Tương lai của Ấn Độ
Những năm 1990, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Ấn Độ bắt đầu với các trung tâm gọi điện thoại chi phí thấp, viết mã và kiểm thử cho các công ty phương Tây. Mười năm sau đó, nó chuyển lên công việc CNTT mức cao hơn như phát triển phần mềm, và dịch vụ tư vấn quản lí. Bây giờ trong những năm 2010 nó bắt đầu làm việc trên nghiên cứu phức tạp và phát triển các sản phẩm công nghệ phát kiến. Từ thập kỉ qua, công nghiệp CNTT Ấn Độ có tăng trưởng bùng nổ trong mọi khu vực với quá nửa mọi việc làm khoán ngoài toàn cầu đổ về Ấn Độ. Khối lượng thu nhập làm khoán ngoài đã tăng trưởng từ $15 tỉ đô la năm 1990 lên trên $100 tỉ đô la năm 2011 và vẫn còn tiếp tục tăng trưởng. Làm khoán ngoài CNTT là ngành thu được xuất khẩu nước ngoài lớn nhất của Ấn Độ và cung cấp việc làm trực tiếp cho trên hai triệu người và việc làm gián tiếp cho gần tám lần số đó. Một khảo cứu của McKinsey dự phóng rằng công nghiệp CNTT có thể lên tới $360 tỉ năm 2020, với xuất khẩu trên $300 tỉ và cung cấp việc làm cho trên 40 triệu người.
Khi công nghiệp CNTT hầu hết tăng trưởng ra ngoài, khu vực viễn thông cũng tăng trưởng nhanh chóng bên trong với nhiều đài phát thanh FM, truyền hình cáp, băng thông rộng, và điện thoại di động. Gắn tất cả lại, những công nghệ này đã làm thay đổi toàn bộ xã hội nông nghiệp sang văn hoá hướng công nghệ. Năm 1990, Ấn Độ chỉ có một kênh truyền hình nhưng bây giờ nó có năm trăm kênh truyền hình chọn lựa. Mười năm trước, Ấn Độ không có điện thoại di động nhưng bây giờ nó có trên 550 triệu điện thoại di động và thông minh. Con số này được mong đợi lên tới một tỉ người dùng điện thoại năm 2020 với đóng góp lớn từ m-commerce và m-government.
Để duy trì sự siêu tăng trưởng đáng ngạc nhiên này, chính phủ Ấn Độ đã ban hành những thay đổi giáo dục số đông với nhấn mạnh vào công nghệ thông tin. Mục đích là phát triển một triệu công nhân CNTT một năm để đáp ứng nhu cầu toàn cầu và duy trì tăng trưởng 10% tới 15% trong GDP. Nó được coi là dẫn lái then chốt cho việc tăng cường việc làm để hấp thu số người ngày càng tăng trong nhóm tuổi làm việc và lao động không kĩ năng thặng dư từ khu vực nông nghiệp. Hiện thời chính phủ đang tăng ngân quĩ để thiết lập nhiều Viện công nghệ Ấn Độ (IIT) và đại học kĩ nghệ để hội tụ vào ngành công nghiệp dựa trên công nghệ và R&D. Họ cũng ban hành các chính sách để không thu thuế hải quan lên phần mềm, miễn giảm thuế cho công nghệ xuất khẩu, và khuyến khích nhiều đầu tư nước ngoài trong khu vực CNTT với việc làm dễ dàng các hạn chế. Theo một khảo cứu, hiện thời trên 65% của mọi đầu tư công nghệ toàn cầu đang đi sang Ấn Độ và mọi công ty công nghệ như IBM, Microsoft, Google, Intel v.v. hiện đang thiết lập tiện nghi nghiên cứu của họ và thuê các nhà khoa học Ấn Độ.
Tương lai của Ấn Độ được xác định trong khu vực công nghệ và đầu tư vào giáo dục là chìa khoá để tạo ra những dẫn lái này. Để làm điều đó, qui chế cứng ngắt và quan liêu giáo dục đã được gỡ bỏ. Nhiều trường tư được khuyến khích mở ra và trường nhà nước được phép thiết lập giáo trình riêng của họ để đáp ứng nhu cầu thị trường toàn cầu mà không bị nhiễu từ chính phủ. Chính phủ cũng bao cấp cho hàng trăm nghìn máy tính bảng cho sinh viên đại học để khuyến khích họ học công nghệ thông tin. Vấn đề là liệu Ấn Độ có thể thay đổi đủ nhanh để tạo ra nhiều khu vực tăng trưởng nhanh hành động như động cơ cho phát triển kinh tế hay không thì vẫn còn phải xem.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com