Tổ phân bố toàn cầu

Tổ phân bố toàn cầu

Thiếu hụt công nhân có kĩ năng trong công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) đã làm thay đổi cách các công ty phát triển phần mềm. Ngày nay, các công ty đang chuyển sang thiết lập các tổ phân bố toàn cầu để xây dựng phần mềm thay vì khoán ngoài công việc phần mềm. Bằng việc dùng công nhân từ khắp thế giới, công ty có thể thu được tri thức chuyên gia, và kĩ năng để cải tiến năng suất, thời gian ra thị trường, giảm chi phí và thu được lợi nhuận tốt hơn.

Chẳng hạn, công ty có tổ các kĩ sư yêu cầu làm việc thẳng với khách hàng và người dùng ở Mĩ để thu lấy yêu cầu. Họ gửi đặc tả yêu cầu cho tổ khác ở Ấn Độ để làm kiến trúc và thiết kế. Khi tổ Ấn Độ hoàn thành thiết kế, họ gửi đặc tả thiết kế cho Trung Quốc và Malaysia để viết mã và kiểm thử. Mã có thể được gửi lại Mĩ để tích hợp và đưa ra cho người dùng. Bằng việc trải việc phát triển ra nhiều nước, dự án có thể có được kĩ năng họ cần, thúc bẩy các chi phí khác nhau ở các chỗ khác nhau, để giữ cho chi phí tổng thể là hợp lí. Tổ phần mềm có thể dùng emails, hội thảo từ xa, và các công cụ cộng tác để trao đổi thông tin và tương tác với nhau.

Một quan chức điều hành ở một công ty lớn ở thung lũng Silicon giải thích: “Trong quá khứ, chúng tôi khoán ngoài phần mềm cho các nước có chi phí thấp. Việc khoán ngoài có một số ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm. Nhiều dự án khoán ngoài bị thất bại do chuyển giao không đúng hạn và có nhiều lỗi. Các công ty làm khoán ngoài thường nộp đơn xin phá sản và bỏ dang dở dự án. Phần lớn các công ty làm khoán ngoài có số giới hạn các công nhân có kĩ năng và thường thay thế các công nhân có kĩ năng bằng công nhân không kĩ năng. Một số công ty thậm chí còn đánh cắp "tài sản trí tuệ". Họ học về sản phẩm của chúng tôi, rồi xây dựng "sản phẩm tương tự" để bán ở nước họ, và gián tiếp cạnh tranh với chúng tôi.”

“Có xu hướng mới nổi lên trong công nghiệp ngày nay: Thiết lập các tổ phân bố toàn cầu. Trong trường hợp này, thành viên tổ làm việc cho công ty của chúng tôi và chúng tôi kiểm soát toàn bộ công việc của họ. Chúng tôi tránh vấn đề với sở hữu trí tuệ và các vấn đề đau đầu khác. Bạn có thể để ý rằng trong vài năm qua, nhiều công ty lớn đã mở các trung tâm phát triển ở các nước khác, thuê công nhân địa phương để phát triển phần mềm thay vì công việc được khoán ngoài. Bạn có thể thấy rằng Microsoft, Google, Oracle, và IBM tất cả đều có các trung tâm phát triển ở Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia v.v. Ngày nay, IBM có trên 60,000 công nhân ở Ấn Độ và 40,000 công nhân ở Trung Quốc. Microsoft và Google tất cả đều có trên 15,000 công nhân ở các nước này nữa. Xu hướng này sẽ lan rộng trên khắp thế giới trong vài năm nữa vì công nghiệp CNTT của chúng ta cần nhiều công nhân có kĩ năng hơn.”

