Thị trường khoán ngoài CNTT

Thị trường khoán ngoài CNTT

Tuần trước, hãng nghiên cứu công nghệ thông tin (CNTT) Capgemini đã đưa ra một nghiên cứu về trạng thái của khoán ngoài CNTT nơi họ đã làm cuộc điều tra hơn một nghìn quan chức điều hành của các công ty hàng đầu toàn cầu. Nghiên cứu này thấy rằng 25 phần trăm các quan chức điều hành nói họ đã khoán ngoài cho Nam Mĩ, so với 27 phần trăm khoán ngoài cho Trung Quốc và 60 phần trăm cho Ấn Độ. Mặc dầu Ấn Độ và Trung Quốc vẫn là điểm đến hàng đầu cho khoán ngoài, Nam Mĩ đang đuổi kịp khá nhanh chóng.

Trong các quan chức điều hành nói công ty họ đã khoán ngoài vận hành CNTT, bốn yếu tố then chốt hàng đầu là: chi phí lao động, công nhân có kĩ năng, kết cấu nền, và ổn định kinh tế. Yếu tố liên quan ít nhất là sự gần gữi với Mĩ, và gióng thẳng múi giờ. Trong những quan chức điều hành không làm kinh doanh ở Nam Mĩ, 24 phần trăm nói họ mong đợi công ty họ khoán ngoài ở đó trong năm năm tới. Trong khi điều không gây ngạc nhiên là Ấn Độ vẫn ở hàng đầu nhưng theo điều tra này, Trung Quốc và Nam Mĩ vẫn chiếm cùng mức độ, mặc dầu Trung Quốc đã tích cực trong khoán ngoài CNTT trong nhiều năm còn Nam Mĩ chỉ là người mới cho thị trường này.

Theo Steve Rudderham, Phó chủ tịch của một công ty lớn, các nước Nam Mĩ đã có những cải tiến lớn trong những năm gần đây bằng việc tạo ra lực lượng lao động kĩ năng cao với kết cấu nền CNTT hiện đại hoá và chi phí của họ tương tự như Ấn Độ và Trung Quốc vì hai nước này đã nâng giá lên đáng kể do thiếu hụt người có kĩ năng ở đó. Ưu thế khác là sự gần gũi với Mĩ nơi chỉ mất vài giờ bay từ hầu hết các thành phố chính ở Mĩ tới Nam Mĩ. Tuy nhiên, theo ông ấy cạnh tranh then chốt giữa Trung Quốc và Nam Mĩ KHÔNG phải về giá hay sự gần gũi mà là việc làm chủ tiếng Anh. Ngày nay Trung Quốc có kế hoạch đào tạo 300 triệu người nói tiếng Anh trong năm năm để chuẩn bị cho sự tiến lên của họ trong kinh tế toàn cầu. Phần lớn các nước Nam Mĩ cũng có vấn đề với tiếng Anh vì ngôn ngữ của họ phần lớn là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (Brazil). Nếu công nhân phần mềm của họ có thể nói tiếng Anh tốt, sẽ khó mà đoán được ai sẽ là người thắng. Vấn đề khác mà nhiều công ty đang tính tới là sự tiến lên của Trung Quốc trong công nghệ và việc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty nước ngoài. Một quan chức điều hành cảnh báo: “Các bạn có thể giảm chi phí hôm nay bằng khoán ngoài và cho họ công nghệ của bạn, họ sẽ cạnh tranh với bạn trong vài năm nữa từ nay. Điều an toàn hơn là khoán ngoài cho nơi bạn vẫn có ưu thế tốt hơn.” Đó là lí do khác tại sao Nam Mĩ có thể là điểm đến tiếp cho khoán ngoài.

Theo dữ liệu điều tra này, hiện thời 60% công ty đã khoán ngoài sang Ấn Độ, 27% sang Trung Quốc và 25% sang Nam Mĩ, 12% sang Philippines, 5% sang Nga và Đông Âu. Lí do chính để khoán ngoài là: 85% về chi phí, 83% về kĩ năng, 80% về hạ tầng và 80% về ổn định kinh tế.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com