Thế lưỡng nan tự động hoá
Thế lưỡng nan tự động hoá
Trong hơn 30 năm, Trung Quốc đã là trung tâm chế tạo của thế giới vì chi phí lao động thấp. Bằng việc có sự hỗ trợ mạnh của chính phủ và chi phí lao động thấp, Trung Quốc đã tăng năng lực chế tạo của nó và hấp dẫn nhiều đầu tư. Tuy nhiên, sau ba thập kỉ tăng trưởng, "phép màu chế tạo" của Trung Quốc đang chậm dần nhanh chóng do nhiều công ty nước ngoài đang dời đi. Ở mọi thành phố, các công nhân cơ xưởng dừng làm việc và đòi lương cao hơn, mọi người cũng biểu tình chống việc tàn phá môi trường, và chính phủ đang thay đổi hỗ trợ của nó cho một số công ty nước ngoài.
Trong vài năm qua, nhiều công ty nước ngoài đã chuyển đi, đóng cơ xưởng của họ và đẩy hàng triệu công nhân ra khỏi công việc. Thất nghiệp cao trong các công nhân cơ xưởng bây giờ đạt tới giai đoạn gay gắt đe doạ sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc. Một người quản lí phương tây giải thích: “Ngày nay Trung Quốc không còn là chỗ đúng để chuyển việc chế tạo tới. Chi phí cao, công nhân biểu tỉnh mọi lúc, tham nhũng ở mọi nơi, chất lượng kém. Tiến bộ của robotics cho phép các công ty đem việc chế tạo của họ trở về nhà với phẩm chất tốt hơn và chi phí thấp hơn. Nói cách khác, robots giết chết khoán ngoài chế tạo.”
Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng đất nước đã mất "ưu thế chi phí thấp," nhưng nó cũng có thể mất thị trường xuất khẩu sớm nếu họ không làm hành động nào. Tháng 5/2015, chính phủ tuyên bố "kế hoạch mười năm" có tên “Made in China 2025” để hiện đại hoá các cơ xưởng của nó bằng công nghệ robotic, và phần mềm tự động hoá để cạnh tranh với các nước phương tây. Chẳng hạn, Foxconn, có hơn một triệu nhân viên ở Trung Quốc muốn robots hoàn thành 70% công việc của nó trước năm 2018. Khi các cơ xưởng Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào tự động hoá, nó phải chi nhiều tiền để mua robots từ Mĩ và châu Âu vì Robots Trung Quốc chưa có khả năng thực hiện các công việc phức tạp. Một người quản lí Trung Quốc phàn nàn: “Trong quá khứ, người nước ngoài đã đổ hàng tỉ đô la đầu tư vào nước chúng tôi nhưng bây giờ chúng tôi đang đổ hàng tỉ đô la để mua robots từ Đức hay Mĩ. Khi chúng tôi nhìn vào những giao tác này, điều đó không có nghĩa vì tiền tới nhanh nhưng rời đi cũng chóng.”
Kế hoạch tự động hoá của chính phủ đang đẩy hàng trăm triệu công nhân ra khỏi công việc, và giận dữ đang đạt tới giai đoạn gay cấn với các cuộc biểu tình khổng lồ của công nhân ở nhiều thành phố. Một nhà kinh tế Trung Quốc phàn nàn: “Không có chiến lược chút nào. Ba mươi năm trước, họ khuyến khích mọi người rời bỏ thôn làng và đi tới thành phố để kiếm việc làm cơ xưởng tốt hơn. Giờ họ bảo mọi người trở về thôn làng làm công việc nông nghiệp để cho họ có thể hiện đại hoá cơ xưởng của họ bằng robots. Tuy nhiên, phần lớn đất đai màu mỡ đã mất đi như một phần của kế hoạch xây dựng cơ xưởng những năm 1970. Phần lớn các sông ngòi, hồ ao đã bị ô nhiễm cao với các phế thải độc hại từ các cơ xưởng. Hàng triệu người có thể làm gì? Không có đất còn lại cho nông nghiệp. Đó là loại chiến lược gì vậy?”
Vấn đề lớn khác cho Trung Quốc là lực lượng lao động có giáo dục bị thất nghiệp của nó. Trong hai mươi năm qua, chính phủ đã khuyến khích nhiều người vào đại học, và con số thanh niên vào đại học đã tăng bốn lần khi so sánh với những năm 1950. Hệ thống đại học Trung Quốc tạo ra trên bẩy triệu người tốt nghiệp hàng năm, nhưng hệ thống giáo dục cổ lỗ làm nảy sinh nhiều người tốt nghiệp không thể có việc làm. Ngày nay con số người tốt nghiệp đại học thất nghiệp đã tăng lên cao mọi lúc và sẽ còn tồi tệ hơn vì chế tạo tiên tiến yêu cầu các kĩ năng cao hơn mà phần lớn họ không có. Năm ngoái, những người lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu khuyến khích việc dẹp bỏ xuất khẩu đầu thấp để thúc đẩy chế tạo công nghệ cao làm tăng việc làm cho người có giáo dục cao, nhưng câu hỏi vẫn còn lại: Trung Quốc có thể cải tiến hệ thống giáo dục của nó để tạo ra người đủ kĩ năng phát triển công nghiệp công nghệ cao không?
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com