Thất nghiệp khắp thế giới

Thất nghiệp khắp thế giới

Năm nay (2013) là năm mà thất nghiệp trong những người tốt nghiệp đại học đã đạt tới mức trầm trọng với trên 75 triệu người tốt nghiệp đại học không có việc làm. Theo một tài liệu về sinh viên thất nghiệp trên khắp thế giới, về trung bình, có tám mươi sáu người xin việc có đủ tư cách cho từng việc làm mức vào nghề được mở ra. Mặc dầu một số nước làm tốt hơn các nước khác nhưng về tổng thể, những sinh viên này đang tốt nghiệp vào thời tồi tệ nhất để tìm được việc làm. Nền kinh tế Mĩ vẫn còn đang phục hồi; thị trường châu Âu đang trong suy thoái sâu; và các nền kinh tế châu Á đang chậm dần lại nhanh hơn mong đợi. Gần như mọi lĩnh vực học tập đều có khó khăn NGOẠI TRỪ kĩ nghệ, công nghệ thông tin, viễn thông, và năng lượng nơi có nhiều việc làm sẵn có hơn người xin có đủ phẩm chất.

Trong nhiều năm, việc kém nhất là việc làm trong nghệ thuật, văn học, lịch sử, sân khấu, và xã hội học nhưng gần đây ngân hàng, tài chính, và thương mại thị trường chứng khoán đang nối thêm vào danh sách này vì có nhiều người tốt nghiệp năm nay hơn năm trước. Một quan chức điều hành Phố Wall nói với báo chí: “Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã có trên nửa triệu người có kinh nghiệm bị mất việc làm. Ngày nay khi kinh tế bắt đầu phục hồi, những người có kinh nghiệm này đang cạnh tranh với người tốt nghiệp đại học về việc làm. Đồng thời, các đại học tiếp tục cho tốt nghiệp nhiều sinh viên trong các lĩnh vực này cho nên tất cả họ đều thêm vào trong số lượng rất lớn những người đã thất nghiệp.”

Các nước có thất nghiệp đại học cao nhất là Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy nhưng Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang có cùng vấn đề do số lớn sinh viên của họ vào đại học hàng năm. Theo Bộ giáo dục Trung Quốc, năm nay các đại học của họ cho tốt nghiệp trên 7 triệu sinh viên và phần lớn trong số họ đều gặp khó khăn tìm việc làm. Bằng việc bổ sung thêm số người tốt nghiệp bị thất nghiệp trong vài năm qua, Trung Quốc có thể có trên 23 triệu người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Mặc dầu Ấn Độ không tiết lộ con số, các nhà phân tích thị trường cho con số ước lượng 30 triệu người tốt nghiệp bị thất nghiệp ở đó. Tất nhiên, lí do hiển nhiên là suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng có lí do khác: Việc thiếu thông tin và lập kế hoạch nghề nghiệp trong các sinh viên đại học. Nhiều sinh viên năm thứ nhất KHÔNG biết học gì cho nên họ theo các lĩnh vực phổ biến nhất thay vì nhìn vào xu hướng thị trường tương lai. Chẳng hạn, nhiều sinh viên bằng cấp kinh doanh vào đại học năm 2008, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra nhưng vào lúc họ tốt nghiệp năm 2013, phần lớn việc làm tài chính đã mất.

Một người tốt nghiệp giận dữ nói với báo chí: "Không ai bảo chúng tôi về khoa học, kĩ nghệ hay phần mềm. Chúng tôi được giả định làm gì với bằng tài chính và kinh tế của chúng tôi?" Nhưng một cố vấn nhà trường bình luận rằng vấn đề với người tốt nghiệp ngày nay là ở chỗ họ có "mong đợi không hiện thực và thiếu kĩ năng đúng.” Ông ấy nói: “Họ muốn việc làm mơ; họ muốn lương cao dựa trên bất kì BẰNG CẤP nào họ có. Thực tại là bằng cấp không còn là đảm bảo cho việc làm. Chừng nào họ còn chưa có CẢ HAI kĩ năng đúng và bằng cấp đúng, họ sẽ gặp khó khăn tìm việc làm."

Phóng viên báo chí cũng phỏng vấn nhiều sinh viên từ các đại học hàng đầu ở châu Âu, người đã tốt nghiệp với bằng cấp trong nghệ thuật, lịch sử, và văn học nhưng hiện thời đang làm việc ở nhà hàng và tiệm cà phê. Một người tốt nghiệp nói: “Thật thất vọng vì không có việc làm sau nhiều năm học tập. Một số bạn của chúng tôi đã quyết định ở lại trường để lấy bằng cấp chuyên sâu thay vì đối diện với tình huống ảm đạm của thị trường việc làm hiện thời. Nhưng không ai biết cái gì sẽ xảy ra trong ba tới năm năm nữa kể từ giờ. Tương lai là rất buồn.”

