác ở Mĩ. Ngay cả với nhiều công ty đang khoán ngoài công việc cho Ấn Độ, Trung Quốc, Mĩ vẫn có nhiều việc làm mở ra, chúng tôi không thể tìm đủ người tốt nghiệp để lấp vào chúng.” Ông ấy cũng nhắc rằng họ đang thuê 2,000 tới 3,000 kĩ sư phần mềm mỗi năm nhưng chỉ tìm được vài trăm ở Mĩ.
Trong số "các bang thiếu hụt," chỉ Delaware, Virginia và Washington D.C. được thưởng vì có nhiều cử nhân liên quan tới máy tính trong năm 2009 hơn họ đã có trong 2005. Trong "các bang thiếu hụt" khác, bằng cấp được trao đã sụt giảm ở mọi nơi từ 14 tới 68 phần trăm. Ngay cả việc tuyển vào đã phục hồi trong những năm gần đây khi nhiều sinh viên bỏ Kinh doanh, Tài chính và trở lại các lĩnh vực liên quan tới máy tính nhưng sẽ cần vài năm để đáp ứng cho nhu cầu cao này. Theo nhiều dự báo của chính phủ Mĩ, cơ hội trong lĩnh vực công nghệ phục hồi nhanh hơn trong kinh tế. Có thiếu hụt gần một triệu công nhân CNTT và điều đó có thể lên cao tới 3 triệu trong năm năm tới nếu tình huống không cải thiện. Tuy nhiên, chu kì cao trong việc thuê người điển hình động viên nhiều sinh viên đi vào trong lĩnh vực này, tương tự với điều đã được thấy trong thời kì dot-com. Vấn đề là, các công ty và đại học có làm việc với nhau để đáp ứng nhu cầu dài hạn của công nghiệp công nghệ tăng trưởng nhanh của Mĩ không? Ts. Scott Brigland nhà nghiên cứu với bộ lao động của chính phủ nói: “Vấn đề là với thay đổi nhanh của công nghệ và phần lớn các đại học không thể thay đổi đủ nhanh. Vài năm trước, không ai thậm chí dự báo rằng khu vực ứng dụng di động là nóng cho nên rất ít trường nhìn vào khu vực này. Đột nhiên với iPhone, có nhu cầu khổng lồ về người phát triển ứng dụng di động. Ngày nay nhu cầu là về những người phát triển ứng dụng iPad và máy tính bảng. Ai biết cái gì sẽ là tiếp? Nếu đại học không cộng tác tốt với nhu cầu trong công nghiệp, chúng ta sẽ tiếp tục thấy thiếu hụt công nhân CNTT.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com