Thị trường CNTT hôm nay và ngày mai

Thị trường CNTT hôm nay và ngày mai

Dường như là sau vài năm chậm lại, ngành công nghiệp công nghệ đang bắt đầu tận hưởng thời gian tốt hơn trở lại khi các doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới bắt đầu chi tiêu về công nghệ thông tin (CNTT). Theo một báo cáo của Forrester Research, công nghiệp CNTT sẽ "bùng nổ" lớn hơn trước đây bởi vì nhiều công ty coi CNTT như yếu tố chiến lược để giữ cho họ có tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Hãng nghiên cứu này dự đoán rằng chi tiêu CNTT toàn cầu sẽ tăng quãng 9 phần trăm tới hơn $1.6 nghìn tỉ đô la năm 2010 và hơn nữa trong năm năm tới.

Andrew Bartels, phó chủ tịch của Forrester Research tuyên bố: “Sụt giảm công nghệ đã hết một cách không chính thức, mọi thứ đều sẵn sàng cho chi tiêu và thuê công nghệ nhiều hơn. Thị trường công nghệ Mĩ sẽ mạnh hơn nhiều so với bất kì thị trường nào khác với chi tiêu công nghệ tăng trưởng hơn hai lần tỉ lệ tổng sản phẩm quốc nội.” Dữ liệu chỉ ra rằng trong sáu tháng qua của năm 2010, việc mua sắm toàn cầu về trang thiết bị máy tính đã tăng lên 10%, thiết bị truyền thông đã tăng lên 8%, chi tiêu phần mềm đã tăng lên quãng 11% và dịch vụ khoán ngoài CNTT đã đạt tới 8% cao hơn năm trước.

Thị trường công nghệ Mĩ không chỉ là chỗ tăng trưởng mà thị trường châu Âu cũng được dự báo có tăng trưởng mạnh nhất trong nhiều năm qua nơi mua sắm công nghệ sẽ tăng lên 12%. Nghiên cứu cũng dự đoán rằng thị trường công nghệ ở Canada sẽ tăng trưởng 10%, ở châu Á Thái bình dương tăng 8%, và Mĩ Latin tăng 7%. Với ngoại lệ về Đông Âu, Trung Đông và châu Phi, gần như mọi nước sẽ tận hưởng tăng trưởng có ý nghĩa với thị trường công nghệ của họ. Forrester Research dự đoán rằng việc thuê người trong công nghệ sẽ tăng lên vào cuối năm và tiếp tục trong vài năm tới với lương cũng tăng ít nhất 6% mỗi năm vì vẫn còn thiếu hụt công nhân có kĩ năng trong mọi nước.

Trong toàn bộ sụt giảm kinh tế, phần lớn các công ty phải cắt giảm nhiều công nhân nhưng ngành công nghiệp công nghệ vẫn còn ổn định với việc cắt giảm tối thiểu. Trong vài năm tới, sự thịnh vượng là sáng lạn cho những người phát triển Web bởi vì nhiều công tin đang dựa vào website của họ để bán sản phẩm và dịch vụ. Nhiều chính phủ cũng tăng sự phụ thuộc vào websites để cung cấp dịch vụ cho công dân cho nên những người có kinh nghiệm phát triển web sẽ không có vấn đề tìm được việc. Theo Forrester, nhu cầu về người phát triển Web vẫn còn rất mạnh trên toàn thế giới nhưng lĩnh vực này cũng đã trở nên chuyên môn hoá hơn khi nhiều công cụ và công nghệ hơn là sẵn có. Việc được tìm nhiều nhất sau đó là chuyên viên an ninh mạng, kiến trúc sư mạng, và người quản lí dự án phần mềm. Forrester Research thấy rằng hơn 30% các công ty được điều tra lập kế hoạch thuê nhiều người phát triển Web hơn trong năm nay và như một biện pháp đáp ứng với nhu cầu mạnh, hầu hết người phát triển Web đều nói họ nhận được tăng lương giữa 6% tới 12% năm ngoái.

