Thị trường khoán ngoài 2010

Thị trường khoán ngoài 2010

Thị trường khoán ngoài phần mềm tiếp tục thay đổi khi nhiều nước đi vào cạnh tranh. Theo hãng tư vấn KPMG, năm nay Trung Quốc đã thay thế Ấn Độ như "chọn lựa hàng đầu" cho khoán ngoài phần mềm và có thể là đến trước năm 2014, thị trường khoán ngoài của Trung Quốc có thể làm ra $43.9 tỉ đô la.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ "The Times of India," người quản lí toàn cẩu của KPMG nói rằng trong khi năng lực khoán ngoài của Trung Quốc còn chưa trưởng thành như của Ấn Độ, sự tăng trưởng của thị trường khoán ngoài của Trung Quốc vẫn rất đáng kể và Trung Quốc bây giờ dẫn đầu con đường này. Cuộc điều tra của KPMG thấy rằng 42 phần trăm các quan chức điều hành công ty nói công ty của họ đã khoán ngoài sang Trung Quốc và 41 phần trăm nói họ có kế hoạch để khoán ngoài ở đó. Cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng chi phí lao động thấp và người phát triển có kĩ năng kĩ thuật là những nhân tố then chốt dẫn lái quyết định khoán nhưng kĩ năng ngôn ngữ cũng là nhân tố khác, cuộc điều tra cho thấy rằng nếu người Trung Quốc có thể cải tiến kĩ năng ngôn ngữ tốt hơn, thị phần có thể còn nhiều hơn đáng kể. Tất nhiên, các công ty khoán ngoài của Ấn Độ cũng vẫn đang làm tốt dựa trên báo cáo thu nhập gần đây. Công ty khoán ngoài lớn nhất của Ấn Độ TCS nói rằng quí đầu năm 2010 thu nhập của họ đã tăng trưởng tới 21 phần trăm tới $1.8 tỉ, trong khi lợi nhuận là $403 triệu. Công ty vừa mới kí 10 giao dịch rất lớn trị giá vài tỉ đô la trong quí một và hiện đang theo đuổi 15 giao dịch khác còn lớn hơn.

Người mới tới bất ngờ nhất là Ai Cập, nước đang nhắm trở thành tay chơi lớn hơn trong thị trường khoán ngoài. Theo một bài báo từ Reuters hồi đầu tuần này, Ai Cập đã thiết lập khuyến khích mạnh cho các công ty nước ngoài muốn làm kinh doanh ở đó. Khuyến khích này bao gồm chi phí thấp trong khu công viên công nghệ cao của họ, một số khuyến khích gần như cho không nếu công ty nước ngoài có thể thuê hơn 3000 công nhân địa phương. Chính phủ sẽ trả chi phí cho đào tạo thêm, nếu công ty nước ngoài cần bất kì loại kĩ năng đặc biệt nào. Chính phủ cũng trả mọi chi phí giao thông công cộng cho những người tới làm việc trong khu công viên công nghệ cao, và đối sánh sự khác biệt giữa chi phí viễn thông của Ai Cập và chi phí thấp nhất ở mọi nơi khác trên thế giới mà xem. Các công ty nước ngoài sẽ không phải trả thuế trong 10 năm và được tự do nhập khẩu và xuất khẩu bất kì sản phẩm nào được phát triển bên trong khu công viên công nghệ cao mà không phải đệ trình tài liệu xin phép. Chính phủ cũng giảm giấy tờ cho các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào công viên công nghệ cao, phép có thể được cấp trong vòng 3 ngày làm việc.