Giống như nhiều người tốt nghiệp khác, Sophia, người vừa mới tốt nghiệp Đại học Bologna về bằng cấp thiết kế thời trang đã dành hai năm qua để tìm việc làm. Cô ấy mơ ước trở thành người mẫu thời trang từ thời con thơ ấu và đã chọn thiết kế thời trang vì nó là phổ biến trong các thanh nữ. Cô ấy nói với phóng viên: "Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ không tìm được việc làm, nhưng đó là điều đã xảy ra. Tôi muốn tìm việc trong công ty thiết kế thời trang và làm mẫu nào đó. Tuy nhiên, sau hai năm, tôi cảm thấy chán nản.” Cô ấy thú nhận: "Không ai muốn dùng tôi vì có quá nhiều người thiết kế thời trang rồi. Tôi là nạn nhân của điều tôi thấy trên ti vi, phim ảnh, và tạp chí thời trang nhưng tôi không phải là người duy nhất. Có hàng nghìn bạn nữ ở trong cùng tình huống. Tất cả chúng tôi đều là tay mơ cho tới khi chúng tôi đối diện với thực tại.”

Mong ngóng về thành công kinh tế va chạm với thực tại khắc nghiệp đã gây ra nhiều sức ép lên nhiều người tốt nghiệp Ấn Độ. Deepak, một người tốt nghiệp khoa học máy tính từ Đại học Chandra, nằm trong số những người đã bỏ đi. Sinh ra trong một gia đình nghèo ở một làng nhỏ vùng sâu xa, Deepak muốn thay đổi số phận của mình bằng việc ghi danh vào đại học tư vì anh ta muốn làm việc trong công ty CNTT. Là một trong những sinh viên hàng đầu trong lớp, Deepak tin anh ta có cơ hội tốt kiếm được việc làm. Tuy nhiên, khi anh ta được phỏng vấn với nhiều công ty CNTT, anh ta thấy rằng điều anh ta đã học là thấp hơn kĩ năng tối thiểu mà những công ty CNTT này đang tìm. Anh ta bị khánh kiệt: "Tôi đã lập kế hoạch để nói tin tốt lành cho gia đình tôi cho nên đó là cú sốc lớn. Tôi đã không biết gì mấy về chất lượng giáo dục của trường đó. Tôi đã trả nhiều tiền cho nó và phần lớn toàn là tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi." Do nhu cầu cao về công việc CNTT ở Ấn Độ, đã có nhiều đại học tư "vì lợi nhuận" được mở ra với chương trình đào tạo nghèo nàn, thầy giáo không đủ phẩm chất nhưng vẫn cứ cấp bằng. Trong nhiều tháng, Deepak đã gửi bản lí lịch của mình tới mọi công ty mà anh ta có thể nghĩ tới nhưng không có kết quả gì. Cuối cùng, anh ta tìm được việc làm ở trong một nhà hàng để lau dọn bếp hệt như bất kì thanh niên Ấn Độ vô giáo dục nào.

Tình huống ở Trung Quốc cũng không khá hơn. Một giáo sư nói với báo chí: “Mấy năm trước, kĩ nghệ điện tử và cơ khí đã có nhu cầu lớn do nhiều nhà chế tạo địa phương và nước ngoài đổi địa điểm tới đây. Nhưng gần đây nhiều công ty thôi thuê người vì sụt giảm kinh tế. Nhiều công ty địa phương đã nộp đơn xin phá sản và các doanh nghiệp nước ngoài đang giảm bớt số công nhân đến hơn nửa. Những ngày thuận lợi của thịnh vượng đã qua rồi khi chúng ta sẽ thấy nhiều khó khăn phía trước cho sinh viên của chúng ta."

Thị trường việc làm hiện thời đã buộc sinh viên phải hành động nhanh chóng để đáp ứng với nhu cầu toàn cầu. Yue Zhang, một sinh viên năm thứ hai tại đại học Bưu điện và Viễn thông ở Bắc Kinh giải thích cho báo chí: "Tôi biết nhiều người tốt nghiệp từ trường của tôi gặp khó khăn tìm việc làm và tôi cảm thấy rất nóng lòng. Tôi đã liên hệ với nhiều công ty hỏi họ điều họ cần và thông điệp là rõ ràng: Tất cả họ đều muốn người tốt nghiệp có kĩ năng máy tính cho nên tôi quyết định chuyển lĩnh vực học tập của tôi từ kinh tế sang công nghệ thông tin. Điều đó không dễ vì trường chúng tôi rất nghiêm, một khi bạn chọn một lĩnh vực thì không dễ thay đổi. Tuy nhiên, bố tôi có khả năng thuyết phục bộ phận quản lí nhà trường ban cho tôi một qui chế đặc biệt để thay đổi." Yue nói với phóng viên: “Tôi phải học các lớp lập trình phụ thêm để theo kịp. Điều đó là vất vả và mùa hè này tôi cũng phải hoàn thành việc thực tập tại công ty địa phương. Nhưng nếu kế hoạch của tôi có tác dụng, tôi sẽ không có vấn đề gì trong tìm việc làm vì khi tốt nghiệp, tôi có cả kĩ năng kĩ thuật và kinh nghiệm.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com