Thị trường việc làm ở châu Âu

Tháng trước, tôi đã dạy ở châu Âu cho nên tôi có thời gian tới thăm nhiều đại học và nói chuyện với nhiều giáo sư. Họ bảo tôi rằng tương tự như Mĩ, châu Âu cũng có thiếu hụt công nhân có kĩ năng công nghệ vì không có đủ sinh viên công nghệ tốt nghiệp khỏi trường của họ. Theo họ, châu Âu cần quãng một triệu người tốt nghiệp công nghệ đến năm 2020 nhưng sẽ chỉ cho tốt nghiệp quãng 300,000 người điều có nghĩa là họ sẽ tiếp tục có thiếu hụt trầm trọng. Tuy nhiên tình huống này có thể thậm chí còn tồi tệ hơn vì nhiều người trong số những người tốt nghiệp của họ có thể không có kĩ năng đáp ứng cho yêu cầu của công nghiệp.

Một giáo sư bảo tôi: “Chúng tôi chậm hơn Mĩ để bắt kịp với thay đổi công nghệ. Chúng tôi vẫn dùng phương pháp đọc bài giảng truyền thống điều có thể không đủ tính thực tiễn cho công nghiệp. Đào tạo của chúng tôi đang nhấn mạnh nhiều vào ngôn ngữ lập trình hơn là vào các khía cạnh của phát triển phần mềm, điều là điểm yếu nhưng rất khó cập nhật chương trình để thích ứng với thay đổi công nghệ. Ngày nay phần lớn các dự án phần mềm đều lớn, phức tạp và yêu cầu những kĩ năng tinh vi hơn điều sinh viên chúng tôi được dạy trong lớp. Chẳng hạn, không có quản lí dự án phần mềm, không có đào tạo kĩ năng mềm hay làm việc tổ cho nên người tốt nghiệp của chúng tôi thường phải được đào tạo lại khi họ làm việc trong công nghiệp.”

Thiếu hụt công nhân có kĩ năng đã tạo ra thế khó xử cho các công ty châu Âu nhưng nó cung cấp ưu thế cho những người có kĩ năng trong phát triển phần mềm, đặc biệt trong di động và tính toán mây (như, Java, Android, iOS, SaaS v.v.) người sẵn lòng đổi địa điểm và làm việc ở châu Âu. Một người bạn bảo tôi rằng trong vài năm trước đã có nhiều công nhân nước ngoài tới châu Âu, đa số tới từ Ireland, các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Czech, Romania, Bulgaria, Ukraine và ngay cả Nga nhưng có nhiều người từ Ấn Độ, Pakistan, và Trung Quốc nữa. Anh ấy nói: “Làm khoán ngoài và các nhà thầu đặc biệt đang tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt có nhu cầu khổng lồ ở Anh, Hà Lan và Đức. Với một số nước đang phục hồi từ suy thoái kinh tế, các công ty bắt đầu thuê công nhân CNTT và cạnh tranh là dữ dội về các công nhân có kĩ năng.”

Bạn tôi phàn nàn: “Ở châu Âu, nhiều công nhân có kĩ năng đang làm việc như các nhà thầu độc lập. Họ thường kí hợp đồng ngắn hạn như sáu tháng tới một năm để cho họ có thể chuyển việc làm để kiếm lương tối đa vì việc thiếu hụt đang ngày một cực đoan hơn. Vấn đề mà có thể bùng nổ sớm là xung đột giữa nhập khẩu nhiều công nhân nước ngoài khi có thất nghiệp cao trong những người tốt nghiệp đại học đặc biệt ở các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hi Lạp, nơi không có việc làm.”

Theo báo chí, người thất nghiệp trẻ ở Tây Ban Nha đã đạt tới trên 50%, mức cao nhất được ghi lại ở một nước đã phát triển. Hi Lạp là 48%, Italy là 31%, Pháp và Bỉ là quãng 20%. Đức có tỉ lệ thấp nhất cỡ 9% do chương trình giáo dục đặc biệt đã bắt đầu vài năm trước nơi 65% học sinh trung học phải dành ra ba ngày một tuần ở trường hướng nghiệp để học các kĩ năng đặc biệt và hai ngày một tuần làm việc bán thời với một công ty. Tuy nhiên Đức có thiếu hụt trầm trọng công nhân CNTT có kĩ năng vì ít công nhân nước ngoài có thể nói được tiếng Đức. Bạn tôi giải thích: “Trong khu vực CNTT, nhiều công nhân tới từ Ấn Độ và Trung Quốc và họ thường học tiếng Anh, không phải tiếng Đức. Phần lớn trong họ đều muốn làm việc ở Anh hay Mĩ cho nên Đức tuyệt vọng với những công nhân này và đã từng quảng cáo trên khắp thế giới để hấp dẫn họ nhưng không thành công mấy.”

Anh ấy giải thích thêm: “Toàn châu Âu có vấn đề lớn chủ yếu bởi vì luật lao động cứng nhắc. Nếu một công ty châu Âu thuê công nhân cơ hữu, rất khó và tốn kém sa thải họ. Kết quả là, các công nhân già hơn không cần phải có năng suất và họ giữ việc làm của họ lâu nhất có thể được cho nên có giới hạn việc làm mở ra cho những người khác. Để lách luật, các công ty bây giờ thuê công nhân trẻ theo hợp đồng ngắn hạn để cho công ty không phải trả tiền thất nghiệp vì họ thường là người đầu tiên bị sa thải khi kinh doanh chậm. Kết quả là ở chỗ châu Âu không thể cạnh tranh được trong thị trường toàn cầu do môi trường làm việc không hiệu lực và không hiệu quả của nó. Nhiều người tốt nghiệp đại học kiếm lương thấp hơn vì không có thăng tiến lên các mức cao hơn do mọi người ở những mức cao hơn này “treo” trên việc làm của họ cho nên người tốt nghiệp thường đứng cuối trong các nghề mức thấp hơn và lương thấp hơn. Nhiều người cảm thấy thất vọng và bỏ đi rồi đất nước phải trả tiền cho họ về những quyền lợi do thất nghiệp. Chi phí trả cho những thanh niên thất nghiệp này được ước lượng là $30 tới $50 tỉ đô la một năm trong toàn châu Âu, điều làm bổ sung thêm cho gánh nặng thuế khoá đè lên người làm việc. Vì nhiều thanh niên không thể tìm được việc làm và tương lai có vẻ ảm đạm, hậu quả cho cả con người và kinh tế có thể kéo mãi trong một thời gian dài.”

Khi thanh niên cảm thấy rằng họ không thể đóng góp một cách tích cực cho xã hội, nhiều người bỏ trường và lâm vào ma tu‎ý, rượu chè, tội phạm và các vấn đề xã hội khác. Đồng thời, giáo dục đại học không còn được coi là một ham muốn phải có vì có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp thế, nhiều người tốt nghiệp phổ thông từ chối vào đại học và trở thành gánh nặng cho gia đình họ và xã hội. Một giáo sư bảo tôi: “Ngày nay giáo dục đại học không còn là đảm bảo cho việc làm. Chừng nào họ không học tập trong lĩnh vực có nhu cầu cao nào đó, không có việc làm cho nên không có lí do để vào đại học và đó là lí do tại sao việc ghi danh vào đại học sụt giảm lớn.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com