Thị trường khoán ngoài CNTT 2011 - 2015

Sau khi trở thành trung tâm chế tạo của thế giới, Trung Quốc đã để lộ kế hoạch thâu tóm thị trường khoán ngoài CNTT trong những năm tới. Theo nhiều khảo cứu, thị trường khoán ngoài toàn cầu CNTT có thể đạt tới 500 tỉ đô la Mĩ trước năm 2015. Năm nay Bộ thương mại Trung Quốc sẽ tung ra chiến dịch với ngân sách hàng năm $25 triệu đô la Mĩ để thuyết phục 100 công ty toàn cầu chuyển một số công việc CNTT của họ vào Trung Quốc. Đồng thời, chính phủ đặt mục đích có 10,000 công ty trong 20 thành phố chính sẵn sàng cung cấp dịch vụ làm khoán ngoài CNTT. Nếu Trung Quốc thành công trong nỗ lực của nó để hấp dẫn nhiều tiền làm khoán ngoài CNTT, tác động có thể là khổng lồ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không tin Trung Quốc có thể thành công trong cuộc truy tìm để thâu tóm thị trường làm khoán ngoài CNTT. Mặc dầu Trung Quốc có kết cấu nền CNTT tốt hơn Ấn Độ nhưng đa số công nhân CNTT Trung Quốc không nói thạo tiếng Anh điều sẽ là nhược điểm chính trong việc lấy được kinh doanh làm khoán ngoài. Mặc dầu cả hai nước đang vật lộn để cải tiến hệ thống giáo dục của họ, kết quả cho tới giờ không thực ấn tượng. Trong số hàng triệu người tốt nghiệp mỗi năm, chỉ 23% là phù hợp cho việc làm công nghiệp. Mặc dầu các trường hàng đầu của Trung Quốc, như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa và Đại học Fudan là các đại học đẳng cấp thế giới nhưng đa số các đại học khác vẫn có chương trình đào tạo cổ lỗ, phần lớn sinh viên tốt nghiệp của họ không có kĩ năng làm việc trong thị trường việc làm CNTT. Các chuyên gia công nghiệp đã chỉ ra dữ liệu rằng kinh doanh làm khoán ngoài của Trung Quốc đang đạt tới xấp xỉ quãng $15 tỉ đô la chỉ là một phần nhỏ của gần 100 tỉ đô la của Ấn Độ năm ngoái. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ Trung Quốc hi vọng khép lại lỗ hổng này sớm do đầu tư lớn của họ và giáo dục và đào tạo.

Mặc cho những nỗ lực cải tiến, hệ thống giáo dục của Trung Quốc đã không làm mấy tiến bộ. Hệ thống giáo dục hiện hành vẫn dựa trên phong cách dựa theo đọc bài giảng nhấn mạnh vào lí thuyết, tri thức sách vở và ghi nhớ thuộc lòng. Tri thức sinh viên được đo bằng việc qua kì thi quốc gia điều nhấn mạnh vào ghi nhớ, làm nảy sinh trong hầu hết sinh viên không có kĩ năng thực hành để làm việc trong thị trường việc làm CNTT. Vài năm trước đây, một sinh viên làm luận án tiến sĩ hàng đầu ở Đại học Thanh Hoa có tên Wang Yin đã viết bức thư ngỏ 15-trang, mang tựa đề "Điều tuyệt vời của giấc mơ Thanh Hoa", giải thích lí do của anh ta về việc bỏ học chương trình khoa học máy tính. Anh ta công kích nỗi ám ảnh của trường này với việc tạo ra "bài báo nghiên cứu vô nghĩa, thay vì tập trung vào đào tạo thực hành." Sau khi bức thư ngỏ được đặt vào website của anh ta và được gửi tới nhiều báo chí, trên 100,000 sinh viên đã gửi emails ủng hộ anh ta và yêu cầu cải tổ giáo dục tốt hơn.

