Tương lai của giáo dục

Tương lai của giáo dục

Sau khi tôi viết bài về các môn học trực tuyến mở cho đại chúng - Massive Open Online Courses (MOOCs), nhiều sinh viên viết cho tôi và cám ơn tôi vì cung cấp thông tin hữu dụng nhưng một số người bày tỏ hoài nghi của họ về giá trị của MOOC. Một người viết: “MOOC chỉ là thời thượng và nó sẽ nhạt nhoà đi sau vài năm khi sinh viên mệt mỏi với nó. Giáo dục truyền thống kéo dài hàng nghìn năm sẽ còn lại.” Một người khác viết: “Thầy có chủ trương bỏ trường học và thay thế bằng giáo dục MOOC không?”

Trong blog này, tôi chỉ diễn đạt ý kiến riêng của tôi về điều đang xảy ra trong thế giới khoa học và công nghệ. Tôi chưa bao giờ chủ trương bỏ hệ thống giáo dục truyền thống vì tôi tin rằng giáo dục truyền thống có giá trị nào đó mà MOOC không thể thay thế được. Tuy nhiên tôi cũng tin giáo dục truyền thống cũng phải thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của thế kỉ 21 này. Mục đích của giáo dục là cung cấp đào tạo được cần để giúp cho mọi người phát triển tri thức và kĩ năng cần thiết để cho họ có thể đóng góp cho xã hội và đất nước họ.

Nếu bạn nhìn vào dân số trẻ ở mọi nước, chỉ một phần nhỏ, có thể quãng 20% tới 30% các học sinh trung học vào đại học. Số khác 70% phải đi làm để giúp gia đình họ vì họ không thể đảm đương được việc trả tiền cho đại học cho dù ngày nay giáo dục đại học được cần để có việc làm tốt. Với MOOC, những người này bây giờ có cơ hội để truy nhập vào giáo dục có chất lượng mà chỉ sẵn có cho số ít người. Mặc dầu họ có thể không có được cùng kinh nghiệm như sinh viên ở các đại học truyền thống nhưng việc truy nhập vào giáo dục chất lượng sẽ cho phép họ phát triển kĩ năng và tạo khả năng cho họ cạnh tranh việc làm trong thị trường toàn cầu. Mục đích của MOOC là để giáo dục mọi người muốn học bất kể họ tới từ đâu. Có đủ mọi loại người học các môn MOOC, nhiều người là thanh niên không thể đảm đương được việc vào đại học nhưng muốn có kĩ năng nào đó; số khác là những người đang đi làm có bằng cấp nhưng muốn cải tiến kĩ năng của họ. Có các sinh viên đại học muốn bổ sung thêm điều họ được dạy trong trường. Về căn bản mọi người đều hiểu rằng để tồn tại trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày nay mọi người đều phải có kĩ năng và cách dùng nó trong việc làm.

Nếu bạn nhìn vào hệ thống giáo dục ở một số nước, chỉ vài trường hàng đầu là có chương trình đào tạo tốt nhất nhưng các trường khác không giữ được chương trình đào tạo của họ cập nhật để đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm. Nhiều người tốt nghiệp có bằng cấp nhưng có thể không có kĩ năng đáp ứng cho nhu cầu kĩ năng của thị trường. Tuy nhiên họ có một giải pháp bằng việc học các môn phụ thêm từ MOOC để cải tiến kĩ năng của họ, cơ hội của họ có việc làm tốt sẽ cải thiện. Khi hàng triệu sinh viên trên khắp thế giới đang học các lớp trong MOOC, một số trường sẽ phải nghĩ lại điều đó có nghĩa là gì để dạy và thay đổi cách tiếp cận tới giáo dục của họ.

MOOC là một nền công nghệ cho phép các đại học tốt nhất và giáo sư giỏi nhất cung cấp giáo dục cho bất kì ai muốn học; sứ mệnh của nó là giáo dục toàn thế giới. MOOC không phải là một đại học vì nó không tạo ra giáo trình riêng của nó. Các môn học của MOOC chủ yếu là cùng các môn đã được dạy ở nhiều đại học hàng đầu như Harvard, MIT, Stanford, v.v. Trong thế giới toàn cầu hoá này, biên giới không còn giữ mọi người ở xa nhau mà họ có thể làm việc ở bất kì đâu bằng việc dùng công nghệ, cho nên tốt hơn cả là cung cấp đào tạo cho thật nhiều người nhất có thể được.

