Thiếu hụt kĩ năng công nghệ

Theo một báo cáo của Mĩ, có hơn 275,000 việc làm máy tính mở ra trong tháng 4/2015 nhưng chỉ trên 94,500 người tốt nghiệp máy tính lấp vào chúng. Đó là thiếu hụt lớn và nó đang ngày càm trầm trọng hơn. Thực ra, báo cáo này nói rằng nhu cầu về người chuyên nghiệp tính toán (Khoa học máy tính, Kĩ nghệ phần mềm và Quản lí hệ thông tin) gấp bốn lần hơn so với nhu cầu cho mọi nghề khác. Các công ty trên khắp nước Mĩ từ doanh nghiệp tới ngân hàng, từ chế tạo tới chăm sóc sức khoẻ đều thèm khát về công nhân máy tính. Một quan chức điều hành cấp cao nói: “Từng năm chúng tôi đều mang trên 85,000 công nhân máy tính từ Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác vào làm việc ở Mĩ nhưng điều đó là không đủ. Ít nhất chúng tôi cần 200,000 người hay hơn để giữ cho nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng. Nếu các đại học Mĩ không thể tạo ra đủ người tốt nghiệp máy tính thì chúng tôi phải thuê người tốt nghiệp từ các nước khác.”

Trong nhiều năm qua, những người lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành công nghiệp công nghệ thường xuyên phàn nàn về việc thiếu người Mĩ có kĩ năng máy tính để đáp ứng cho nhu cầu của họ. Họ tới quốc hội để tranh cãi rằng thiếu hụt công nhân công nghệ làm tổn hại cho tính cạnh tranh công nghiệp của họ và sự tăng trưởng kinh tế Mĩ. Bởi vậy, họ yêu cầu chính phủ Mĩ tăng số visa H1B, điều cho phép nhiều công nhân nước ngoài có kĩ năng được tới và làm việc ở Mĩ. Nhưng không giống các vấn đề khác, tranh cãi về visa H1B có khả năng gây ra bất đồng chính trị. Trong khi công nghiệp đòi hỏi nhiều visa hơn, các chính khách biện minh rằng visa này cho phép công nhân nước ngoài lấy mất việc làm của người Mĩ và tranh cãi tiếp tục. Nhưng nỗ lực để làm tăng số visa có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Michael Bloomberg (tỉ phú Phố Wall và cựu thị trưởng New York), giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, người sáng lập Microsoft Bill Gates, giám đốc điều hành Yahoo Marissa Mayer, chủ tịch Google Eric Schmidt, tất cả những người đại diện cho các công ty công nghệ, nói rằng cần số lớn các công nhân có kĩ năng máy tính.

Sự kiện là không có công nhân công nghệ, nền kinh tế không thể tăng trưởng được, điều cho phép các nước khác đuổi kịp. Cho nên câu hỏi thực là Mĩ sẽ tìm đủ công nhân có kĩ năng mà nó cần ở đâu để vẫn còn có tính cạnh tranh? Có nhiều sáng kiến để khuyến khích nhiều học sinh học Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) cho nhu cầu đang tăng trưởng của đất nước. Nhưng ngày càng nhiều người Mĩ ưa thích học cái gì đó khác và không đầy 13% học sinh chọn các lĩnh vực STEM. Báo cáo của chính phủ kết luận: “Với ngày càng ít học sinh học các lớp STEM và không có thay đổi trong tương lai gần, điều này có nghĩa là đến năm 2020 Mĩ sẽ cần hơn 1.5 triệu công nhân công nghệ vì sẽ không có đủ công nhân có kĩ năng để làm cho các doanh nghiệp vận hành khi các công nhân có kĩ năng già hơn sẽ về hưu mà không có ai đó tiếp quản.”

Một người lãnh đạo công nghệ phàn nàn: “Khi chúng tôi khoán ngoài việc làm công nghệ, mọi người chỉ trích chúng tôi không giữ việc làm trong Mĩ. Nhưng khi chúng tôi muốn mang công nhân có kĩ năng vào đây, họ chỉ trích chúng tôi về cho phép người nước ngoài lấy việc làm của người Mĩ. Ngày nay dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế là công nghệ và có hàng trăm nghìn việc làm trống. Không có công nhân công nghệ làm sao chúng tôi tăng trưởng được? Phát kiến công nghệ ở đâu để làm cho mọi thứ xảy ra?” Nhưng một nhà phân tích Phố Wall dự báo: “Không cái gì sẽ xảy ra trong hai năm tới, Quốc hội sẽ không làm quyết định nào vì cuộc bầu cử tổng thống đang tới gần và không ứng cử viên nào muốn nói về đem công nhân nước ngoài vào đây. Nhưng sau bầu cử, bất kể ai sẽ là tổng thống, nền kinh tế phải tăng trưởng, các công ty phải cạnh tranh, và các doanh nghiệp phải làm tốt và tất cả họ đều cần công nhân có kĩ năng công nghệ cho nên sẽ có việc mở cửa đông đảo để mang nhiều công nhân có kĩ năng vào để đáp ứng cho nhu cầu mấu chốt này.”