Không may, do khuyến khích của chính phủ, việc đăng tuyển đại học của Trung Quốc tăng lên từ mười triệu tới ba mươi triệu sinh viên mỗi năm. Phần lớn các đại học đều bị nặng gánh với quá nhiều sinh viên và kích cỡ lớp lớn hơn. Phần lớn các giáo sư phải dùng microphone để giảng bài và dựa trên kiểm tra khó hơn để loại bớt sinh viên thay vì khuyến khích họ học. Giáo dục truyền thống của Trung Quốc nghiêng về bằng cấp như biểu tượng của tri thức hơn là kĩ năng thực hành. Phần lớn các sinh viên tốt nghiệp của nó vẫn đối diện với việc chuyển đổi khó khăn lớn từ tri thức lớp học sang kĩ năng chỗ làm việc.

Nhược điểm chính khác là Trung Quốc không có đủ người điều hành có kĩ năng và người quản lí cấp trung để quản lí công nghiệp đang thay đổi nhanh. Một nghiên cứu của chính phủ chỉ ra rằng 78% công ty Trung Quốc thiếu "ứng cử viên phù hợp cho vị trí điều hành và quản lí cấp trung.” Phần lớn những người điều hành và người quản lí cấp trung thường vào chức vụ hiện thời của họ dựa trên thành tựu quá khứ của họ, điều quay lại vài thập kỉ trước. Nhiều người tiếp tục quản lí ngay cả theo cách của những năm xưa (những năm 60, 70) điều là vấn đề chính vì nhiều công ty tiếp tục mất tiền. Thành công của chế tạo đã nâng chi phí làm kinh doanh ở Trung Quốc lên, làm cho nó khó cạnh tranh được với các nước lân cận như Việt Nam, Malaysia và Philippines trong làm khoán ngoài CNTT.

Mặc dầu Ấn Độ đang làm rất tốt trong làm khoán ngoài CNTT trong nhiều năm, thành công của nó đã đem tới vấn đề khác. Với nỗ lực để giúp hàng triệu người nghèo, đặc biệt "đẳng cấp thấp", chính phủ Ấn Độ phải đặt chỉ tiêu để tăng số đăng tuyển sinh viên trongc các đại học của nó và yêu cầu họ cho tốt nghiệp nhanh chóng thật nhiều sinh viên trong CNTT theo mọi cách có thể. Luật này và chỉ tiêu người tốt nghiệp đã làm cho nhiều đại học lo lắng rằng họ sẽ đánh mất chất lượng hàn lâm của họ. Theo một nghiên cứu mới từ công nghiệp Ấn Độ, luật công bằng và giúp đỡ sinh viên nghèo từ đẳng cấp thấp đã tạo ra vài trăm nghìn người tốt nghiệp CNTT nhưng trên 70% số họ không có kĩ năng để làm việc trong ngành công nghiệp CNTT. "Việc chậm thay đổi hệ thống giáo dục" đã làm hỏng việc cung cấp công nhân có kĩ năng mà nước này cần tới. Năm ngoái, một nhà khoa học Ấn Độ có tên Radhakrishna Rao cảnh báo rằng hệ thống giáo dục của Ấn Độ đang trên "giường chết" của nó. Trong bức thư gửi cho thủ tướng, ông Rao đã làm sáng tỏ mối đe doạ bị đối diện bởi việc đăng tuyển quá tràn ngập của các sinh viên vào lĩnh vực mà phần lớn họ không có phẩm chất. Ông ấy kết luận với đòi hỏi rằng "nền giáo dục Ấn Độ sẽ bị chấm dứt trong vài năm tới vì các đại học của nó đã hoàn toàn bị khô cứng."

Vấn đề hiện thời của cả Ấn Độ và Trung Quốc đã mở ra cơ hội cho các nước khác như Nga, Đông Âu (Ba Lan, Hungary, Romania, cộng hoà Czech, v.v.) và Brazil. Các nước này đã chứng kiến việc tăng lên nhiều trong kinh doanh làm khoán ngoài trong vài năm qua khi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều có thiếu hụt công nhân có kĩ năng và không thể đáp ứng được nhu cầu toàn cầu. Khi các nước Đông Âu cải tiến hệ thống giáo dục của họ một cách vững chắc, với số các công nhân có kĩ năng cũng nói tiếng Anh tốt, cạnh tranh dành thị trường 500 tỉ đô la này sẽ gay gắt trong vài năm tới.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com