Thế giới thay đổi/1

Thế giới thay đổi phần 1

Có một khảo cứu mới của chính phủ về việc làm của tương lai và nó nói rằng 85% việc làm sẽ yêu cầu bằng đại học và ngày càng nhiều việc làm sẽ cần kĩ năng máy tính. Các việc làm có liên quan tới máy tính và công nghệ hiện thời là việc làm tăng trưởng nhanh nhất được mong đợi tăng tới 125% trong mười năm tới. Trong số những vị trí được cần tới, có người phân tích hệ thống, kĩ sư yêu cầu, người quản trị cơ sở dữ liệu, người phát triển phần mềm, chuyên viên an ninh, người quản lí hệ thông tin, người phát triển Web, người phát triển ứng dụng di động, và chuyên viên dịch vụ mạng.

Trong quá khứ, công nhân không vào đại học vẫn có thể kiếm được việc làm trong công nghiệp chế tạo, đủ kiếm sống hỗ trợ cho gia đình. Điều đó không còn là hoàn cảnh và hệ thống giáo dục cần bắt kịp với thực tại bằng việc phải chuẩn bị nhiều cho sinh viên hơn trước đây về một môi trường kinh tế hoàn toàn khác, yêu cầu giáo dục cao hơn và tình huống này không phải cho Mĩ mà còn cho cả thế giới. Mặc dầu có nhiều sinh viên vào đại học ngày nay hơn bao giờ trước đây nhưng tỉ lệ bỏ học vẫn cao và nhiều chương trình giáo dục đại học không có khả năng chuẩn bị cho sinh viên với thị trường việc làm. Báo cáo này trích dẫn số lớn người tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được việc làm bởi vì điều họ học là ở những khu vực không còn được cần tới hay không có kĩ năng trong công nghệ.

Khảo cứu này thấy rằng phần lớn các trường giáo dục của nhà nước không có hiểu biết rõ về điều đang diễn ra trong công nghiệp hay xu hướng toàn cầu. Họ vẫn tạo ra nhiều người quan liêu, người có thể vận hành tốt trong hệ thống doanh nghiệp được thiết lập vững nhưng không trong hệ thống động và thay đổi nhanh như của ngày nay. Nhu cầu hiện thời là về những công nhân mà cũng là người biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề, người thích ứng và tin tưởng vào điều họ làm. Trong thị trường thay đổi nhanh chóng, công nhân phải ra quyết định và điều chỉnh đúng. Thay vì có thầy giáo bảo họ phải làm gì, cách tiếp cận mới khuyến khích công việc tương tác nhiều hơn nơi sinh viên sẽ được gộp nhóm trong các tổ và làm việc cùng nhau trên các dự án. Họ sẽ trao đổi các ý tưởng giữa họ trong khi thầy giáo cung cấp hướng dẫn mà, tất nhiên, yêu cầu đào tạo khác. Điều quan trọng thứ hai là ở chỗ sinh viên phải có khả năng mở rộng tri thức của họ ra bên ngoài bốn bức tường của trường hay biên giới của nước họ. Họ phải được kết nối với thế giới bên ngoài nơi họ học về các xu hướng toàn cầu cũng như nhu cầu toàn cầu. Ngày nay công nhân tri thức phải có khả năng làm việc cho bất kì công ty nào, tham gia vào tổ toàn cầu trên các dự án xuyên qua biên giới quốc gia mà không phải rời khỏi nhà. Điều đó cũng yêu cầu họ làm chủ tốt ngoại ngữ.

Trong môi trường toàn cầu thay đổi nhanh này, hệ thống giáo dục cũng thay đổi nhanh cùng với ngày càng nhiều đại học chuyển nhanh vào giáo dục trực tuyến cho công nhân tương lai. Có nhiều mô hình mới đang được kiểm thử và vài tuần trước, hai trong các đại học hàng đầu ở Mĩ (Harvard và MIT - Massachusetts Institute of Technology) đã công bố rằng họ đã làm việc cùng nhau để tạo ra giáo dục trực tuyến mới có tên là edX để xây dựng cộng đồng toàn cầu những người học trực tuyến. Nó bắt đầu một kỉ nguyên mới của giáo dục toàn cầu mà chẳng mấy chốc nhiều đại học hàng đầu sẽ cung cấp phiên bản trực tuyến của các môn học mức đại học bằng việc dùng các công nghệ tiên tiến nhất. Tất cả sẽ mở cho bất kì ai muốn đăng kí học, và các môn này sẽ bao gồm một chi phí rất không đáng kể. Quan trọng hơn nữa, nhiều sinh viên sẽ có khả năng phát triển tri thức và kĩ năng cho phép họ làm việc ở bất kì đâu mà không phải rời nhà. Chẳng hạn, năm ngoái, StanfordUniversity đã mở Udacity lôi kéo được trên 200,000 sinh viên trên khắp thế giới.

Một nhà phân tích thị trường bình luận: “Với toàn cầu hoá, đại học phải thay đổi và trong vòng vài năm tới thế giới sẽ có ít đại học hơn vì ít trường có thể cạnh tranh được với những đại học trực tuyến khổng lồ từ Harvard, MIT hay Stanford nhưng nó sẽ làm lợi cho toàn thế giới vì công nhân sẽ có khả năng làm việc cho bất kì công ty nào vì nhu cầu công nhân có kĩ năng là quan trọng thế để giữ cho thế giới của chúng ta tiến hoá. Vấn đề còn lại là điều gì sẽ xảy ra cho công nhân không có những kĩ năng này hay những nước không thay đổi đủ nhanh. Nhà phân tích này bình luận: “Điều chúng ta đã thấy ở châu Phi nơi có nội chiến và chính phủ sụp đổ thành những bè phái vô trật tự đánh nhau vô tận sẽ lan rộng tới những chỗ không thể thay đổi đủ nhanh để thích ứng với thế giới đang thay đổi.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com