Thiếu hụt kĩ năng tại châu Âu

Ngày nay châu Âu có thất nghiệp rất cao trong những người tốt nghiệp đại học nhưng đồng thời có thiếu hụt trầm trọng công nhân kĩ thuật. Trong năm năm qua, nhu cầu về "công nhân có kĩ năng kĩ thuật" đã tăng từ 16% năm 2012 tới 25% năm 2013.

Hội kĩ sư Đức báo cáo rằng việc thiếu hụt kĩ sư điện, kĩ sư cơ khí và người phát triển phần mềm là "trầm trọng lắm," với trên 20,000 việc làm mở ra trong năm 2012 và ít người xin vào có đủ tư cách. Khi nhiều kĩ sư Đức về hưu, hay gần về hưu, ngành công nghiệp đang trong rắc rối sâu với việc không có kĩ sư để thay thế họ. Ngày nay hầu hết các đại học không thể tạo ra đủ các kĩ sư bởi vì tỉ lệ bỏ học trong sinh viên đại học là 50 phần trăm. Một giáo sư than: “Có cái gì đó sai với sinh viên trẻ ngày nay, phần lớn không muốn học kĩ nghệ, toán học và khoa học nữa.” Báo cáo này nói rằng phần lớn các công ty Đức không thể tìm được người họ cần ở Đức cho nên nhiều công ty phải "nhập khẩu" kĩ sư từ các nước khác, phần lớn là từ châu Á nơi có nhiều kĩ sư. Điều này là đặc biệt khó cho Đức, nước mà trong nhiều thập kỉ đã được biết tới là nước xuất sắc "kĩ nghệ" và là nước công nghệ lớn thứ tư thế giới.

Năm ngoái, luật di trú mới đã được thông qua trong Liên hợp châu Âu để giúp lấp đầy những chỗ trống việc làm này. Thẻ lam EU được thiết kế để làm cho các kĩ sư "có giáo dục cao" và công nhân công nghệ thông tin từ các nước khác có được phép làm việc ở các nước châu Âu. Một quan chức chính phủ giải thích: “Điều mấu chốt cho kinh tế Đức cũng như kinh tế EU là cho phép nhiều công nhân có kĩ năng cao di trú tới làm việc ở đây.” Để làm việc dịch chuyển một cách êm thấm cho các kĩ sư "nước ngoài", các công ty Đức cung cấp chương trình đặc biệt bao gồm thông tin về việc sống ở Đức, kèm cặp, và các lớp ngôn ngữ.

Tuy nhiên, có cạnh tranh về "công nhân có kĩ năng cao" từ các quốc gia châu Âu khác. Anh (UK), Pháp, Thuỵ Điển, Đan Mạch cũng có cùng vấn đề với nhiều việc làm mở ra nhưng ít người xin làm và họ đang khuyến khích công nhân có kĩ năng nước ngoài tới và làm việc ở nước họ. Một đại diện công nghiệp nói: “Ngày nay tính linh động của công nhân là điều bản chất trong thế giới công nghệ cạnh tranh cao và năng động này. Chúng ta cần mở ra các cánh cửa cho các công nhân có kĩ năng để làm tăng trưởng nền kinh tế của mình; nếu không chúng ta sẽ mất ưu thế cạnh tranh của mình cho các nước khác.” Căn nguyên của vấn đề này là trong mười năm qua đã có sụt giảm lớn trong sinh viên đại học học về kĩ nghệ, khoa học máy tính, và quản lí hệ thông tin điều một phần là do kết quả của các đại học không bắt kịp với thay đổi công nghệ trong chương trình đào tạo. Một giáo sư giải thích: “Phải mất ba năm để xây dựng môn học đào tạo mới nhưng thay đổi công nghệ nhanh thế, đến lúc chúng tôi hoàn thành môn học, nó đã lạc hậu rồi.”

Trên toàn châu Âu, có nhiều việc làm mở ra ở mọi nước với ít người xin vào nhưng có nhiều người tốt nghiệp đại học thất nghiệp mà không có việc làm. Theo báo cáo này, Ireland hiện thời có trên 5000 việc làm phần mềm mở ra với ít người xin đủ tư cách. Đan Mạch có 14000 việc làm phần mềm mở ra. Thuỵ Điển báo cáo 16000 chỗ trống cho các nhà chuyên nghiệp máy tính trong di động, tính toán mây. Một đại diện công nghiệp nói: “Chúng tôi cần các kĩ sư tài năng và sáng tạo nhưng chúng tôi không thể tìm được họ bởi vì điều chúng tôi cần không phải là điều phần lớn người tốt nghiệp có. Chúng tôi phải nhập khẩu hàng nghìn công nhân có kĩ năng từ Ấn Độ và Trung Quốc nhưng không thể lấp đầy cho nhu cầu của chúng tôi và tình huống cứ ngày một tồi tệ đi.”