“Vấn đề hiện thời của chúng tôi là tìm ra công nhân giỏi để là một phần của tổ phân bố của chúng tôi. Thỉnh thoảng chúng tôi phải làm đối tác với các đại học địa phương để kiếm công nhân được cần. Để tìm công nhân có kĩ năng, chúng tôi nhìn vào chương trình đào tạo đại học. Chúng tôi ưa thích chương trình được dạy trong tiếng Anh hay ít nhất cũng có nhiều đào tạo về ngôn ngữ. Ngôn ngữ là thách thức chính trong tổ phân bố ngang qua nhiều nước. Một số công nhân đọc tốt nhưng không thể nói thạo. Số khác có thể nói tốt nhưng có thể không đọc tốt. Thói quen văn hoá cũng là vấn đề chính. Chẳng hạn, công nhân châu Á thường nói "có″ và điều đó nghĩa là họ nghe bạn, điều đó không có nghĩa là họ đồng ý với bạn. Với một công nhân Mĩ, "có″ nghĩa là hiểu đầy đủ và đồng ý. Nhiều công nhân châu Á sẽ không cam kết với cái gì chừng nào những người khác trong tổ của họ chưa đồng ý làm điều đó. Với một công nhân Mĩ, không cam kết nghĩa là điểm yếu và thiếu hợp tác. Nếu thành viên không thể hiểu được nhau, chúng tôi sẽ có vấn đề.”

“Vấn đề khác là tri thức rộng của công nhân. Khó xây dựng một tổ với những người chỉ biết một thứ. Ngày nay công nhân CNTT phải có cả tri thức rộng và sâu. Họ phải có tri thức nào đó về doanh nghiệp, pháp lí, kinh tế, xu hướng toàn cầu và kĩ năng mềm. Hành vi của công nhân có thể ảnh hưởng tới tổ, nếu người đó không được đào tạo trong làm việc tổ và hiểu qui trình doanh nghiệp, pháp lí và qui chế thì chúng tôi không thể thuê họ được. Người sai có thể tạo ra căng thẳng lớn lên tổ và giảm sự hài hoà của tổ cho nên chúng tôi rất cẩn thận về người chúng tôi chọn.”

“Để thiết lập tổ phân bố toàn cầu ở một nước, chúng tôi thường bắt đầu với vài “dự án thử” trước khi khai trương đầy đủ một trung tâm toàn cầu. "Dự án thử" là cái gì đó đơn giản với nhiều tương tác để nhận diện vấn đề để cho chúng tôi có thể xác định liệu công nhân và chỗ đó có đúng cho chúng tôi đầu tư vào hay không. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe nói rằng một nước có nhiều công nhân có kĩ năng nhưng sau "dự án thử", chúng tôi thấy rằng kĩ năng của họ không tốt như chúng tôi mong đợi. Khi chúng tôi nhìn vào đào tạo đại học của họ, chúng tôi thấy chương trình đào tạo của họ cũ vài năm rồi. Trong trường hợp đó, chúng tôi dừng việc thăm dò và đầu tư ở đó. Ngày nay, công nghệ thay đổi nhanh và nhiều nước có khó khăn để điều chỉnh theo yêu cầu của công nghiệp và điều đó làm cho công việc của chúng khó khăn hơn. Xây dựng một tổ phân bố toàn cầu là đầu tư chính vì nó là chiến lược dài hạn. Một khi chúng tôi có vài tổ tại chỗ, chúng tôi sẽ đầu tư vào trung tâm phát triển và mở rộng lực lượng lao động của chúng tôi. Nếu tổ làm việc tốt và kết quả là tốt thì chúng tôi sẽ tiếp tục đặt nhiều việc hơn vào đó. Nếu tổ có vấn đề, không hài hoà, không thể làm việc tốt với tổ khác thì chúng tôi rút ra và giải tán tổ.”

