Thiếu hụt kĩ năng toàn cầu
Ngày nay, mọi công ty trong các nước đã phát triển đều đang đối diện với vấn đề lớn vì lực lượng lao động có tuổi về hưu và ít công nhân trẻ hơn thay thế họ. Theo một điều tra toàn cầu mới, công nhân có kĩ năng có ưu tiên cao nhất của mọi công ty toàn cầu. Thuê và giữ công nhân có kĩ năng là yếu tố quan trọng nhất cho mọi doanh nghiệp bởi vì tri thức và kĩ năng là "động cơ cho tăng trưởng" trong thế giới toàn cầu hoá này.
Theo điều tra này, công nhân có kĩ năng là công nhân có những kĩ năng then chốt nào đó, phần lớn tốt nghiệp đại học ở những khu vực đặc biệt như công nghệ, doanh nghiệp hay y dược. Cuộc điều tra này thấy rằng thế giới đã có quá hai tỉ công nhân lao động cần việc làm. Những người này phần lớn là công nhân không có kĩ năng với giáo dục tối thiểu, những người làm bất kì cái gì để sống còn. Khi công nghệ đã tự động hoá cách thức cơ xưởng và doanh nghiệp vận hành, lao động thủ công không còn được cần tới về số lớn cho nên thất nghiệp của các công nhân này vẫn còn cao và sẽ tiếp tục dâng lên từng năm khi nhiều việc tự động hoá hơn đang xảy ra. Cuộc điều tra này cảnh báo rằng những công nhân không kĩ năng này mà không có việc làm sẽ tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho mọi nước nếu không được tái đào tạo đúng để giúp họ kiếm được việc làm.
Cuộc điều tra này dự báo rằng thế giới sẽ cần 1 tỉ công nhân có kĩ năng trước năm 2015 để thay thế các công nhân hiện có khi họ về hưu. Đến 2020, con số đó sẽ vượt quá 2 tỉ. Các nước đã phát triển hiện thời có thiếu hụt giữa 320 triệu tới 400 triệu công nhân có kĩ năng, cầu sẽ tiếp tục vượt quá cung. Mĩ có thiếu hụt lớn nhất vì nó cần thêm 14 triệu công nhân có kĩ năng riêng một năm nay. Số về hưu của "bùng nổ trẻ em" (được sinh ra giữa 1946 tới 1964) nghĩa là 500 công ty lớn nhất ở Mĩ có thể mất một nửa người quản lí cấp cao và người có kĩ năng hàng đầu của họ trong năm năm tới. Ngay cả với thất nghiệp cao trong cuộc suy thoái vừa qua, Mĩ vẫn không thể lấp đầy nhu cầu của mình vì phần lớn những người không có việc làm đều không có kĩ năng đúng. Một người quản lí cấp cao phàn nàn: “Chúng tôi có nhiều sinh viên tốt nghiệp trong khu vực mà không ai cần và không đủ sinh viên tốt nghiệp trong khu vực mọi người đều cần. Tại sao học thiết kế nội thất và triết học khi biết rằng không có việc làm trong khi bạn có thể học máy tính mà biết rằng có hàng nghìn việc làm đang chờ đợi bạn?”
Cuộc điều tra thấy rằng thiếu hụt công nhân có kĩ năng cũng là găng ở Trung Quốc, phần lớn ở mức quản lí. Hai trong năm công ty Trung Quốc không thể lấp đầy các vị trí quản lí cấp cao do tỉ lệ thay người ở mức người quản lí là 35%, cao hơn nhiều so với trung bình toàn cầu. Vấn đề chính ở Trung Quốc là khi kinh tế bành trướng, nhiều công ty được tạo ra nhưng trên 85% số họ mất tiền do quản lí kém bởi những người quản lí không có kĩ năng. Cuộc điều tra này ước lượng rằng Trung Quốc mất vài trăm tỉ đô la do quản lí kém và tham nhũng. Phần lớn những người quản lí vận hành công ty theo "cách địa phương" dựa trên mối quan hệ gia đình và móc ngoặc chính phủ địa phương, điều không phải là bản chất cho kinh doanh trong thế giới toàn cầu hoá. Cuộc điều tra thấy rằng trên 70% công ty lớn ở Trung Quốc bây giờ dùng người quản lí nước ngoài có kinh nghiệm thay vì người địa phương.
