Thời đại thông tin/6

Thời đại thông tin phần 6

Một sinh viên hỏi: “Chúng ta đang trong Thời đại công nghiệp hay Thời đại thông tin? Tại sao việc chế tạo vẫn là khu vực chi phối trong nhiều nước. Em chưa thấy cái gì thay đổi.”

Đáp: Chúng ta đã trong Thời đại thông tin được hơn một thập kỉ rồi. Điều đó không có nghĩa là chế tạo sẽ mất đi, nhưng các cơ xưởng sẽ dùng nhiều công nghệ thông tin để làm tăng tính hiệu quả của nó.

Do tốc độ của phát kiến công nghệ, nhiều thứ sẽ thay đổi với nhịp luỹ thừa chứ không là nhịp tuyến tính và phá vỡ mọi thứ, mọi người, và mọi đất nước. Thay đổi đầu tiên của Thời đại thông tin là việc phát minh ra các thiết bị điện tử như máy tính và các ứng dụng của nó (như, máy tính cá nhân, laptops, máy tính bảng, và điện thoại di động, v.v) Thay đổi thứ hai là việc tạo ra Internet kết nối mọi người trên khắp thế giới và cung cấp cho họ nhiều thông tin, tin tức và dữ liệu. Thay đổi đang xảy ra bây giờ là về trí tuệ nhân tạo, robotics, Internet mọi thứ, xe tự lái, in 3-D, và rồi thay đổi tiếp sẽ là công nghệ nano, công nghệ sinh học và khoa học vật liệu mới.

Bạn có thể thấy tác động của Công nghệ thông tin ở nhiều chỗ. Chẳng hạn, với điện thoại di động, nông dân có thể có dữ liệu thời tiết để giúp họ lập kế hoạch mùa màng tương ứng. Nông dân có thể đòi giá cao hơn vì họ có thể lấy được giá thị thường được cập nhật hàng ngày qua tin nhắn hay trên website thị trường. Trong vài năm tới, mọi người sẽ đi trong xe tự lái mà họ bảo cho xe chỗ đi rồi ngồi và đọc báo khi tự xe lái đi. Mọi người có thể đặt mua nhiều thứ trực tuyến rồi hàng sẽ tới thẳng nhà họ qua trực thăng nhỏ (như vậy bưu điện có lẽ sẽ mất đi.) Chẳng mấy chốc mọi người không cần tới khám bác sĩ để kiểm tra vì quần áo họ mặc sẽ thu thập huyết áp, nhịp tim, mồ hôi, và các hoạt động hàng ngày của họ, phân tích chúng để tìm những bất thường rồi gửi thông tin tới bác sĩ. Bác sĩ sẽ liên hệ với họ chỉ nếu có vấn đề về sức khoẻ.

Ngày nay nhiều cơ xưởng đang dùng robots để thực hiện công việc, nhanh hơn, tốt hơn, chính xác hơn là lao động con người. Nhiều văn phòng đang bắt đầu dùng các qui trình tự động để thực hiện công việc cho hiệu quả và năng suất cao hơn công nhân thay vì thuê công nhân con người. Tiến bộ công nghệ này sẽ làm thay đổi cách mọi người sống và làm việc. Việc dùng robots sẽ tác động tới chế tạo và văn phòng vì chúng sẽ trở thành bộ phận tích hợp của những khu vực này. Theo một báo cáo, robots có thể thúc đẩy năng suất công việc lên 45% và giảm chi phí lao động xuống 55%. Báo cáo này dự báo rằng trong mười năm tới, phần lớn việc làm chế tạo và văn phòng sẽ bị thay thế bởi robots, và có ít việc làm cho con người.

Nhiều nhà kinh tế lo lắng rằng công nghệ thông tin sẽ làm dâng lên bất bình đẳng toàn cầu (nước “có kĩ năng” và “không kĩ năng”) giữa các quốc gia. Khi nhu cầu về công nhân có kĩ năng cao đang tăng lên trong khi nhu cầu về công nhân lao động với ít giáo dục, đang giảm đi, sẽ có thị trường việc làm toàn cầu mất cân bằng, điều tác động tới toàn thể nền kinh tế toàn cầu. Các nước thu được ích lợi nhất là các nước đã phát triển tiên tiến với hệ thống giáo dục mạnh hội tụ vào công nghệ. Nạn nhân là các nước đang phát triển với việc lập kế hoạch kém, quản lí kém, hệ thống giáo dục lạc hậu, những nước không thể cạnh tranh được với các nước tiên tiến này. Khi càng nhiều "máy thông minh" được dùng để thay thế cho công nhân lao động trên toàn thế giới, sẽ có thất nghiệp trên qui mô lớn trong các công nhân lao động không có tương lai.

Hiện thời, có cảm giác sợ hãi trong mọi người rằng tiến bộ của công nghệ sẽ lấy đi việc làm của họ, và không có tương lai cho con cái họ. Theo một cuộc điều tra mới, nước có yếu tố sợ cao nhất đối với tiến bộ công nghệ là Trung Quốc. Trong ba mươi năm qua, Trung Quốc đã xây dựng nền kinh tế của mình bằng việc dùng mô hình chế tạo dựa trên "công nhân không kĩ năng" giá rẻ. Robotics và tự động hoá văn phòng có thể làm thay đổi nhiều thứ và làm đảo ngược hoàn toàn mọi thứ mà nó đã hoàn thành. Một nhà kinh tế Trung Quốc nói: “Nếu robots lấy đi mọi việc làm này, nó sẽ tạo ra hoảng sợ trong xã hội chúng tôi, và nền kinh tế mạnh mẽ của chúng tôi có thể sụp đổ.” Một nhà kinh tế khác cảnh báo: “Điều đó đã xảy ra khi nhiều công ty nước ngoài đang bỏ ra đi, và nền kinh tế bắt đầu chậm lại. Không có hành động thích hợp, mọi thứ chúng ta tận hưởng sẽ sớm mất đi.”

Trong Thời đại thông tin thay đổi nhanh này, không thể nào đi ngược lại được chiều hướng. Giải pháp duy nhất là cải tiến hệ thống giáo dục một cách nhanh chóng bằng việc hội tụ nhiều hơn vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) để đuổi kịp và cạnh tranh.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com