“Xây dựng tổ phân bố toàn cầu yêu cầu nhiều công việc. Không dễ xây dựng tổ khi các thành viên không ở cùng chỗ, không nói cùng ngôn ngữ, không chia sẻ cùng văn hoá và có đào tạo giáo dục khác nhau. Nếu chúng tôi kiếm soát quá mức nó, chúng tôi có thể phá vỡ tính hiệu quả của tổ. Nếu chúng tôi kiểm soát quá ít, chúng tôi mất dự án. Nếu chúng tôi dùng kiểm soát cân bằng đúng thì chúng tôi có thể đạt tới kết quả có ý nghĩa. Đó là lí do tại sao chúng tôi rất lựa chọn và cẩn thận thử từng chỗ và từng cá nhân để chắc rằng chúng tôi có thành viên tổ đúng.”

“Vấn đề chung của tổ phân bố toàn cầu là việc nổi lên của tình huống nhóm con nơi công nhân đi tới biết những người họ đã làm việc cùng. Họ có xu hướng gắn với nhau và bảo vệ lẫn nhau thay vì làm việc như một tổ toàn cầu thực. Đó là một trong những vấn đề xảy ra khi mọi người vẫn mang cách nhìn "nhóm" thay vì cách nhìn "toàn cầu". Để ngăn cản điều này chúng tôi yêu cầu công nhân có tri thức toàn cầu và dự nhiều "xê mina toàn cầu hoá" để hiểu rằng ngày nay, tổ không còn thuộc vào một nhóm, một chỗ hay một quốc gia mà là "xuyên quốc gia" để đạt tới mục đích chung.”

“Chúng tôi có hệ thống thưởng tốt cho tổ toàn cầu để khuyến khích tinh thần tổ, cộng tác và hợp tác. Phần thưởng của chúng tôi được trao cho không để tìm ra vấn đề, mà là để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không thưởng cho cá nhân mà cho mọi người trong tổ. Điển hình, nếu dự án thành công, chúng tôi sẽ cho từng thành viên thưởng như nhau để có một nửa năm lương. Chẳng hạn, lương cho một người lập trình Trung Quốc ngày nay là quãng $30,000 một năm; nếu dự án thành công thì người đó sẽ được $45,000 cho năm đó.”

“Du hành là cách chắc chắn các thành viên tổ cảm thấy có giá trị và rằng đóng góp của họ được chú ý. Thành viên tổ cảm thấy có giá trị hơn nếu họ được phơi ra và có mối quan hệ với các thành viên khác trong tổ và người quản lí của họ. Chúng tôi thường quay vòng thành viên tổ để làm việc trong các trung tâm phát triển khác nhau ở các nước khác nhau để cho họ có thể thu được thông tin chiến lược và các chi tiết về cách công ty chúng tôi vận hành mà nếu không có điều đó thì họ có thể không thu được.”

“Một trong những điểm yếu mà chúng tôi học được trong vài năm qua là ở chỗ công nhân phần mềm đã không được đào tạo trong các kĩ năng được cần này khi ở trường. Phần lớn các chương trình đại học chỉ hội tụ vào kĩ thuật nhưng không vào văn hoá, ngôn ngữ, làm việc tổ và tri thức mà người công nhân tương lai cần. Phần lớn các sinh viên, đặc biệt sinh viên ở châu Á có tri thức kĩ thuật tốt nhưng thiếu tư duy độc lập, tri thức toàn cầu và việc phơi bày cho các khía cạnh văn hoá khác. Họ cần biết rằng công nhân CNTT tương lai sẽ KHÔNG làm việc ở một chỗ; công nhân CNTT tương lai sẽ KHÔNG nói một ngôn ngữ; công nhân CNTT tương lai sẽ KHÔNG làm việc cô lập. Ngày nay sinh viên phải được đào tạo để giải quyết với các vấn đề văn hoá và ngôn ngữ, làm việc với nhiệm vụ được phân công và quản lí các nhiệm vụ. Họ cần học trao đổi tốt hơn, và vận hành trong môi trường tổ nơi các thành viên tổ tới từ khắp nơi trên thế giới. Đây là những yêu cầu mới mà phải được nhấn mạnh trong mọi chương trình đào tạo CNTT.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com