Rõ ràng rằng công nhân có kĩ năng đã trở thành tài sản toàn cầu, được thăm dò dữ dội bởi nhiều người cạnh tranh. Kết quả là chiến lược của nhiều công ty toàn cầu đang hội tụ vào việc nhận diện và thu nhận kĩ năng họ cần. Mục đích là nhận diện nơi nào trên thế giới có thể tìm được công nhân có kĩ năng, họ được giáo dục thế nào, họ học những kĩ năng này thế nào. Những điều công ty toàn cầu tìm kiếm là hệ thống giáo dục, chương trình đào tạo, số lượng sinh viên đăng tuyển, số sinh viên tốt nghiệp trong khu vực đặc biệt. Từ những dữ liệu này, họ hình thành nên kế hoạch khoán ngoài của họ, thiết lập chính sách công nhân thực, hay xin qui chế đặc biệt về di trú để đem những công nhân có kĩ năng nào vào nước họ.
Với toàn cầu hoá, các công ty cần bành trướng nhưng họ không thể tăng trưởng nhanh như họ muốn vì họ không có đủ công nhân có kĩ năng để điều hoà sự tăng trưởng của họ. Nhiều công ty đã cố gắng tuyển mộ các công nhân có kĩ năng từ các nước khác nhưng một số công ty thành công hơn các công ty khác. Vấn đề chính là việc không tương hợp về mức độ giáo dục và đào tạo trong các nước. Một người quản lí cấp cao nói: “Không khó thuê người tốt nghiệp từ các nước khác nhưng sau khi bạn chi nhiều tiền để đem họ vào nước bạn, bạn thấy ra họ không có kĩ năng vì đào tạo của họ nghèo nàn và lạc hậu thế.” Người quản lí khác phàn nàn: “Bằng đại học ở một số nước là vô giá trị, sinh viên tốt nghiệp của họ không biết gì và thậm chí không thể thực hiện được những việc cơ bản nhất.” Đó là lí do tại sao ngày nay, phần lớn các công ty tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn để kiểm tra kĩ năng thay vì dựa trên bằng cấp.
Với toàn cầu hoá, giáo dục và đào tạo là quan trọng nhưng không may chương trình đào tạo ở một số nước vẫn còn tụt sau nhiều năm nếu không nói là đã lạc hậu. Vài năm trước đây, khi tôi ở Trung Quốc, tôi bị sốc rằng một số đại học vẫn dùng các sách giáo khoa và tài liệu mà tôi đã dùng khi tôi còn ở đại học - quãng 40 năm trước. Các giáo sư bảo tôi rằng họ đã không được tài trợ để có sách giáo khoa mới cho nên họ đã dùng cùng sách mà họ học khi họ là sinh viên. Ngày nay với internet, các trường gần như có thể có được bất kì cái gì họ cần. Có nhiều công cụ phần mềm và dịch vụ sẵn có mà trường có thể kiếm được từ bất kì đâu trên thế giới.
Ngày nay, công nghệ thông tin nên là lõi của mọi giáo dục và đào tạo. Với truy nhập dễ dàng vào giáo trình hiện đại, nhiều giáo trình là sẵn có mà không mất tiền, sinh viên có thể thu được thông tin mới nhất về thị trường việc làm, công nghệ mới, phương pháp mới để bổ sung cho giáo dục của họ ở nước họ. Có nhiều chương trình đào tạo eLearning, sách điện tử, websites đã được xây dựng trên internet, sinh viên nên tận dụng ưu thế của chúng để trở thành công nhân có kĩ năng tốt hơn.
Khi số công nhân có kĩ năng trên thế giới đang giảm đi nhanh, nhu cầu là cao. Vì các công ty toàn cầu chuyển nhanh sang thuê và giữ người giỏi nhất, sinh viên nên nhận ra cơ hội này và sẵn sàng đáp ứng. Từ nay tới vài năm nữa, nhu cầu là rất cao về người tốt nghiệp trong công nghệ thông tin, khoa học máy tính, kĩ sư phần mềm, kế toán, bác sĩ y học, y tá và chuyên viên chăm sóc sức khoẻ. Đây là lĩnh vực sinh viên cần chú ý.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com