Thế giới cạnh tranh

Tuần trước là "kì nghỉ xuân" lúc các trường đóng cửa trong một tuần cho nên tôi có thời gian để đọc nhiều hơn. Bên cạnh thảm kịch sóng thần ở Nhật Bản, tôi thấy một bài báo trong một tờ báo nêu ra báo động rằng khoán ngoài đang làm hại cho phục hồi việc làm của Mĩ. Tác giả viết: “Công nghiệp phần mềm bị đẩy lùi lại khi các công ty nước ngoài đang quyến rũ công việc phát triển phần mềm với khuyến khích thuế và lao động rẻ hơn, làm cho nhiều công ty phần mềm chuyển công việc ra hải ngoại. Việc làm bị mất là những việc được trả lương cao, và bao gồm các kĩ năng rất cao.”

Vài ngày trước, một bài báo trong một tờ báo khác đã nêu ra vấn đề rằng hầu hết các công ty Mĩ đang thuê người NHƯNG KHÔNG ở Mĩ. Tác giả viết: “Trong sáu tháng qua, các công ty Mĩ đã tạo ra xấp xỉ 2 triệu việc làm ở hải ngoại, phần lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tất nhiên, việc làm đã được khoán ngoài ra hải ngoại từ trước rồi nhưng vì năm ngoái, những việc khoán ngoài đó lại là những việc kĩ năng cao trong bán dẫn và phần mềm, KHÔNG phải là đồ chơi, giầy dép hay quần áo. Tác giả kết luận: Chúng ta KHÔNG có đủ tài năng để làm những việc này bởi vì trong mười năm qua, hệ thống giáo dục của chúng đã hội tụ vào đào tạo người làm tài chính, người làm ngân hàng, người đầu tư, người thương mại để "làm giàu nhanh chóng" ở phố Wall và đã tạo ra cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử của chúng ta.”

Hôm qua, có một câu chuyện khác chiếu trên ti vi. Phóng viên truyền hình đã phỏng vấn một người lái xe taxi ở New York. Người lái xe nói rằng anh ta đã có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) và làm việc cho một công ty tài chính. Anh ta bị sa thải vài năm trước đây do cuộc khủng hoảng tài chính. Anh ta có việc làm tạm thời nhưng không đỡ được cho gia đình mình cho nên ban đêm anh ta lái xe taxi để có thu nhập thêm. Anh ta nói rằng nếu anh ta biết, anh ta sẽ học cái gì đó khác. Phóng viên này đi tới đại học gần đó và phỏng vấn một số sinh viên những người học MBA về tiền đồ việc làm. Nhiều người rất lo lắng. Một số người trong họ nói rằng khi chọn lĩnh vực học tập, họ đã không nghiên cứu nó cẩn thận hay đi theo xu hướng việc làm trong báo chí, tạp chí hay thậm chí các blog trên internet. Một số thú nhận rằng họ chỉ chat trên internet chứ không đọc tin tức liên quan tới lĩnh vực học tập của họ.

Đêm hôm qua, Chandra, bạn tôi từ Ấn Độ đã gọi điện để báo cho tôi biết rằng anh ấy có chuyến công tác ở Mĩ và sẽ dừng tại Carnegie Mellon để gặp tôi. Vì anh ta là phó chủ tịch một công ty phần mềm lớn, tôi hỏi anh ta về công việc của anh ta. Chandra nói rằng công ty của anh ta làm rất tốt. Họ đã khoán ngoài hầu hết công việc lập trình và kiểm thử cho Trung Quốc, Malaysia và Philippines. Bằng việc làm điều đó, công ty của anh ta có thể giữ được quãng 25% lợi nhuận. Công ty của anh ta bây giờ tập trung vào công việc đầu cao như kiến trúc, thiết kế, và tích hợp hệ thống v.v. Anh ta nói: “Toàn thế giới tới chúng tôi vì phần mềm, chúng tôi nhận tiền và khoán ngoài cho các nước khác. Là "người trung gian" là có lợi nhuận cao. Ngày nay chúng tôi hội tụ vào các dịch vụ chuyên sâu đem lại nhiều tiền hơn nhưng khoán ngoài công việc ít sinh lời cho các nước có chi phí thấp hơn.

Những sự kiện này cho tôi biết rằng cạnh tranh toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng trong nhiều khu vực. Danh sách các việc làm có thể được khoán ngoài đang tăng lên với việc tăng mức kĩ năng của các nước khác. Với công nghệ truyền thông nhanh hơn và tốt hơn, nhiều việc làm có thể được thực hiện ở bất kì đâu và mọi nơi chừng nào chỗ đó có hệ thống giáo dục tốt và công nhân có kĩ năng tốt.

