Thị trường việc công nghệ năm 2015

Thị trường việc công nghệ năm 2015

Theo một báo cáo kinh tế toàn cầu, thị trường việc làm công nghệ đang bùng nổ khắp thế giới. Đã có trên 1.3 triệu việc làm công nghệ mới được lấp vào trong năm 2014 nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu toàn cầu. Trong mười năm qua, ngành công nghiệp công nghệ đã tăng trưởng nhanh hơn bất kì ngành công nghiệp nào do nhiều công ty khởi nghiệp tạo ra những việc làm mới. Thị trường "nóng" này làm nảy sinh tranh đấu dữ dội giữa các công ty về những tài năng trong lĩnh vực công nghệ. Một nhà phân tích viết: “Ngày nay nếu bạn có kĩ năng công nghệ như thiết kế phần cứng hay kĩ nghệ phần mềm, bạn có thể yêu cầu lương cao hơn và cơ hội làm việc ở bất kì chỗ nào bạn muốn.”

Báo cáo này nói rằng khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi, các công ty đang bắt đầu thuê người. Đã có 250,000 việc làm mới mở ra trong một mình tháng giêng năm 2015 vì việc thuê người toàn cầu đang tăng tốc. Ngành công nghiệp dự báo rằng họ sẽ cần thêm quãng 3 triệu công nhân có kĩ năng trong năm 2015 nhưng các đại học chỉ có thể tạo ra được không tới 800,000 người tốt nghiệp công nghệ năm nay, cho nên việc thiếu hụt vẫn tiếp tục. Nhu cầu cao này về kĩ năng công nghệ đã gây ra thách thức lớn trong việc thuê người. Mọi công ti, từ các công ty khởi nghiệp cho tới các tập đoàn lớn, bắt đầu đề nghị lương cao hơn, với các tuỳ chọn cổ phần, và ích lợi đặc biệt để hấp dẫn các tài năng hàng đầu. Phần lớn các công ty không còn yêu cầu phải có kinh nghiệm cho các vị trí mới vào nghề vì họ bắt đầu tuyển sinh viên từ vài tháng trước ngày tốt nghiệp và xu hướng đó đang được bắt lấy. Các công ty lớn năng nổ tuyển mộ sớm để giúp lấp vào nhu cầu khẩn thiết của họ và các công ty nhỏ hơn đang bắt đầu làm cùng điều đó. Xu hướng thuê các sinh viên trước khi họ tốt nghiệp có thể tiết kiệm cho công ty về thời gian và tiền bạc. Bằng việc theo dõi tiến bộ của sinh viên khi họ vẫn còn trong trường, các công ty có thể tìm được người giỏi nhất đáp ứng cho nhu cầu của họ và thuê các sinh viên này trước khi họ tốt nghiệp. Trong quá khứ, các công ty đã dựa trên phỏng vấn để tìm người tốt nghiệp giỏi nhưng vấn đề là ở chỗ mọi người đều làm cùng điều này và cùng lúc cho nên cạnh tranh thành dữ dội. Bằng việc tuyển sinh viên từ nhiều tháng trước hay thậm chí sớm cả năm, công ty có cơ hội tốt hơn để có được điều họ cần. Một khi sinh viên được thuê trước khi họ tốt nghiệp, họ không tìm việc khác và công ty không có vấn đề với cạnh tranh. Quá trình này sẽ mất ít thời gian và tiền bạc hơn cách truyền thống. Một người quản lí giải thích: “Người tốt nghiệp mức vào nghề dễ đào tạo hơn; họ đam mê về nghề nghiệp của họ và sẵn lòng học bất kì cái gì. Với hướng dẫn đúng, họ sẽ có khả năng có năng suất trong thời gian ngắn và trở thành nhân viên có giá trị.”

Để thuê sinh viên khi họ vẫn còn trong trường, các công ty thường làm việc với đại học để theo dõi tiến bộ của sinh viên cũng như kiểm điểm chương trình đào tạo để chắc rằng các đại học có những đào tạo chất lượng đáp ứng cho nhu cầu của họ. Các đại học cũng được lợi bởi việc có cái vào từ công nghiệp để cải tiến đào tạo của họ cũng như việc thuê sinh viên của họ. Một người điều hành công ty giải thích: “Sự cộng tác này là quan trọng vì nó cung cấp ích lợi cho cả công nghiệp và đại học. Chúng tôi biết trường nào là tốt, trường nào có chương trình đào tạo tốt nhất và trường nào không đáp ứng nhu cầu của chúng tôi.” Trong thị trường cạnh tranh cao này, các công ty lớn có ưu thế vì họ đang dùng thương hiệu nổi tiếng của họ như chìa khoá trong việc thuê người tốt nghiệp giỏi nhất cũng như ảnh hưởng tới các chương trình đào tạo để giúp cho họ có được kĩ năng họ cần. Tất nhiên, phần lớn những người tốt nghiệp công nghệ đều muốn làm việc cho các công ty hàng đầu như Google, Facebook, Amazon, Apple và Microsoft cho nên họ sẽ lựa chọn các đại học mà có cộng tác với những công ty này để chắc rằng họ sẽ có khả năng có được việc làm tốt nhất với những khuyến khích tốt hơn, tuỳ chọn cổ phần và chia sẻ lợi nhuận.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com