Thế lưỡng nan dữ liệu lớn

Thế lưỡng nan dữ liệu lớn

Hai mươi năm trước, khoán ngoài phần mềm đã là dẫn lái then chốt cho thịnh vượng kinh tế đối với nhiều nước đang phát triển và Ấn Độ đã thành công trong việc chi phối thị trường này với trên $100 tỉ đô la thu nhập hàng năm. Công thức thành công của Ấn Độ là có nhiều người lập trình và người kiểm thử nói tiếng Anh, người sẵn lòng làm việc chỉ với một phần của chi phí cho công nhân ở các nước đã phát triển. Trong trận chiến này, Trung Quốc đã không làm tốt cho dù nó cũng có nhiều người lập trình và kiểm thử nhưng họ không nói tiếng Anh tốt như công nhân của Ấn Độ.

Năm năm trước, ứng dụng di động đã là dẫn lái khác cho thịnh vượng kinh tế đối với nhiều nước đang phát triển. Trong trận chiến này, đã có nhiều nước cạnh tranh giành thị trường được ước lượng có thu nhập hàng năm $40 tỉ đô la. Cho tới giờ Ấn Độ dã là người thắng then chốt vì nó có thể thay đổi nhanh chóng bằng việc cung cấp đào tạo cho người lập trình và kiểm thử của nó trong các nền IOS của Apple và Android của Google. Tuy nhiên trận chiến để chi phối thị trường app di động vẫn còn đang bị tranh giành khi nhiều máy tính bảng và nền di động mới đang được phát triển.

Dẫn lái tiếp cho thịnh vượng kinh tế có thể là Big Data nơi thị trường được ước lượng có giá trị hơn $150 tỉ đô la thu nhập hàng năm, khi các công ty toàn cầu đang tìm nhiều công nhân có kĩ năng hay các nước mà họ có thể làm khoán ngoài. Big Data là về thông tin mà các công ty có về nội bộ hay thu thập từ các nguồn ngoài như internet và tổ hợp và phân tích chúng để có được thông tin có giá trị. Các công ty đang dùng Big Data dự báo xu hướng thị trường để tạo ra các cơ hội cho tăng trưởng và cạnh tranh. Đây là khu vực mới hoàn toàn yêu cầu nhiều đào tạo đặc biệt trong phân tích dữ liệu và trinh sát doanh nghiệp. Vì điều này là mới thế, ít đại học thậm chí có chương trình đào tạo hay giáo sư để dạy nó, cho nên đó là cơ hội mở rộng cho bất kì ai. Ngành công nghiệp dự báo rằng họ cần ít nhất 200 nghìn nhà khoa học dữ liệu đến năm 2015 cho nên có việc xô vào phát triển nhiều nhà khoa học dữ liệu trong các nước như Ấn Độ và Trung Quốc cũn như các nước đang phát triển khác. Cả hai chính phủ Ấn Độ và Trung Quốc đã tuyên bố rằng đây là ưu tiên then chốt trong đào tạo để có ít nhất 50,000 nhà khoa học dữ liệu trong năm năm tới.

Nhà khoa học dữ liệu là người phát triển phần mềm với đào tạo chuyên sâu về toán học, thống kê, trí tuệ nhân tạo, và học máy. Họ làm việc trên mọi kiểu dữ liệu để dự báo về xu hướng mà có thể giúp cho công ty lập kế hoạch cho tương lai. Vì đây là kĩ năng đa ngành, và yêu cầu ít nhất là bằng thạc sĩ trong phân tích Big Data, rất hiếm khi tìm được đủ các nhà khoa học dữ liệu ở bất kì nước nào. Hiện thời Ấn Độ đang nổi lên như nước năng nổ nhất trong phát triển công nhân trong giải pháp Big Data nhưng theo báo cáo công nghiệp, có nhiều nước khác cũng đang phát triển các đào tạo để xây dựng lực lượng lao động mạnh để cạnh tranh về thị trường sinh lời này. Báo cáo này nói rằng trên toàn cầu, các công ty sinh ra và tiêu thụ 1.8 zettabytes dữ liệu trong năm 2011 và được mong đợi tăng lên 35 zettabytes đến năm 2015. (Một zettabyte là một nghìn tỉ gigabytes, hay một tỉ terabytes.) Và họ sẽ cần nhiều nhà khoa học dữ liệu hơn Ấn Độ và Trung Quốc có thể cung cấp trong năm năm tới. Hiện thời, có thiếu hụt 100 nghìn nhà khoa học dữ liệu được đào tạo trên toàn cầu và thiếu hụt này vẫn tiếp tục tăng trong vài năm tới.

Kinh doanh về Big Data đã đạt tới điểm găng ở các nước phương Tây nơi phân tích Big Data đang hình thành nên các chiến lược cho nhiều công ty toàn cầu. Một nhà phân tích phố Wall nói: “Bất kì ai kiểm soát được Big Data sẽ kiểm soát được toàn thể thị trường phần mềm vì nó lớn hơn mọi phát triển phần mềm và ứng dụng di động tổ hợp lại và nó có thể tăng trưởng thành thị trường lớn nhất đáng giá hàng nghìn tỉ đô la trong mười năm tới.” Đó là lí do tại sao Microsoft, Google, Facebook, IBM, Oracle, và Amazon đang đặt tương lai của họ lên khu vực mới này nhưng câu hỏi chính là: họ có thể tìm đâu ra công nhân?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com