Thế lưỡng nan của Trung Quốc
Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, trên 32% người tốt nghiệp đại học gần đây ở Trung Quốc bị thất nghiệp. Và thậm chí một số người đang có việc là đang làm các việc không liên quan gì tới giáo dục của họ. Báo chí Trung Quốc đầy những câu chuyện về người tốt nghiệp làm việc như thủ quĩ, người phục vụ bàn, người nấu ăn, công nhân dây chuyền lắp ráp và thậm chí làm cả việc dọn rác. Thực ra, viễn cảnh cho người tốt nghiệp có giáo dục đại học còn tồi hơn cho những lao động kĩ năng thấp. Riêng năm 2011, lương cho công nhân lao động đã tăng 14.9 % nhưng lương cho công nhân có giáo dục đại học chỉ tăng 0.8%. Trong khi giáo dục đại học đã được coi là tấm vé tới tương lai sáng sủa hơn ở Trung Quốc, nhưng ngày nay nó rất ảm đạm vì phần lớn người tốt nghiệp đại học không có những kĩ năng để làm việc trong công nghiệp.
Suốt thập kỉ qua, số người có giáo dục đại học của Trung Quốc đã tăng lên tám lần, từ 830,000 tốt nghiệp năm 1998 lên tới 6.8 triệu người trong năm 2012 nhưng hệ thống giáo dục của nó, bắt đầu ngược dòng thời gian từ những năm 60, đã không thay đổi mấy cho nên hầu hết điều họ học đều lỗi thời. Tất nhiên, người tốt nghiệp của chính những trường tốt nhất như Đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa, Phục Đán, và Giao thông Thượng Hải có thể mong đợi viễn cảnh việc làm tốt, nhưng hàng triệu người tốt nghiệp từ các trường bên thứ hai, hay thứ ba đang đối diện với khó khăn hơn nhiều vì phần lớn trong họ không có kĩ năng đúng và không có tri thức hiện thời và sẽ không có khả năng kiếm được việc làm tốt. Một nhà phân tích công nghiệp giải thích: “Nhiều sinh viên và gia đình của họ vẫn tin rằng bằng cấp đại học sẽ làm cho họ có việc làm tốt. Điều đó đã đúng từ hai mươi năm trước nhưng không còn đúng nữa vì công nghệ thay đổi nhưng hệ thống giáo dục không đổi. Không có hướng dẫn cho sinh viên, không có thông tin về điều công nghiệp cần, không phương hướng về nền kinh tế đang nhắm vào đâu nhưng sinh viên vẫn được khuyến khích vào đại học mà không có kế hoạch nào cho tương lai của họ. Vì mỗi gia đình có một con, từng sinh viên được toàn thể gia đình hỗ trợ để vào đại học nhưng không ai giải thích cho họ học gì cho nên nhiều người lựa chọn các khu vực không thực tế như nghệ thuật, văn học, lịch sử hay xã hội học và gần đây là sân khấu và âm nhạc điều không có nhu cầu cao làm nảy sinh số người tốt nghiệp bị thất nghiệp cao.”
Theo cách này, câu chuyện của Meng Hua, 22 tuổi, đã là điển hình. Theo lời khuyên của một người bạn, người nói với cô ấy rằng việc làm người mẫu sẽ là tốt, cô ấy quyết định học âm nhạc và hi vọng trở thành ngôi sao điện ảnh hay người mẫu thời trang. Sau khi tốt nghiệp, cô ấy thấy rằng không có những việc làm như nữ nghệ sĩ và người mẫu. Cô ấy làm việc một thời gian ngắn như giáo viên nhạc, rồi bán điện thoại di động ở thị trường, cuối cùng làm việc như một thư kí trong công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, trong vài tháng cô ấy bỏ việc sau khi bị đối xử tệ bởi các công nhân nam khác. Cô ấy thừa nhận: “Không có việc làm tốt cho riêng phụ nữ, việc làm được trả lương kém hơn và bạn phải xử trí với nhiều quấy rối vì ngoại hình của bạn. Không có gì tồi tệ hơn làm việc như một thư kí trong ngành công nghiệp do nam chi phối." Cô ấy bây giờ làm việc như một người lắp ráp điện tử ở thành phố Quảng Châu, ở chung căn họ với mười cô gái khác; phần lớn trong họ đều không có giáo dục chính thức. Cô ấy làm việc 12 giờ một ngày và nói rằng cô ấy "kiệt sức" mọi lúc. Được hỏi về giáo dục đại học của mình, cô ấy nói: “Rất khó mô tả được cảm giác về thất vọng và chán nản. Nếu tôi biết, tôi chắc đã học cái gì đó khác mà có tương lai tốt hơn.”
