Thế lưỡng nan về kẽ hở kĩ năng

Thế lưỡng nan về kẽ hở kĩ năng

Ngày nay sinh viên đại học đang đối diện với thế lưỡng nan về kẽ hở kĩ năng. Mặc dầu các công ty đang thuê công nhân có kĩ năng kĩ thuật chuyên sâu nhưng nhiều sinh viên đại học vẫn bị lẫn lộn về họ cần kĩ năng nào và lĩnh vực học tập nào cần chọn lựa. Đây là vấn đề chính cho nhiều nước do thiếu hiểu biết về các kĩ năng khoa học, công nghệ, kĩ nghệ hay toán học (STEM) là gì, chúng làm gì và tại sao có nhu cầu cao thế về chúng trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này. Kết quả là, trên khắp thế giới hàng triệu người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp hay làm những việc lương thấp mà không có tương lai.

Có quan niệm sai rằng chỉ các nước đã phát triển mới cần công nhân có kĩ năng STEM. Sự kiện là các nước đang phát triển cần công nhân có kĩ năng STEM nhiều hơn vì họ cần những người này để thiết lập ngành công nghiệp công nghệ riêng của họ, để tăng trưởng nền kinh tế riêng của họ, và để tạo ra nhiều việc làm hơn cho người của họ. Khi tôi dạy ở Đông Âu và châu Á mùa hè năm ngoái, tôi thấy rằng có nhu cầu khổng lồ về kĩ năng STEM ở mọi nước. Một người chủ công ty ở Trung Quốc bảo tôi rằng ông ấy có hàng trăm việc làm mở ra nhưng không thể tìm đủ người xin vào đủ phẩm chất. Ngay cả Ấn Độ cũng có thiếu hụt. Một người quản lí cấp cao trích dẫn rằng có trên 2500 việc làm công nghệ được đăng trong báo chí hàng tuần mà không có người xin làm. Từ Ba Lan, Hungary tới Malaysia và Philippines, có tình huống tương tự về những việc làm mở ra mà không có người xin làm nhưng đồng thời có nhiều người tốt nghiệp đại học không có việc làm.

Ngày nay phần lớn các công ty không cung cấp đào tạo tại chỗ làm việc nữa vì các công nhân được đào tạo thường chuyển việc làm, nhưng họ sẵn lòng trả nhiều tiền hơn cho những công nhân có kĩ năng và kinh nghiệm. Kết quả là, trách nhiệm về phát triển kĩ năng đang dịch chuyển từ công ty sang người tìm việc. Dịch chuyển này đặt ra nhiều sức ép lên hệ thống giáo dục để cung cấp đào tạo kĩ năng được công nghiệp cần nhưng phần lớn các trường lại ngần ngại làm điều này và sinh viên bị mắc kẹt trong thế lưỡng nan kẽ hở kĩ năng này.

Một người chủ công ty ở châu Á nói với tôi rằng ông ấy đã cố gắng làm việc với các đại học để nhận diện các kĩ năng ông ấy cần để lấp vào các việc làm sẵn có nhưng nhiều đại học bác bỏ điều đó vì họ không muốn được bảo cho họ phải dạy cái gì. Ông ấy nói rằng một giáo sư nói thẳng với ông ấy rằng đại học không phải là trường hướng nghề để đào tạo công nhân cho công nghiệp. Tôi giải thích cho ông ấy rằng vấn đề này là khó giải quyết vì có hai cách nhìn tương phản. Cách nhìn của doanh nghiệp là về có kĩ năng đúng để đáp ứng nhu cầu duy trì tính cạnh tranh trong thị trường được toàn cầu hoá này. Người doanh nghiệp quen với nhịp độ nhanh và năng nổ thích nghi với thay đổi cho nên họ thất vọng với đáp ứng chậm từ đại học. Cách nhìn của giáo dục tương phản lại, theo nhịp chậm hơn nhiều nơi ổn định là nguyên lí cho nên các nhà giáo dục rất ngần ngại về bất kì thay đổi nào. Ngay cả cải tiến giáo dục cũng chỉ xảy ra sau nhiều thảo luận, hội họp, kiểm điểm và thương lượng.

Một quan niệm sai khác trong thanh niên là việc có bằng cấp có thể giúp họ có được việc làm. Điều quan trọng với các đại học là để cho sinh viên biết rằng bằng cấp không đảm bảo cái gì chừng nào họ không có kĩ năng, đặc biệt là những kĩ năng mà thị trường việc làm đòi hỏi. Sinh viên phải nhận trách nhiệm thiết lập và quản lí các mong đợi nghề nghiệp riêng của họ vào lúc mà cạnh tranh việc làm đã là dữ dội. Mặc dầu các đại học giáo dục sinh viên trong nhiều lĩnh vực học tập nhưng sinh viên phải lựa chọn cái gì là tốt nhất cho họ dựa trên các hướng dẫn nghề nghiệp với đầy đủ thông tin và sự kiện về cả thị trường việc làm địa phương và toàn cầu. Điều quan trọng là nói tới sự kiện rằng có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp vì họ chọn các lĩnh vực học tập không có nhu cầu hay không có cơ hội để tạo ra việc sống tốt.

Không có hướng dẫn đúng từ đầu, nhiều sinh viên không biết những sự kiện này cho tới khi quá trễ và họ có thể bị thất vọng. Nên có đối thoại về điều giáo dục đại học dành cho cái gì và nó có thể giúp được gì. Đại học cũng phải nói rõ ràng mong đợi của nó đối với sinh viên về nghề nghiệp của họ và yêu cầu sinh viên làm việc với các cố vấn nghề nghiệp về lựa chọn của họ. Điều được khuyến cáo nhiều là các đại học thu xếp các cuộc viếng thăm từ những người đại diện cho công nghiệp và doanh nghiệp để giải thích về những nghề nào đó cho sinh viên. Hiện thời có một số giới hạn các cuộc hội thảo nghề lập kế hoạch nghề nghiệp để hướng dẫn cho sinh viên khi họ vào đại học để tuỳ họ hình dung ra phải chọn học gì và chọn con đường nghề nghiệp nào. Không có thông tin đúng nhận diện các cơ hội việc làm tiềm năng sánh đúng với tập kĩ năng và giáo dục nào đó, kẽ hở kĩ năng này tiếp tục đe doạ sự tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và ngăn cản nhiều thanh niên niên đang hăm hở là người có năng suất khi kiếm sống với đồng lương tốt.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com