Thị trường việc làm phần mềm tương lai

Thị trường việc làm phần mềm tương lai

Một sinh viên phần mềm năm thứ ba gửi cho tôi một email hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra trong vài năm tới dựa trên xu hướng hiện thời? Em chỉ còn một năm nữa trước khi tốt nghiệp, em cần tập trung vào cái gì để đảm bảo rằng em sẽ có được việc làm tốt? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Là sinh viên kĩ nghệ phần mềm, bạn không phải lo lắng quá nhiều về thị trường trong vài năm tới. Sẽ có nhiều cơ hội, phần mềm được coi là việc làm tăng trưởng nhanh nhất và cạnh tranh về công nhân phần mềm có kĩ năng đang tăng lên trên toàn cầu. Là sinh viên năm thứ ba, bạn có lẽ đã học nhiều môn trong ngôn ngữ lập trình như C++, Java hay C# nhưng với việc dâng lên của sử dụng thiết bị di động trên toàn cầu, nhiều công ty sẽ quan tâm tới phần mềm cho điện thoại thông minh như iPhone, Android và máy tính bảng PC như iPad. Bạn có thể cần nhìn vào Objective C như ngôn ngữ lập trình khác. Như xu hướng này đã chỉ ra, tôi tin phần mềm di động sẽ sớm vượt qua phát triển phần mềm khác trên mọi nền tính toán truyền thống. Bạn có thể nhìn vào vài hướng dẫn về phát triển ứng dụng iPhone, IPads tại:

http://developer.apple.com/devcenter/ios/index.action

Đáp ứng với sức ép đang tăng lên và các qui chế áp đặt lên công nghiệp ngân hàng trong những năm qua, ngành công nghiệp khoán ngoài sẽ thấy việc tăng lên trong công việc từ các công ty dịch vụ tài chính. Nhiều doanh nghiệp có cơ sở tại Mĩ và châu Âu sẽ phải khoán ngoài để giảm chi phí. Các quan chức điều hành bị buộc phải cắt giảm chi phí như kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính cho nên họ sẽ tìm các công ty khoán ngoài có năng lực để kế tục toàn thể qui trình phát triển sản phẩm hay ứng dụng, và trong một số trường hợp, quản lí toàn thể chức năng doanh nghiệp về CNTT. Điều này sẽ cho phép họ hội tụ nỗ lực của họ vào việc thúc đẩy doanh nghiệp của họ, trong khi các công ty khoán ngoài sẽ hội tụ vào kết cấu nền, tối ưu phát triển phần mềm, và các sự tố khác đóng góp cho tăng trưởng doanh nghiệp của họ. Đây là thay đổi chính trong chiến lược khoán ngoài, trong quá khứ phần lớn các công ty chỉ khoán ngoài công việc viết mã và kiểm thử nhưng xu hướng này chỉ ra rõ ràng rằng tương lai của khoán ngoài sẽ là ở trong quản lí toàn thể hệ thông tin. Không có lí do nào để ngân hàng, người đang kinh doanh ngân hàng phải hội tụ vào hệ thống CNTT. Điều logic hơn cho ngân hàng là hội tụ vào kinh doanh ngân hàng và khoán ngoài mọi việc CNTT của họ cho công ty tính toán mây, người biết cách cung cấp dịch vụ CNTT tốt. Cùng logic này được áp dụng cho nhiều doanh nghiệp khác cho nên tôi tin, trong vài năm tới nhiều công ty sẽ khoán ngoài mọi việc của hệ thống CNTT của họ cho các công ty tính toán mây. Những hợp đồng khoán ngoài này sẽ rất lớn. có lẽ tới vài trăm triệu đô la mỗi hợp đồng nhưng nó cũng yêu cầu các công ty làm khoán ngoài cỡ lớn hơn. Do xu hướng này, tôi tin việc thuê người phát triển phần mềm sẽ tăng lên đáng kể trong vài năm tới khi phần lớn các công ty làm khoán ngoài phải tăng trưởng nhanh để nắm lấy cơ hội này.

Bên cạnh đó, công nghiệp ô tô cũng sẽ trải qua thay đổi lớn. Do giá sản xuất dầu tăng lên, nhiều nhà chế tạo xe hơi bây giờ chuyển sang làm xe lai hay xe điện. Những xe này phải có hệ thống điện tử phức tạo để kiểm soát động cơ cho nên sẽ có nhu cầu cao về những người phát triển phần mềm nhúng. Nếu bạn chưa học môn nào trong khu vực này, bạn có thể cân nhắc học kĩ năng này vì phần mềm nhúng sẽ là kĩ năng rất quan trọng cần có.

Ngày nay, 65% mọi người đọc tin tức và bài báo trên internet cho nên báo in, tạo chí sẽ sớm biến mất. Ngành công nghiệp phương tiện tin tức đang chuyển nhiều hơn sang internet như mô hình chuyển giao. Nhiều công ty sẽ phải khoán ngoài nữa, điều này sẽ tạo ra nhu cầu nhiều hơn về người phát triển phần mềm trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp khác bán sản phẩm trực tuyến đang bùng nổ vì mở "cửa hàng ảo" rẻ hơn nhiều so với thuê địa điểm cho nên người phát triển website cũng sẽ có nhu cầu cao. Với nhiều thông tin có thể được tìm thấy trên internet, chính phủ điện tử cũng sẽ thay đổi cách mọi người tương tác với chính phủ. Tôi tin công nghiệp khoán ngoài đã ở giữa thời kì tăng trưởng kích động khi ngày càng nhiều công ty nhận ra giá trị mà người cung cấp khoán ngoài có thể chuyển giao. Để duy trì tính cạnh tranh, sau khi suy thoái toàn cầu, các công ty phải tìm ra cách thức hiệu quả-chi phí để tăng tốc các hoạt động doanh nghiệp then chốt bằng khoán ngoài cho các công ty có chi phí thấp. Như vậy, các công ty làm khoán ngoài mà có thể đáp ứng cho nhu cầu đang tăng trưởng này về tri thức chuyên gia trong các khu vực này (tài chính, ngân hàng, ứng dụng di động, tính toán mây v.v.) sẽ có ưu thế lớn.

Khi nhiều công ty đang tìm các công ty làm khoán ngoài với năng lực chuyển giao toàn cầu, nhu cầu về người phần mềm có kĩ năng sẽ tăng lên đáng kể. Xu hướng này chỉ ra rõ ràng rằng người phần mềm có kĩ năng với tiếng Anh tốt, người sẵn lòng làm việc ở bất kì đâu, bất kì lúc này sẽ có nhu cầu cao nhất với lương cao nhất.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com