Một quan chức điều hành phàn nàn: “So sánh với những nước khác, hệ thống giáo dục châu Âu không đủ năng nổ để đáp ứng nhu cầu. Những người hàn lâm di chuyển rất chậm và họ chống đối rủi ro nhiều hơn người Mĩ. Họ không thích thay đổi cho nên sinh viên của chúng tôi phải chịu đựng điều này và đó là lí do tại sao nhiều người thay vì thế đã bỏ sang học ở Mĩ. Chúng tôi mất nhiều thanh niên có tài cho Mĩ. Và không như Mĩ, nơi nhiều người hàn lâm đã trở thành nhà doanh nghiệp thành công cao bên ngoài lớp học, các giáo sư và sinh viên có thể bắt đầu công ty dựa trên nghiên cứu của họ nhưng ở châu Âu, các thành viên khoa ở đại học không được phép tham gia vào các hoạt động thương mại bên ngoài nhà trường. Cho nên không có khuyến khích cho các thầy trong khoa học cái gì đó mới hay làm cái gì đó khác bên cạnh việc dạy.” Một nhà phân tích giải thích: “Phần lớn các đại học ở châu Âu đều là đại học nhà nước. Các thầy trong khoa nhận ngân quĩ từ chính phủ cho nên không có khuyến khích làm cái gì khác. Trong nhiều năm, hệ thống quan liêu này chậm thay đổi và nó làm hại sinh viên cũng như nền kinh tế của chúng tôi. Mĩ có nhiều đại học tư, phần lớn các đại học hàng đầu của họ đều là tư nơi các thầy trong khoa nhận ngân quĩ từ công nghiệp và đó là lí do tại sao họ bao giờ cũng cập nhật đào tạo của họ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp và sinh viên của họ có kĩ năng trong những công nghệ mới nhất.”

Với toàn cầu hoá, nhiều công ty Mĩ đang bành trướng kinh doanh của họ sang thị trường châu Âu. Năm ngoái, Facebook đã mở văn phòng của nó ở London, hội tụ vào các sản phẩm di động với kế hoạch thuê hàng trăm công nhân nhưng chỉ tìm được 25 người phát triển. Ngày nay website của nó vẫn có nhiều việc làm mở ra trong quản lí dự án, kĩ sư phần mềm, kĩ sư an ninh, và người phát triển công cụ phần mềm. Google cũng có vấn đề tương tự ở châu Âu; nó đã thuê hàng trăm kĩ sư phần mềm nhưng không đủ đáp ứng cho nhu cầu của công ty với thị trường châu Âu của nó. Google lập kế hoạch xây dựng tổng hành dinh mới ở Anh, ở trung tâm London với văn phòng trên một triệu bộ vuông trên mảnh đất 2.4 mẫu Anh (tương đương 60 ha) trong khu phát triển trung tâm King's Cross của London. Việc xây dựng được lên lịch để bắt đầu trong năm 2013 nhưng câu hỏi là liệu họ có thể tìm được đủ công nhân để lấp vào văn phòng lớn đó không? Microsoft đang thuê mọi nước khắp châu Âu để hỗ trợ cho các trung tâm phát triển của họ ở Ireland, Na Uy, và Đan Mạch nhưng đối diện với cùng khó khăn khi tìm công nhân có phẩm chất. Cisco đang tìm nhân viên cho văn phòng của nó ở Anh nhưng bày tỏ rằng cực kì khó thuê kĩ sư phần mềm và chuyên viên di động. Dell cũng đang tìm kiến trúc sư giải pháp lưu giữ cho văn phòng hiện trường từ xa ở Đan Mạch với các kĩ năng về lập kế hoạch kiến trúc kết cấ nền CNTT và thực hiện thiết kế. Một người quản lí nói: “Chúng tôi đang tìm người tốt nghiệp biết về ứng dụng di động, tính toán mây và phân tích dữ liệu lớn. Chúng tôi mong đợi người tốt nghiệp hiểu phát triển vòng đời phần mềm, kiến trúc hệ thống, kĩ nghệ yêu cầu, quản lí tích hợp nhưng nhiều ứng cử viên chỉ đưa ra được kĩ năng lập trình Java.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com