Mĩ không phải là nước duy nhất cần công nhân có kĩ năng công nghệ, nhiều nước châu Âu đã bắt đầu đáp ứng cho nhu cầu này bằng việc ban hành các chính sách di trú đặc biệt để đảm bảo tăng trưởng của nền kinh tế của họ. Với toàn cầu hoá, việc làm nông trại và chế tạo ở Tây Âu đang co lại nhanh chóng vì sản phẩm nông nghiệp từ Đông Âu và châu Á có thể được nhập khẩu dễ dàng và việc làm chế tạo đang chuyển sang các nước có chi phí lao động thấp ở Đông Âu, có ít việc làm lao động sẵn có cho công dân của họ. Đồng thời, có kẽ hở lớn trong toàn châu Âu giữa kĩ năng công nghệ mà công ty cần và kĩ năng mà thị trường địa phương có thể cung cấp. Một chính khách nói: “Nếu kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh về cùng kiểu công nhân có kĩ năng, có thể không có đủ cho mọi nước cho nên giải pháp duy nhất là tạo ra nhiều người trong số họ. Điều đó nghĩa là hệ thống giáo dục phải thay đổi nhanh chóng trước khi sự việc trở thành quá muộn.” Hiện thời, hệ thống giáo dục châu Âu đang chịu sức ép để tạo ra nhiều người tốt nghiệp có kĩ năng được công nghiệp yêu cầu, nhưng mặc cho nhiều nỗ lực, họ đang thay đổi rất chậm và việc thiếu hụt vẫn tiếp diễn.

Tháng trước, hội Phát triển kinh tế quốc tế, Economic Development International association, báo cáo rằng cạnh tranh về công nhân có kĩ năng đã tăng lên nhanh chóng trong vài năm qua và nó đang đi tới thời điểm găng, khi mọi nước đều dựa vào công nhân có kĩ năng đặc biệt hơn bao giờ để làm khác biệt bản thân họ với những đối thủ cạnh tranh của họ. Ngay cả các nước có dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil cũng có nhu cầu khẩn thiết về công nhân có kĩ năng cao để cải tiến nền kinh tế của họ. Báo cáo này kết luận rằng "Có thiếu hụt ở mọi nơi và nó trở thành cuộc chiến toàn cầu mới: “Cuộc chiến tài năng” nơi các nước ăn trộm tài năng từ các nước khác.”

Thiếu hụt toàn cầu về công nhân có kĩ năng sẽ đòi hỏi các nước phải năng nổ tuyển mộ công nhân từ các nước khác để lấp vào kẽ hở kĩ năng của nó. Việc di trú của các nhà khoa học, bác sĩ y tế, kĩ sư và những người có phẩm chất kĩ thuật khác từ các nước đang phát triển sang nước đã phát triển đang nghiêm trọng hơn từng năm khi ngày càng nhiều người được tuyển mộ. Nhưng kiếm họ ở đó là một chuyện, giữ họ lại là thách thức khác. Một người quản lí Pháp giải thích: “Liên hiệp châu Âu có chính sách mới để giữ việc lấp vào các chỗ trống việc làm bằng việc ban hành "Thẻ lam" để cho phép công nhân "có giáo dục cao" từ các nước khác sang làm việc ở các nước EU. Nhưng nhiều người trong số những công nhân này sẽ không ở lại lâu. Sau khi tới đó, nhiều người sẽ đổi việc làm, nhảy từ nước này sang nước khác để có lương tốt hơn. Nhiều công nhân "thẻ lam" làm việc ở Pháp, Italy, và Tây Ban Nha sẽ nhanh chóng chuyển sang Đức hay Anh vì họ có thể kiếm được lương cao hơn và ích lợi tốt hơn.

Với các nước đang phát triển “Cuộc chiến tài năng” hay “chảy não” sẽ tạo ra hiệu quả tàn phá gây ra bởi việc mất công nhân có kĩ năng cao của họ. Hiện thời, hơn 35% công nhân có kĩ năng cao của họ đang sống và làm việc ở các nước đã phát triển. Nếu con số này tiếp tục, đến năm 2025 nó sẽ đạt tới 65% và nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng lên mọi nước đang phát triển, nơi nó sẽ tác động vào các khu vực sống còn như giáo dục, sức khoẻ, doanh nghiệp và công nghệ. Không có công nhân có kĩ năng trong nước, những nước này có ít cơ hội phát triển ra khỏi nghèo nàn và nhiều nước có thể lâm vào thảm hoạ kinh tế.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com