Thế giới đang thay đổi
Tuần trước, tôi tham dự một cuộc hội nghị công nghệ tại Detroit, cựu “thủ đô ô tô của thế giới.” Qua một trăm năm, Henry Ford xây dựng đế chế ô tô của mình ở đây với khái niệm về dây chuyền lắp ráp và sản xuất số lớn. Trong “thời đại vàng” này của cách mạng công nghiệp, nhiều công ti ô tô và cơ xưởng đã được tạo ra, điều đưa tới nhu cầu cao về công nhân lao động. Nhiều nông dân bỏ nông trại, chuyển tới các thành phố để tìm việc làm tốt hơn. Nhu cầu về công nhân lao động tiếp tục dâng lên, và nhiều công ti phải “nhập khẩu” công nhân lao động từ châu Âu. Giữa năm 1900 và 1930, số công nhân đã tăng vọt từ 300,00 lên trên 1.8 triệu. Việc dâng lên của ô tô yêu cầu nhiều xây dựng hơn để có vận tải tốt hơn ở Mĩ, điều dẫn tới việc thiếu hụt lao động khác về công nhân xây đường, xa lộ, đường cao tốc và các kết cấu nền khác. Khi công nhân lao động châu Âu di cư sang Mĩ vì việc làm tốt hơn, cuộc sống tốt hơn, nền kinh tế bùng phát với nhiều việc làm hơn và thịnh vượng.
Trong bốn mươi năm, mọi thứ đã thay đổi. Xe hơi của Đức và Nhật bắt đầu cạnh tranh thành công với xe hơi của Mĩ. Để vẫn còn tính cạnh tranh, nhiều công ti phải giảm chi phí xây dựng xe hơi bằng việc chuyển cơ xưởng sang các nước có chi phí thấp hơn như Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan, v.v. Công nhân có việc làm trong cơ xưởng ô tô đột nhiên biết rằng họ không còn có việc làm nữa. Tuy nhiên, cạnh tranh trong thị trường ô tô là dữ dội, nhiều công ti chậm thay đổi và không thể cạnh tranh được đã phải nộp đơn xin phá sản. Từ trên hai mươi công ti ô tô trong quá khứ, giờ Detroit chỉ có ba công ti còn sống sót – GM, Ford, và Chrysler. Thành phố phát đạt đột nhiên rơi vào sút giảm. Công nhân cơ xưởng bị choáng vì chuẩn sống của họ biến mất cùng việc làm của họ. Hàng trăm nghìn công nhân cơ xưởng mất việc làm của họ chỉ trong vài năm ngắn ngủi.
Tuần trước, khi tôi lái xe qua thành phố này, tôi thấy nhiều toà nhà trống rỗng không có người ở và nhiều nhà rao bán mà không có người mua. Bạn tôi người đi cùng với tôi than: “Nó là thành phố buồn, ngoại trừ khu trung tâm, mọi nơi đều có vẻ giống như chỗ bỏ hoang.” Tôi bảo anh ấy: “Điều đã xảy ra ở đây chỉ là bắt đầu, chúng ta sẽ thấy cùng điều này xảy ra ở các nước khác khi tự động và robot đang lấy đi nhiều việc làm của mọi người.”
Trong cuộc hội nghị về công nghệ thông tin, nhiều nhà khoa học chia sẻ nghiên cứu của họ về những công nghệ mới như “Học sâu;” “Big Data;” “Internet mọi vật;” “Thực tại ảo và thực tại gia tăng,” v.v. Nhưng tôi quan tâm tói các bài trình bày về việc làm mà có thể bị ảnh hưởng bởi công nghệ. Diễn giả chính, một nhà kinh tế nổi tiếng, nói với thính giả rằng ông ấy tin robot và tự động có thể thay thế quãng 47% việc làm của Mĩ trong mười năm, nhưng 82% việc làm ở các nước khác, chủ yếu là việc làm lao động, sẽ có nguy cơ cao hơn và có thể mất đi trong năm năm nữa. Ông ấy hỏi: “Vì chỗ làm việc của tương lai gần sẽ khác xa với tình trạng hiện tại. Bao nhiêu người đang làm các bước chuẩn bị cho thay đổi không tránh khỏi này? Bao nhiêu người biết về cuộc khủng hoảng “sắp xảy ra” này? Bao nhiêu người lãnh đạo đang chuẩn bị cho thảm hoạ này ở nước họ?”
Trong nhiều năm, tôi đã viết về toàn cầu hoá, khoán ngoài, công nghệ mới nổi lên, và cách những yếu tố này có thể tác động lên mọi ngành công nghiệp và các nước. Việc làm truyền thống nơi công nhân có thể làm việc trong cả đời học giờ mất rồi. Mọi công nhân đều phải học cách thích nghi với nền kinh tế toàn cầu đang tiến hoá vì nó sẽ xảy ra rất chóng. Điều quan trọng là mọi người phải liên tục học kĩ năng mới để đảm bảo an ninh cho nghề nghiệp của họ vì không có việc làm an ninh nữa.
Sau khi quay lại Carnegie Mellon, tôi kể cho sinh viên của tôi về trải nghiệm của tôi ở Detroit và cuộc hội nghị: “Trong khi vào đại học và kiếm mảnh bằng là quan trọng, nhưng sự kiện là phần lớn việc học của các em sẽ xảy ra trong khi các em đang làm việc trên một việc làm. Là sinh viên, các em phải học “Cách học nhanh” và phát triển thói quen “Học cả đời” nếu các em muốn giữ được việc làm của các em. Cho dù có việc làm tốt, các em sẽ cần liên tục học kĩ năng mới bằng việc ghi danh vào Các môn học trực tuyến mở cho đại chúng Massive Open Online Courses (MOOCs). Phần lớn các em đều là sinh viên kĩ thuật nhưng đừng giới hạn bản thân các em và lĩnh vực này. Các em cần mở với những ý tưởng mới và tham gia vào các dự án đa dạng, tìm ra cơ hội để học cái gì đó mới. Người thành công bao giờ cũng cố gắng gặp gỡ và làm bạn với người khác giỏi hơn và thông minh hơn để học những kĩ năng mới, xây dựng tri thức, và tìm cơ hội mới. Vấn đề tuỳ ở các em tiếp tục phát triển chuyên nghiệp của các em và chuẩn bị cho bản thân các em về chỗ làm việc của ngày mai. Không thành vấn đề liệu việc làm của các em có thể được tự động hoá hoàn toàn hay không, chỗ làm việc bao giờ cũng thay đổi, và gần như mọi việc làm ở mọi ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Mọi kĩ năng mà các em có sẽ sớm trở thành lỗi thời, cho nên các em cần phát triển những kĩ năng mới mà sẽ để cho các em thăng tiến và đạt tới mục đích của các em.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com