Tự động hoá và thị trường việc làm tương lai
Trong suốt thế kỉ 19 và nửa đầu thế kỉ 20, người sử dụng lao động làm việc như công nhân nhà máy, công nhân xây dựng, thao tác viên máy, và công nhân văn phòng đã phát triển nhanh hơn do việc xây dựng lớn về kết cấu nền như làm nhà cao, xa lộ, cầu và các sản phẩm chế tạo. Nhưng quãng đầu năm 1980, điều gì đó đã thay đổi khi thị trường lao động trong các nước đã phát triển bắt đầu sụt giảm với nhiều việc làm được dịch chuyển sang các nước có chi phí thấp hơn. Thay vì vậy, người sử dụng lao động trong việc làm tri thức bắt đầu tăng lên với tỉ lệ nhanh hơn nhiều. Lí do chính là việc phát triển công nghệ thông tin (CNTT) với các robot do máy tính điều khiển thay thế lao động thủ công trong nhiều nhà máy. Ngày nay, chế tạo ô tô, phân xưởng máy, công nghiệp thép và công nghiệp hàng không, tất cả đều dùng các hệ thống điều khiển tự động để làm công việc.
Tất nhiên, máy tính không thể cạnh tranh được với các nhiệm vụ mang tính phân tích của công nhân tri thức kĩ năng cao nhưng chúng có trực tiếp ảnh hưởng tới nhu cầu về người lao động như công nhân trong dây chuyền lắp ráp hay những người làm những lao động thủ công nào đó. Những công việc này có thể được dịch thành tập các mệnh lệnh mà máy tính kiểm soát các máy móc và chúng có thể dễ dàng tuân theo (tự động hoá). Có khả năng cao là nhiều trong số những việc lao động thủ công này sẽ hoàn toàn bị thay thế vì cho vận hành robot sinh lời nhiều hơn là trả lương cho công nhân con người. Theo nhiều nghiên cứu, nhiều việc làm thủ công kĩ năng thấp sẽ bị khử bỏ ở các nước đã phát triển trong vòng mươi năm nữa.
Theo một nghiên cứu của David Autor ở Viện công nghệ Massachusetts (MIT) người dùng dữ liệu từ Bộ lao động Mĩ về các nhiệm vụ có trong các nghề khác nhau, bằng cách phân loại những nhiệm vụ này là lao động thủ công/thường lệ hay lao động không thủ công/ không thường lệ, Ts. Autor đã có khả năng nhận diện các nghề ít nhiều mong manh với việc tự động hoá. Chẳng hạn, ông ấy nhận diện các việc làm của thư kí, nhân viên trả tiền ngân hàng và thư kí kế toán là trong số những việc sẽ bị thay thế bởi tự động hoá. (Chúng ta đã thấy nhiều ngân hàng dùng máy rút tiền tự động (ATM) để thay thế cho người trả tiền ngân hàng và công việc gõ máy chữ của thư kí đã được phần mềm xử lí văn bản thực hiện.) Một nghiên cứu khác của tờ Trường kinh tế London (LSE), dùng dữ liệu công nghiệp từ 11 nước (9 nước châu Âu cộng với Nhật Bản và Mĩ) cũng thấy rằng công ty chấp nhận CNTT với tỉ lệ nhanh hơn có tăng trưởng nhanh nhất, lợi nhuận cao hơn các công ty không dùng CNTT. Họ cũng có nhiều nhu cầu hơn về công nhân được giáo dục cao, sẵn lòng trả lương cao hơn cho tri thức của họ nhưng có sụt giảm sắc nét trong nhu cầu về những người với mức đào tạo thấp hơn hay công nhân lao động.
Ngày nay, việc chấp thuận CNTT là cạnh tranh then chốt trong toàn cầu hoá. Theo một nghiên cứu từ Đại học Stanford, phần lớn các công ty đang chấp thuận CNTT như phương tiện để làm tăng lợi nhuận, tăng trưởng nhanh hơn và bành trướng ra thị trường toàn cầu nhưng còn có lí do khác. Tác giả đã nhìn vào tỉ lệ chấp thuận CNTT bên trong Mĩ và châu Âu và thấy rằng với toàn cầu hoá, nhiều công ty đang đối diện với cạnh tranh trực tiếp từ các nước đang phát triển như Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc khi họ vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để có ưu thế cạnh tranh tốt hơn, những công ty này phải đáp ứng nhanh chóng bằng canh tân nhiều hơn để đi lên vị trí cao hơn trong dây chuyền giá trị. Trong tương lai gần, cạnh tranh không còn là về chi phí mà về năng suất và canh tân. Tuy nhiên, sự kiện thú vị là các nước đang phát triển tăng lên như Ấn Độ, Brazil, và Trung Quốc cũng dùng ngày càng nhiều các hệ thống điều khiển bằng máy tính vì họ đang cải tiến năng suất và tính sinh lời cho cạnh tranh toàn cầu, mặc cho sự kiện là họ có dân số lao động rất lớn. Nghiên cứu này kết luận rằng hiệu quả của công nghệ thông tin lên người sử dụng lao động và thị trường việc làm sẽ tiếp tục thay đổi vị thế chính trị của nhiều nước. Công nghệ sẽ tạo khả năng cho các việc làm đầu cao hơn để chuyển các nước với đội ngũ công nhân được giáo dục cao và tạo ra liên minh giữa họ. Điều này sẽ tạo ra nhiều cạnh tranh hơn giữa các liên minh khi toàn cầu hoá tiếp tục tác động tới mọi thứ. Tất nhiên, điều này còn chưa là xu hướng yếu tố chính nhưng nó có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa các nước và sự cân bằng quyền lực thế giới.
Dựa trên các nghiên cứu này, điều hiển nhiên là với phần lớn thế kỉ 21, thịnh vượng việc làm của mọi người sẽ nảy ra cùng với giáo dục họ có. Giáo dục càng cao hơn, thịnh vượng việc làm càng tốt hơn và đất nước với hệ thống giáo dục tốt hơn sẽ có ưu thế lớn so với các nước khác. Thế giới tương lai sẽ trở nên phân cực hơn, không về "giầu" và "nghèo" mà về "có giáo dục" và "vô giáo dục".
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com