Vài năm trước tôi đã tự hỏi tại sao phần lớn công việc đổ về Ấn Độ và Trung Quốc mà KHÔNG vào nước khác? Tại sao Bangladesh vẫn làm giầy dép và quần áo khi Ấn Độ đang thịnh vượng trong công nghệ thông tin? Tại sao Trung Quốc đang làm xe hơi khi các nước ở Đông Âu vẫn làm xe máy? Hiển nhiên chi phí thấp hơn KHÔNG phải là vấn đề vì sẽ ít chi phí để làm kinh doanh ở Bangladesh hơn là ở Ấn Độ và càng ít chi phí để làm kinh doanh ở Belarus hay Moldova hơn ở Thượng Hải hay Bắc Kinh.

Câu trả lời đúng có lẽ là về tri thức và kĩ năng. Nó cũng là vì hệ thống giáo dục và hệ thống giáo dục có thể thay đổi nhanh chóng thế nào để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một số người nói rằng vấn đề là do tài chính vì không nước nào có thể cải tiến được nếu có ít tiền. Khi tôi nhìn sâu hơn vào vấn đề này, tôi ngạc nhiên là hầu hết các nước "chậm thay đổi" này đều đã chi tiền ngân sách khổng lồ vào cải tiến giáo dục. Ngân sách cho giáo dục ở Bangladesh không khác nhiều với ngân sách giáo dục của India. Tổ hợp ngân sách giáo dục của các nước Đông Âu (Ba Lan, Hungary, Belarus, Bulgaria, Cộng hoà Czech, Moldova, Romania, và Ukraine) lớn hơn Trung Quốc nhiều. Vậy điều gì đang xảy ra ở đây?

Điều đó khơi nên tò mò của tôi, cho nên tôi bắt đầu nhìn thêm nữa vào cách họ cải tiến hệ thống giáo dục của họ. Sau khi kiểm điểm lại một số kế hoạch cải tiến từ các nước này, đột nhiên vấn đề thành rõ ràng cho tôi là các kế hoạch của họ chỉ tốt cho thế kỉ 20 chứ KHÔNG cho thế kỉ 21. Phần nhiều trong các kế hoạch của họ đều giả định rằng sinh viên đại học sẽ có việc làm trong nghề nghiệp cho cả đời họ. Đó là lí do tại sao không có cập nhật chương trình đào tạo, không có đào tạo lại các giáo sư, không có giáo trình mới, không có lĩnh vực mới hay bằng cấp mới cung cấp cho sinh viên. Cho nên họ đang giáo dục sinh viên của họ cho quá khứ chứ KHÔNG cho tương lai. Bây giờ chúng ta KHÔNG còn ở trong thế kỉ 20 nữa rồi. Những kế hoạch này KHÔNG chuẩn bị cho sinh viên của họ về toàn cầu hoá. Những kế hoạch này KHÔNG chuẩn bị cho sinh viên của họ để cạnh tranh. Sinh viên của họ KHÔNG biết họ cần sống sót trong thế giới cạnh tranh này. Hiển nhiên những kế hoạch này đã được tạo ra bởi những người vẫn sống trong thế kỉ 20 nơi tư duy của họ không có thay đổi. Với họ cải tiến giáo dục là về xây lớp học mới, xây đại học mới, xây thư viện mới, mua trang thiết bị mới, mua sách mới, và thêm nhiều máy tính cho trường học. Tất cả những điều này là tốt NHƯNG sẽ không giúp cho sinh viên của họ cạnh tranh trong thế giới được toàn cầu hoá.

Ngày nay sinh viên đã tốt nghiệp sẽ phải cạnh tranh, KHÔNG chỉ ở trong nước họ và với sinh viên đã tốt nghiệp từ các nước khác về việc làm. Ngày nay việc làm KHÔNg đứng yên một chỗ mà chuyển tới nơi có công nhân có kĩ năng. Không có công nhân có kĩ năng, sẽ KHÔNG có việc làm. Ngày nay sinh viên tốt nghiệp sẽ không làm một việc cho phần đời còn lại của họ mà phải đổi việc làm nhiều lần khi thị trường thay đổi. Họ được yêu cầu tiếp tục học tập, cập nhật tri thức và kĩ năng của họ để sống còn. Không ai có thể ở một chỗ hay một công ty mà được "an ninh" bởi vì KHÔNG có việc làm nào an ninh cả. Tuy nhiên, công nhân có kĩ năng sẽ chuyển lên những cơ hội tốt hơn và được trả lương cao hơn. Do đó, hệ thống giáo dục phải thường xuyên được cải tiến và điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu thị trường toàn cầu. Điều đó có nghĩa là giáo trình đại học phải được cập nhật thường xuyên và các giáo sư đại học phải nhận được đào tạo thêm để bắt kịp với những thay đổi. Cải tiến hệ thống giáo dục yêu cầu tư duy mới, cách lập kế hoạch mới, cách dạy mới, cách quản lí mới.

Có chương trình đào tạo tốt, có các giáo sư được đào tạo tốt, và có sinh viên hiểu biết là những bước nền tảng để phát triển lực lượng lao động có kĩ năng cao. Lực lượng lao động có kĩ năng cao đó một ngày nào đó sẽ xây dựng nền kinh tế mạnh tạo ra thịnh vượng trong thế giới được toàn cầu hoá này.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com