Thế lưỡng nan việc làm

Thế lưỡng nan việc làm

Tuần trước, một sinh viên đã hỏi tôi: "Trong thời đi xuống của kinh tế này, người ta không thể có được việc làm nếu không có kinh nghiệm, nhưng người ta không thể có được kinh nghiệm nếu không có việc làm. Vậy chúng tôi có thể làm được gì?” Tất nhiên, nhiều sinh viên tốt nghiệp đang đối diện với cùng thế lưỡng nan này ngày nay. Vào thời khó khăn, ngay cả người có kinh nghiệm cũng vật lộn đề tìm việc. Cho nên đây là câu chuyện về một cựu sinh viên đã quay lại và kể cho lớp của tôi năm ngoái.

David tốt nghiệp năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Giống như nhiều sinh viên đại học khác, anh ta không tìm được việc làm cho nên anh ta tới một công ty nhỏ nơi người chủ đang thử đưa ra thị trường một sản phẩm phần mềm mới nhưng không có tiền để thuê người thực hiện nó. David nói với người chủ: “Tôi sẽ làm việc cho ông để xây dựng sản phẩm mới của ông mà không có lương, nhưng tôi khẩn khoản cần ông cho tôi một chức danh thích hợp với việc mà tôi sẽ làm: 'Phụ tá quản lí dự án'. Nếu tôi hoàn thành sản phẩm, ông sẽ cho tôi một phần lợi nhuận mà ông nghĩ là hợp lí vì tôi làm hầu hết mọi công việc. Sau đó, tôi sẽ cần một giới thiệu tốt để tìm việc khác."

Anh ta dành ra tám tháng tiếp để làm việc cho người chủ này. Cùng nhau họ đã hoàn thành sản phẩm này nhưng không thể bán được nó. Tuy nhiên, người chủ nói việc của David là làm việc trên sản phẩm này không chỉ để bán nó, chừng nào anh ta vẫn làm tốt, anh ta sẽ có được điều anh ta yêu cầu dưới dạng lời giới thiệu tới các công ty khác. Những lời giới thiệu này cùng với bản lí lịch có chứa chức vụ dự án, cuối cùng đã dẫn tới việc làm với công ty phần mềm khác. David nói với lớp: “Tôi tiếp tục tìm việc làm sau khi tốt nghiệp nhưng vào đỉnh cuộc khủng hoảng, mọi công ty đều dừng thuê người cho nên tại sao phải bận tâm làm cái gì đó mà chẳng hi vọng gì được thuê. Tôi cần kinh nghiệm cho nên tôi tới ông Thomas để giúp ông ấy mà không có trả tiền gì bởi vì ông ấy không thể đảm đương được việc trả tiền cho tôi. Về căn bản, tôi thu được nhiều kinh nghiệm và với điều đó tôi kiếm được một việc rất tốt được đề nghị. Nếu ông Thomas mà có khả năng bán được sản phẩm của ông ấy trong tương lai, tôi sẽ có một cổ phần nhỏ trong lợi nhuận của ông ấy, điều đó giống như để tiền vào tài khoản tiết kiệm và chờ cho nó chín muồi.”

Tôi đề nghị David cho sinh viên vài lời khuyên cho nên anh ấy nói với họ: “Các bạn phải biết tới bản thân mình, kĩ năng của mình và giá trị các bạn có thể đóng góp. Tôi muốn có kinh nghiệm phát triển phần mềm nào đó cho nên tôi đã tình nguyện làm việc cho ông Thomas để có được điều tôi cần. Tất nhiên, tôi biết điều tôi sẽ nhận được khi trao đổi. Với tôi, đó là chức vụ mà tôi có thể thêm vào trong bản lí lịch của mình và lời giới thiệu tốt chỉ ra rằng tôi có kinh nghiệm. Loại đền bù này là về giá trị nhận được đối với giá trị cho đi chứ KHÔNG về tiền. Tất nhiên, nếu tôi muốn tiền thì tôi sẽ KHÔNG có được nó. Điều tôi tìm là cơ hội để “NÂNG" bản thân tôi ra khó thế lưỡng nan của việc không có kinh nghiệm.”

Điều David đã làm là một ý tưởng độc đáo để thoát ra khỏi thế lưỡng nan mà nhiều người trong các bạn đang đối diện ngày nay. Đầu tiên, bạn phải KHÔNG chờ đợi cơ hội tới cho bạn mà bạn phải TẠO ra cơ hội cho bản thân mình. Bạn có thể muốn tình nguyện làm việc cho một công ty hay tổ chức từ thiện để thu được đủ kinh nghiệm để cho bạn có thể tìm được việc trả lương tốt hơn. Ý tưởng là giữ cho bản thân mình bận rộn và làm cái gì đó tích cực để thu được việc truy nhập vào thị trường việc làm. Nếu bạn đã tốt nghiệp, ĐỪNG từ bỏ hay ở nhà bởi vì trong vài tháng, bạn sẽ quên mất điều bạn đã học trong trường rồi cảm thấy thất vọng. ĐỪNG tự trách mình hay cảm thấy cay đắng về cái gì, cuộc khủng hoảng này xảy ra ở mọi nơi và có nhiều người cũng không thể tìm được việc làm như bạn. Bạn cần biết rằng "Tìm việc là việc làm toàn thời, và bạn phải liên tục tìm mọi ngày cũng giống như bạn đang đi làm vậy.” Bạn có thể giải quyết thế lưỡng nan của "Không thể có việc mà không có kinh nghiệm và không thể có kinh nghiệm mà không có việc” bằng việc tạo ra giải pháp riêng của bạn và mạnh dạn thực hiện nó.

Một số bạn có thể nghĩ: “Tôi đã dành nhiều năm ở trường học, tôi đã có bằng cấp và tôi KHÔNG làm gì mà không có thù lao.” Nếu bạn quá tự hào về bằng cấp của mình hay thành đạt của mình thì bạn nên vượt qua nó đi. Đừng để bản ngã của bạn len vào trên đường. Có nhiều "người tự hào" với "không việc làm" trên thế giới này, nhiều người vẫn sống cùng cha mẹ họ và dành thời gian để "cảm thấy cay đắng" về bản thân mình. Trong thị trường cạnh tranh cao độ này, loại tự hào đó chẳng có giá trị gì. Nếu bạn chọn tạo ra cơ hội riêng của mình, bạn sẽ thu được kinh nghiệm công nghiệp mà sẽ giải quyết cho thế lưỡng nan của “không có kinh nghiệm” và chung cuộc sẽ dẫn tới việc làm tốt. Tương lai là sáng lạn cho những người biết cách đi tới đó và sẵn lòng lấy bước đầu tiên.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com