Trong hai mươi năm qua, phần lớn tăng trưởng của Trung Quốc đã được cấp nhiên liệu bởi các khu vực có lao động chi phí thấp như chế tạo và xây dựng cho nên đã có ít việc làm hơn cho người tốt nghiệp đại học. Xem như kết quả, nhiều người tốt nghiệp đại học đã quyết định đi theo phong cách công nhân lao động. Trong số những công nhân lao động kĩ năng thấp năm 2011, toàn bộ 35% đã có bằng đại học, theo cuộc điều tra của Liên hiệp công đoàn Trung Quốc. Một quan chức chính phủ thừa nhận: “Tôi không nghĩ rằng bất kì ai có bằng đại học lại mơ ước làm việc trong cơ xưởng. Tuy nhiên, họ làm như vậy bởi vì đó là việc tốt nhất họ có thể kiếm được và lương họ nhận được là tốt hơn họ có thể kiếm được trong văn phòng như một thư kí hay người bán hàng.” Một người tốt nghiệp kiến trúc gần đây, Zhu Wei, 24 tuổi, phải tự bằng lòng với việc làm như một người ở dây chuyền lắp ráp của cơ xưởng sau khi không tìm được việc nào dùng kĩ năng của anh ta như một kiến trúc sư: “Điều tôi đã học được ở trường không liên quan gì tới công việc của tôi, nhưng tôi phải chấp nhận thực tại thay vì sống nhờ hỗ trợ của bố mẹ tôi.”
Năm 2010, một giáo sư Trung Quốc đã phổ biến thuật ngữ "tụi kiến" để mô tả số lớn những người tốt nghiệp đại học chen chúc trong những căn hộ thuê nhỏ bé trong khu nhà ổ chuột bên ngoài các thành phố chính. Nhiều người làm việc lao động được trả lương thấp như dọn rác ban đêm chỉ để trả tiền thuê nhà. Vị giáo sư này ước lượng rằng đã có vài triệu những "kiến" này ở các thành phố chính của Trung Quốc trong năm 2010, làm được trung bình $286 một tháng: “Đây là những người vô hi vọng, người đã rời khỏi nhà vì bố mẹ không thể hỗ trợ cho họ thêm được nữa. Sau khi trả tiền cho giáo dục đại học của họ phần lớn các gia đình hết tiền. Khi tiền tiết kiệm của họ hết rồi, không còn gì mấy họ có thể làm được. Sau nhiều năm không có việc làm, họ di cư ra khu ổ chuột và kiếm sống bằng rác, phần lớn làm việc ban đêm để tránh gặp những người có thể nhận ra họ và điều đó là rất buồn. Chính hệ thống giáo dục đã làm họ thất bại. Phần lớn tin vào truyền thống cổ của việc có bằng cấp đại học sẽ cho họ việc làm tốt nhưng ngày nay bằng đại học từ các đại học bên thứ hai hay bên thứ ba là vô giá trị. Họ không học được gì ngoài việc ghi nhớ các lí thuyết và sự kiện cũ mà không ai cần, một số thậm chí còn phải hối lộ cho các thầy giáo để qua được kì thi hay có được bằng cấp nhưng sau đó họ chẳng có gì vì tri thức của họ là lỗi thời và họ không có kĩ năng. Kinh tế của Trung Quốc được dẫn lái phần lớn bởi công việc lao động thấp để xuất khẩu nhưng không cho phát triển bên trong. Càng nhiều sản phẩm họ có thể xuất khẩu thì chính phủ càng có thể thu được nhiều tiền hơn nhưng nó không được phân phối cho người của nó. Không có chiến lược phát triển đất nước cho nên giáo dục đại học là việc phí hoài nỗ lực và sức mạnh bộ não.”
Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng đối phó với vấn đề này trong nhiều năm mà không có giải pháp nào. Một chiến lược đã là cảnh báo cho sinh viên tránh khỏi các lĩnh vực học tập có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất được cho là "môn đỏ." Tháng 6/2012, chính phủ nêu danh chín "môn đỏ," bao gồm nghệ thuật, sân khấu, văn học, xã hội học, địa lí, nhiếp ảnh, giáo dục thể thao và luật pháp. Có cái gọi là "môn xanh" những môn có tỉ lệ có việc làm cao nhất bao gồm kĩ nghệ, máy tính, và công nghệ sinh học, y học, kĩ nghệ duyên hải và tàu thuyền. Vài tháng trước đây, chính phủ công bố một kế hoạch để cung cấp cho vay tới $15,000 cho từng nhà doanh nghiệp người khởi đầu công ty. Chính phủ thúc giục những người không có việc làm khởi đầu công ty riêng của họ để làm giảm thất nghiệp hay xem xét việc chuyển về miền quê để trở thành nông dân. Một nhà phân tích công nghiệp bình luận: “Họ không hiểu gì về khởi nghiệp cả. Để khởi đầu một công ty trong môi trường ngày nay phải bắt đầu với công nghệ. Với hệ thống giáo dục cổ hủ nơi phần lớn kĩ sư và người tốt nghiệp máy tính thậm chí không thể tìm được việc làm, làm sao họ có thể mong đợi những người đó phát kiến hay tạo ra cái gì đó mới?" Sinh viên khác cũng đăng trong blog của anh ta: “Là con trai của đất nước, chúng tôi được khuyến khích đi tới các thành phố để có giáo dục tốt. Bây giờ sau khi tốt nghiệp, chúng tôi được bảo quay lại thôn quê và làm việc như nông dân. Đó là loại chính sách gì vậy? Chúng tôi quay trở lại thế kỉ 18 à?” Mặc cho tất cả những nỗ lực này, vấn đề vẫn còn dai dẳng. Các buổi lễ tốt nghiệp năm nay đã được đánh dấu bởi nhiều cuộc phản đối châm biếm. Những người mới tốt nghiệp trong nhiều đại học ăn mặc như công nhân lao động hay trong đồng phục người dọn rác để biểu lộ họ thất vọng thế nào với chính sách kinh tế của chính phủ.
Nhiều giận dữ có liên quan tới công nhân lao động không có giáo dục, không chỉ họ có thời gian dễ dàng hơn để tìm việc làm, mà còn làm được gần nhiều tiền như công nhân có giáo dục đại học. Năm 2011, theo Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc, trung bình người tốt nghiệp đại học làm được $200 đô la một tháng. Vậy mà công nhân lao động trung bình Trung Quốc làm được $192 đô là một tháng. Sau khi đầu tư nhiều năm vào giáo dục đại học tốn kém, nhiều thanh niên Trung Quốc bị khó chịu bởi các công nhân có thể kiếm được $300 đô la một tháng như người sơn tàu hay công nhân xây dựng ở Thượng Hải. Một sinh viên giải thích: “Từ bên ngoài nhìn vào, chúng ta đã làm ra tiến bộ lớn với hàng trăm toà nhà đang xây dựng khắp Trung Quốc, chúng ta có tàu hoả nhanh, tàu thuỷ lớn và nhiều xa lộ hiện đại nhưng sự kiện là ở bên trong nó toàn là trống rỗng vì chính phủ chỉ làm việc trưng bày đẹp. Không có tri thức thực và kĩ năng tốt để phát triển đất nước cho thế kỉ 21. Khi toàn thể nỗ lực chỉ là để xuất khẩu, chẳng cái gì còn lại cho công dân của nó. Khi toàn thể nỗ lực là vào xây dựng những thứ vật lí, chẳng cái gì còn lại cho xây dựng tri thức.” Một quan chức chính phủ nói: “Quá trình cải thiện mất thời gian, công dân phải học kiên nhẫn vì chúng ta đang làm ra tiến bộ. Bất kì ai nghĩ khác chỉ là mơ. Khi kinh tế của Trung Quốc cải thiện sẽ có nhiều việc làm hơn cho mọi người.”
Gần đây, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng làm nản lòng hi vọng đầu tư vào giáo dục đại học. Một bài xã luận trong một cơ quan do nhà nước Trung Quốc quản lí thúc giục thanh niên rằng “Không có gì phải xấu hổ nếu bạn làm việc bằng tay chân, sau rốt công việc lao động là tốt cho đất nước.” Tuy nhiên, có đám mây đen trong công việc chế tạo bằng lao động thủ công nữa vì nhiều công ty đang nhanh chóng di dời công việc trở lại nước họ khi xu hướng khoán trong bắt đầu hình thành, nhiều cơ xưởng bắt đầu đóng cửa và sa thải công nhân. Năm 2011, đã có vài nghìn công nhân lao động mất việc làm và con số này vẫn đang tăng lên.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com