Tăng trưởng CNTT cũng cấp nhiên liệu cho công nghiệp khoán ngoài ở Ấn Độ. Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội quốc gia các công ty phần mềm và dịch vụ (NASSCOM), khoán ngoài CNTT sẽ tạo ra 30 triệu việc làm thêm (10 triệu việc trực tiếp và 20 triệu người gián tiếp) đến trước năm 2020. Trong mười năm trước, công nghiệp khoán ngoài CNTT đã sử dụng trực tiếp quãng 3 triệu người phần mềm và gián tiếp tạo ra 18 triệu việc làm phụ. NASSCOM dự đoán rằng lương thu nhập khoán ngoài CNTT và phát triển kĩ nghệ sẽ đạt tới quãng $1.4 nghìn tỉ trước năm 2020. Tuy nhiên, nghiên cứ này cũng cảnh báo rằng tăng trưởng thu nhập công nghệp đã tăng lên 40 phần trăm qua mười năm qua có thể chậm lại do thiếu hụt công nhân có kĩ năng chất lượng. Hiện thời, công nghiệp CNTT Ấn Độ đang kinh qua thiếu hụt trầm trọng người có kĩ năng, điều dẫn tới "cuộc chiến nội bộ" giữa các công ty về các tài năng. Quãng một phần ba công nhân phần mềm Ấn Độ đang đổi việc làm mọi năm để có được lương và vị trí tốt hơn. Những người tuyển mộ công ty báo cáo rằng họ phải đổ "điểm thưởng phụ" để quyến rũ tài năng về công ty họ. Khuyến khích phổ biến nhất là lương cao hơn 10% hay hơn hay thưởng phụ như nghỉ phép dài hơn, nhiều bổ nhiệm ở nước ngoài, và thưởng tiền khi kí làm việc.

Khi thị trường CNTT tiếp tục tăng trưởng với nhu cầu cao về công nhân, nhiều nước đang nhảy vào thị trường này. Trung Quốc được coi là "đối thủ then chốt" có thể cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ. Trung Quốc có kết cấu nền tốt hơn, nhiều khuyến khích của chính phủ hơn, chi phí thấp hơn nhưng nhược điểm then chốt là sản phẩm chất lượng thấp, người quản lí được đào tạo kém, thiếu sự bắt buộc tuân thủ sở hữu trí tuệ, và vấn đề lớn với sao chép lậu phần mềm. Theo vài nghiên cứu, phần lớn các công ty phương tây ngần ngại khoán ngoài cho Trung Quốc do sợ các công ty Trung Quốc sao chép sản phẩm của họ và bán chúng với giá rẻ hơn nhiều. Ken Brown, một nhà tư vấn doanh nghiệp Trung Quốc giải thích: “Trung Quốc đã làm điều đó với sản phẩm tiêu thụ như TV, hàng tiêu dùng gia đình, hệ thống stereo, máy tính, vật dụng điện tử v.v bằng việc sao chép các sản phẩm của Nhật và Hàn Quốc. Họ đang làm cùng điều đó với xe máy, ô tô, máy móc v.v., không có lí do họ sẽ dừng lại cái gì. Ngày nay bạn có thể mua nhiều "sản phẩm giả mạo" được làm ở Trung Quốc vì chúng được xuất khẩu ở mọi nơi. Tôi KHÔNG nghĩ Trung Quốc sẽ có khả năng đẩy Ấn Độ sang bên trong thị trường CNTT. Hệ thống giáo dục của họ đã không theo kịp với phần còn lại của thế giới, họ vẫn tập trung vào việc học nhồi nhét và qua kì thi mà không có khía cạnh thực hành. Công nhân CNTT của họ chỉ có thể làm những công việc giới hạn, như lập trình và kiểm thử nhưng có rất ít quan niệm về thiết kế hay xây dựng hệ thống lớn hơn. Phần lớn các công ty CNTT đều không được quản lí tốt, phần lớn các sản phẩm đều có khiếm khuyết cao vì họ vẫn đang học cách làm doanh nghiệp toàn cầu. Ngược với nhiều dự đoán, tôi KHÔNG nghĩ Trung Quốc có thể đi rất xa bởi vì "cách nghĩ" của họ về xây dựng sản phẩm chất lượng thấp hay sao chép sản phẩm của ai đó và bán chúng với giá rẻ hơn. Nếu bạn nhìn vào mọi thứ mà họ xây dựng, chất lượng rất thấp, có thể còn chấp nhận được với một số sản phẩm rẻ như đồ chơi, quần áo, giầy dép nhưng với phần mềm, điều đó là không thể nào chấp nhận được."

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com