Theo một nghiên cứu, công nghiệp khoán ngoài của Ai Cập là khu vực phát triển nhanh nhất trong lịch sử, từ hàng triệu lên hàng tỉ đô la trong vài năm. Chính phủ Ai Cập hiểu rõ ích lợi của tạo việc làm trong kinh doanh hái ra tiền này. Bẩy năm trước đây, họ đã ban hành chính sách chỉ đạo tất cả các đại học phải tập trung vào phần mềm và đã chọn vài giáo trình từ các đại học hàng đầu ở Mĩ, Anh và châu Âu để thay thế cho hệ thống giáo dục cổ xưa của họ. Bây giờ dường như là đầu tư này đã đền đáp lại xứng đáng khi Ai Cập có nhiều sinh viên đại học nói thành thạo tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia cũng như tiếng A rập và tiếng Anh. Kĩ năng kĩ thuật của họ sánh được với sinh viên giỏi nhất ở Mĩ, Anh và châu Âu khi họ học tập cùng giáo trình và cùng lấy một loại kiểm tra và thi. Theo nhiều nguồn tin, họ có nhiều sinh viên tốt nghiệp với kĩ năng chuyên sâu như thiết kế, kiến trúc và quản lí dự án, chính là những kĩ năng ngày nay được cần tới cho hầu hết các nước đã phát triển.

Theo dự báo của chính phủ, công nghiệp khoán ngoài của Ai Cập được mong đợi sinh ra $1.5 tỉ đô la năm nay, $2.2 tỉ đô la thu nhập năm 2013, và $10 tỉ đô la năm 2015. Họ mong đợi tạo ra thêm 10 triệu việc làm cho nền kinh tế của họ trong năm năm tới. Bên cạnh tăng trưởng kinh tế mới, chính phủ Ai Cập đang xây dựng vài công viên công nghệ cao thêm khi các khu công viên hiện tại đã bắt đầu lên tới hết năng lực của chúng. Một trung tâm như vậy mới được mở tháng trước đã được sử dụng bởi các công ty Wellesley, Mass.-based Stream Global Services, công ty khoán ngoài qui trình BPO vận hành các cuộc gọi điện thoại và trung tâm hỗ như các trạm vệ tinh Syrius-XM. Theo chủ tịch của Stream, công ty của ông ấy có ý định bành trướng thêm nữa ở Ai Cập bởi vì chi phí thấp và nhiều kĩ năng tốt hơn. Stream, vận hành trên 22 nước, bắt đầu ở Ai Cập năm ngoái với 50 nhân viên và mong đợi có khoảng 5,000 nhân viên trong hai năm tới.

Người mới tới khác cho thị trường khoán ngoài là Brazil. Theo nhiều nghiên cứu, nhiều công ty Mĩ đang tìm cách đem công việc hải ngoại về gần nhà hơn một chút và Brazil được lựa chọn thay vì Ấn Độ hay Trung Quốc bởi vì sự xấp xỉ gần gũi và múi thời gian tương tự với Mĩ. Tất nhiên, chính phủ Brazil năng nổ hơn trong kinh doanh quốc tế. Thị trường Brazil cho công việc CNTT hiện thời tăng trưởng quãng 17 phần trăm một năm nhưng có thể gấp đôi trong quãng chừng một năm khi nhiều công ty đang tới đây. Trong nhiều năm qua, các công ty Mĩ lớn như IBM, EDS, HP và Accenture đã mở các tiện nghi ở Brazil để tận dụng ưu thế của nguồn lực có kĩ năng sẵn có ở đây. Thậm chí các công ty lớn của Ấn Độ như TCS, Wipro và Infosys cũng tới đây như một mở rộng của công ty của họ.

Thị trường lớn nhất cho khoán ngoài có lẽ là dịch vụ tài chính do kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng phần mềm vững chãi để đối phó với khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở Brazil cuối những năm 1980. Khu vực thứ hai là công việc ERP vì Brazil có một trong những chỗ tập trung lớn nhất các nhà tư vấn SAP và những người phát triển trên thế giới bên ngoài Đức. Do dân số lớn của Đức sút giảm, SAP đã vận hành ở Brazil trong nhiều năm, và công ty địa phương và các chi nhánh của các công ty đa quốc gia đã thiết lập các hệ thống ERP của SAP ở đó. Ngày nay thị trường khoán ngoài của Brazil được đánh giá là $1.6 tỉ đô la nhưng nó có thể tăng gấp ba trước năm 2013. Tuy nhiên, chi phí của việc làm kinh doanh ở Brazil cao hơn nhiều so với các nước châu Á hay châu Phi nhưng có ưu thế về địa điểm và sự tương đồng văn hoá.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com