Vài tháng trước, (6/2013) Microsoft đã mời hơn 400 giáo sư đại học từ 29 nước tới một cuộc họp tại tổng hành dinh của Microsoft ở Redmond nơi Bill Gates, chủ tịch của Microsoft có cái gì đó để nói. Trước những nhà giáo dục này, ông ấy đã tuyên bố rằng ông ấy thấy tiềm năng khổng lồ của các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs) như một chiều hướng mới cho tương lai của giáo dục. Ông ấy nhấn mạnh “Chúng ta chỉ mới bắt đầu cho cái gì đó rất sâu sắc” và đề nghị những nhà giáo dục này nhìn một cách nghiêm chỉnh vào xu hướng mới này. Ông ấy cũng nhắc tới rằng MOOCs sẽ được dạy bởi nhóm nhỏ các giáo sư hàng đầu những người sẽ giáo dục số rất lớn các sinh viên, từ khắp thế giới. Những giáo sư MOOC này, người là chuyên gia trong lĩnh vực của họ, sẽ nhận được sự hỗ trợ và tài trợ lớn từ công nghiệp để “giáo dục toàn thế giới”. Trong khi trả lời các câu hỏi từ thính giả, ông Gates nói rằng giáo dục trực tuyến KHÔNG chỉ đơn thuần là đặt bài giảng lên video vì việc học là nhiều hơn điều đó, và ông ấy nhấn mạnh khía cạnh của việc học bằng phương pháp làm. Ông ấy đã trả lời câu hỏi này về giá trị của bằng cấp đại học, về truyền thống một bằng đại học là một chỉ báo kĩ năng trong khu vực nào đó mà có thể được dịch thành việc làm nhưng ông ấy nói: “Điều đó có thể không còn là hoàn cảnh nữa vì một số chương trình đào tạo là lỗi thời và một số sinh viên đang theo đuổi "bằng cấp" thay vì tri thức và kĩ năng.” Ông ấy yêu cầu thính giả giữ được hiện hành với tiến bộ của công nghệ thay vì chỉ dựa vào điều họ đã học trong quá khứ. Ông ấy xác nhận rằng Quĩ Bill và Melinda Gates đã tài trợ cho vài môn học MOOC như Khan Academy vì ông ấy tin rằng những môn học trực tuyến này hội tụ vào khoa học, toán học và công nghệ có giá trị lớn trong giáo dục sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Với sự phổ cập của MOOC, tôi tin cách tiếp cận mới này sẽ buộc nhiều đại học phải thay đổi. Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không có trường nhưng nó sẽ làm cho những người lãnh đạo giáo dục phải suy nghĩ nghiêm chỉnh về cách nhìn của họ về giáo dục và điều họ có thể dùng công nghệ để cải tiến tri thức và kĩ năng của sinh viên. Ngày nay công nghệ có thể dùng để cải tiến giáo dục như tôi thường dùng các đoạn phim video ngắn từ Khan Academy hay YouTube trong lớp của tôi như tài liệu phụ thêm. KhanAcademy cung cấp hàng nghìn videos về các chủ đề hàn lâm để giúp cho sinh viên học điều họ muốn, khi nào họ muốn, và nhịp riêng của họ. Chất lượng của việc dạy là rất tốt và ngày nay có nhiều nguồn lớn các về các video giáo dục, sách điện tử, trò chơi học tập, bài báo hàn lâm sẵn có cho bất kì ai có kết nối Internet.

MOOC là cách tiếp cận mới trong giáo dục, nó sẽ làm thay đổi hệ thống giáo dục và phương pháp dạy. Có thể mười hay hai mươi năm nữa kể từ nay mọi người sẽ nhìn lại giáo dục truyền thống của thế kỉ 20 và hỏi: “Sao sinh viên phải ngồi yên tĩnh trong phòng hàng giờ để nghe một thầy giáo? Sao họ không cho phép sinh viên truy nhập vào lớp học từ bất kì chỗ nào họ sống và học bất kì khi nào họ muốn? Tại sao một giáo sư bị giới hạn dạy cho chỉ ba mươi hay năm mươi sinh viên khi người đó có thể dạy cho vài trăm hay vài nghìn sinh viên đồng thời?” Tại sao sinh vên phải đi tới trường hay đi tới nước khác để có được giáo dục? Tại sao họ không thể học được ở nhà ngay trước máy tính hay máy tính bảng và dự lớp của các giáo sư giỏi nhất người sống ở cách xa nửa vòng thế giới?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com