Tạo ra việc làm

Tạo ra việc làm

Theo một khảo cứu công nghiệp mới, hai mươi nhăm năm tới sẽ là thời gian của nhiều phát triến công nghệ nhanh chóng hơn hai mươi nhăm năm trước. Sẽ có tiến bộ lớn trong nhiều lĩnh vực như y học, công nghệ thông tin, sinh học, trí tuệ nhân tạo, robotics, và công nghệ na nô và nhiều phát kiến mới mà mọi người còn chưa biết. Nhưng phát kiến khoa học một mình nó không có nghĩa tăng trưởng kinh tế nếu không có nhà doanh nghiệp hiện thực hoá tiềm năng thương mại của chúng.

Khảo cứu này thấy rằng khi phải tạo ra việc làm, công ty khởi nghiệp là yếu tố chính bởi vì các công ty lớn với nhiều mức quản lí và quan liêu thường phá huỷ việc làm. Các công ty qui mô lớn không thể thay đổi đủ nhanh để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt khi giải quyết với công nghệ mới. Khảo cứu này thấy rằng tăng trưởng việc làm thực xuất hiện trong kinh tế Mĩ chỉ có thể xảy ra qua các công ty khởi nghiệp. Dựa trên thống kê tính năng động doanh nghiệp, một tập dữ liệu của chính phủ Mĩ được Sở thống kê dân số Mĩ soạn ra, thường theo dõi con số các doanh nghiệp mới (công ty khởi nghiệp) hàng năm từ 1977 tới 2005, nó thấy rằng giữa bẩy năm này phần lớn các công ty lớn đều là kẻ phá huỷ việc làm, mất 1 triệu việc làm mỗi năm qua sa thải, đóng nhà máy chế tạo, và khoán ngoài nhưng đồng thời các công ty khởi nghiệp lại thêm trung bình 3 triệu việc làm mới mỗi năm. Do đó tăng trưởng việc làm tương lai sẽ được dẫn lái phần lớn bởi công ty khởi nghiệp chứ không phải công ty đã được thiết lập chắc. Khảo cứu này cũng thấy rằng tăng trưởng việc làm ở công ty khởi nghiệp vẫn còn ổn định khi các công ty lớn lại bấp bênh trong những năm suy thoái.

Khảo cứu này khuyến cáo rằng chính phủ nên tư duy khác đi về chính sách việc làm của mình. Các quan chức chính phủ và những người làm chính sách có xu hướng hội tụ vào các công ty hiện có bằng việc cung cấp những kích thích và khuyến khích. Đó là tư duy cũ dựa trên thời đại công nghiệp nơi cơ xưởng được thiết lập bên trong biên giới của một nước. Với toàn cầu hoá, nhiều việc làm được khoán ngoài cho các nước có chi phí thấp cho nên bằng việc cung cấp kích thích và hỗ trợ cho công ty lớn, chính phủ về căn bản hỗ trợ có sự tăng trưởng việc làm của nước khác. Khảo cứu này gợi ý rằng tạo việc làm nên được thúc đẩy tốt nhất bằng việc hỗ trợ công ty khởi nghiệp. Bởi vì công ty khởi nghiệp phát triển công nghệ mới, thị trường mới, nhu cầu mới và họ thường tăng trưởng nhanh điều là dẫn lái cho việc tăng trưởng việc làm, cũng như tạo ra nhiều giầu có hơn cho kinh tế. Và không chỉ là số việc làm mà công ty khởi nghiệp tạo ra mà còn là khối lượng lương nó trả. Trung bình, công ty khởi nghiệp tạo ra gần ba triệu việc làm được trả lương cao, những việc làm này cũng tạo ra hệ số nhân lên nữa (một việc làm tạo ra vài việc làm phụ) trong khi các công ty lớn hiện có chỉ sinh ra quãng 300,000 việc làm mới; nhiều người là lao động thủ công và vị trí thư kí mà không được trả lương cao.

Khảo cứu này dự báo rằng trong tương lai gần, người di trú sẽ đóng vai trò lớn trong tăng trưởng kinh tế này do tri thức và kĩ năng của họ mà họ đã học ở Mĩ. Dự báo này dựa trên sự kiện là ngày nay 67% sinh viên đại học trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) là người nước ngoài. Điều không phải không có lí là nghĩ rằng các nhà doanh nghiệp tương lai hầu hết sẽ là sinh viên nước ngoài này và họ sẽ là mấu chốt cho kinh tế Mĩ. Thách thức KHÔNG phải là liệu họ có được phép ở lại Mĩ không mà là liệu Mĩ có đủ sinh viên nước ngoài sẵn lòng ở lại với kĩ năng công nghệ của họ để hiện thực hoá "giấc mơ Mĩ" của họ.

Khảo cứu này kết luận rằng vì luật di trú hiện thời làm khó cho những sinh viên nước ngoài muốn ở lại và làm việc ở Mĩ, điều đó phải được thay đổi. Mặc dầu visa H1B (visa đặc biệt sáu năm) để cho phép công nhân có kĩ năng vào làm việc trong Mĩ, nhiều sinh viên nước ngoài có được bằng STEM ở Mĩ đang trở về nước họ. Những người này nằm trong những người có kĩ năng cao nhất và họ có thể thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước họ và sử dụng người của họ. Để giữ họ ở Mĩ, luật hiện thời cho phép các nhà doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu doanh nghiệp ở Mĩ nhận được qui chế cư dân vĩnh viễn (visa EB5) nhưng điều đó yêu cầu họ đầu tư $1 triệu đô là vào công ty của họ (hay $500,000 nếu công ty được khởi nghiệp trong khu vực đặc biệt). Đạo luật khác có tên “Luật công ty khởi nghiệp 2.0”, đã nhận được hỗ trợ bởi cả hai đảng cũng đề nghị ban hành qui chế cư dân vĩnh viễn (thẻ xanh) mỗi năm cho người nước ngoài tốt nghiệp từ các trường đại học của Mĩ có bằng STEM và thêm 75 000 thẻ xanh bổ sung cho những người di dân thiết lập công ty khởi nghiệp ở đây và người đáp ứng đầu tư nào đó và bảng chuẩn thuê người. Một đại biểu quốc hội tuyên bố: “Chúng ta càng cho phép các di dân có kĩ năng tới và làm việc ở đây, nền kinh tế của chúng ta càng tốt hơn.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com