Tác động kinh tế của công nghệ thông tin
Hiệp hội công nghiệp thông tin và phần mềm Software and Information Industry Association (SIIA) gần đây mới đưa ra một báo cáo đo về tác động kinh tế của những ngành công nghiệp này lên nền kinh tế Mĩ và toàn cầu. Báo cáo này, mang tựa đề “Phần mềm & Thông tin: Dẫn lái nền kinh tế tri thức toàn cầu,” kết luận rằng phần mềm và công nghệ thông tin (CNTT) là các khu vực tăng trưởng nhanh nhất, kinh doanh sinh lời nhất, và là yếu tố quan trọng nhất làm tăng tốc sự tăng trưởng kinh tế ở cả Mĩ và trên thế giới.
Báo cáo này chỉ ra rằng phần mềm và CNTT đóng vai trò mấu chốt trong nền kinh tế Mĩ. (Công nghiệp CNTT tăng 11.8% khi so sánh với tăng trưởng GDP 3.2%). Chúng cũng là những dẫn lái then chốt cho tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, và Nga. Ở Mĩ, công nghiệp CNTT phát sinh ra 2.7 triệu việc làm trực tiếp và 21 triệu việc làm nhưng tỉ lệ tạo việc làm là cao hơn nhiều ở các nước khác. Hơn nữa, đây là những việc làm lương cao vì công nhân công nghệ được đãi ngộ tốt, kiếm được trong số những lương cao nhất trên thế giới. Lương trung bình hàng năm ở Mĩ là $75,400 năm 2008, cao hơn nhiều so với bất kì công nhân có giáo dục đại học nào.
Ngay cả trong nền kinh tế kém, các công ty công nghệ vẫn làm tốt trên khắp thế giới. Các công ty hàng đầu, kể cả Microsoft, IBM, Oracle, và Google bán các sản phẩm và dịch vụ trên khắp thế giới với số bán trên hàng trăm tỉ đô la mỗi năm. Nếu tính mọi chi tiêu cho phần mềm và dịch vụ máy tính trên thế giới thì con số này là hơn $4 nghìn tỉ đô la. Điều hiển nhiên từ những dữ liệu này là công nghệ đang thúc đẩy tăng trưởng chưa từng có trước đây, cung cấp những cơ hội mới lớn cho các công ty này và đó là lí do tại sao Mĩ tiếp tục là người lãnh đạo kinh tế toàn cầu. Yếu tố chính của công nghệ là tri thức vì nó tạo ra sản phẩm canh tân. Đầu tư chính để có tri thức canh tân là có hệ thống giáo dục chất lượng và được cập nhật nhất.
Ngày nay nhiều nước đang hội tụ vào cải tiến hệ thống giáo dục của họ để cạnh tranh với Mĩ về vị trí lãnh đạo nhưng quá trình này vẫn còn chậm bởi vì sự chống đối mạnh từ quan điểm hàn lâm truyền thống về dạy và học. Đó là lí do tại sao nhiều sinh viên đang xin vào học ở Mĩ để có được cơ hội tốt hơn và tương lai tốt hơn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com