Thiếu hụt người có kĩ năng CNTT ở châu Âu

Thiếu hụt người có kĩ năng CNTT ở châu Âu

Theo báo The India Times và tờ Daily Mirror, Liên hiệp châu Âu (EU) đã đồng ý cho phép 40,000 người Ấn Độ tới và làm việc ở châu Âu, để giải quyết việc thiếu hụt trong công nghệ thông tin (CNTT). Khi các nước châu Âu đang cải tiến nền kinh tế của họ, họ thấy rằng họ không có đủ công nhân có kĩ năng CNTT. Một quan chức chính phủ nói: “Chúng tôi biết rằng có thiếu hụt nhưng chúng tôi không biết nó nghiêm trọng đến vậy. Không có công nhân CNTT, chúng tôi không thể cải tiến được hệ thống của chúng tôi đủ nhanh, đặc biệt khi kinh tế toàn cầu đang thay đổi bây giờ.”

EU đã đề nghị rằng 40,000 công nhân Ấn Độ sẽ được phép vào châu Âu như một phần của kế hoạch thúc đẩy thương mại xuất khẩu với Ấn Độ. Trong số các nước này, Anh sẽ nhận 12,000 người, chiếm 30 phần trăm của tổng số phân bổ. Hiện thời, một số lớn công nhân CNTT này đã tới Anh từ Ấn Độ. Theo các quan chức EU, đáp lại việc cho phép nhiều công nhân CNTT Ấn Độ tới và làm việc, Anh sẽ có khả năng xuất khẩu nhiều thứ hơn sang Ấn Độ để trao đổi.

Thiếu hụt kĩ năng CNTT là vấn đề chính cho các công ty ở Anh, những công ty đã phàn nàn trong nhiều năm về khó khăn của việc tuyển mộ và giữ công nhân có chất lượng. Mặc cho suy thoái kinh tế của mấy năm trước, khu vực CNTT tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. Một báo cáo chính phủ ước lượng rằng trong ba năm tới, Anh sẽ cần hơn 550,000 công nhân CNTT để lấp vào các việc làm CNTT và viễn thông. Một số trong những việc làm này được cần tới để thay thế cho những người về hưu. Nhưng số khác được cần để lấp vào các việc làm mới, đặc biệt trong khu vực CNTT tăng trưởng nhanh.

Thiếu hụt kĩ năng CNTT ở châu Âu là kết quả của vài yếu tố: Ít sinh viên học về khoa học máy tính hay các lĩnh vực liên quan. Năm 2009, chỉ 15,000 sinh viên Anh học về CNTT khi so với 57,000 sinh viên năm 2001. Yếu tố khác là chương trình đào tạo lạc hậu ở đại học. Nhiều trường đã không cải tiến chương trình đào tạo của họ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp. Vào khoảng khắc này, nhu cầu lớn nhất là trong các khu vực phát triển thiết bị di động, tính toán mây, thương mại điện tử, kết mạng xã hội và quản lí hệ thông tin. Tuy nhiên, đa số các trường vẫn còn hội tụ vào lí thuyết tính toán, cấu trúc dữ liệu và ngôn ngữ lập trình. Một người quản lí công ty nói: “Chúng tôi cần nhiều công nhân hiểu quản lí dịch vụ cho tính toán mây nhưng mọi người xin vào công ty chúng tôi chỉ có kĩ năng lập trình và không có kinh nghiệm trong dịch vụ. Đó là lí do tại sao chúng tôi phải thuê công nhân CNTT từ Ấn Độ và đem họ tới đây. Trong kinh doanh dịch vụ, ông không thể khoán ngoài được bởi bì ông phải làm việc với người dùng và khách hàng trên cơ sở hàng ngày để hiểu nhu cầu của họ để hỗ trợ cho họ.” Người quản lí khác nói thêm: “Có các khu vực khác mà có thiếu hụt lớn hơn nhiều, là những người có kĩ năng mức cao hơn như quản lí dự án phần mềm, kĩ nghệ yêu cầu, phân tích doanh nghiệp, và kiến trúc sư hệ thống. Những kĩ năng này hiện thời không được dạy trong chương trình đào tạo của chúng tôi. Chúng tôi không thể kiếm đủ các công nhân này.”

Một quan chức đại học thừa nhận rằng họ đã không theo kịp với xu hướng toàn cầu: “Khi nhiều công ty khoán ngoài việc viết mã và kiểm thử, họ cần các công nhân trong tích hợp, kiến trúc và quản lí dự án nhưng chúng tôi vẫn còn hội tụ vào đào tạo sinh viên của chúng tôi trong các kĩ năng không còn được cần nữa. Vài năm trước, phần lớn các sinh viên bỏ nghề kĩ nghệ để tìm việc trong tài chính và ngân hàng và bây giờ chúng tôi có dư thừa công nhân ngân hàng và tài chính. Tình huống này đang tồi tệ đi với việc về hưu của nhiều công nhân cho nên chúng tôi bị bỏ lại với lực lượng lao động mất cân bằng nơi nhu cầu lớn hơn cung cấp trong một số khu vực. Tất cả những điều này xuất hiện khi nền kinh tế của chúng tôi dự phóng rằng nhu cầu CNTT sẽ tiếp tục tăng trưởng gần 25% trong mười năm tới. Chúng tôi có thể tìm các công nhân ở đâu? Giải pháp duy nhất là đưa công nhân từ Ấn Độ và Trung Quốc vào và điều đó sẽ làm cho cho nhiều người của chúng tôi rất không hài lòng.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com