Tác động của toàn cầu hoá/1
Toàn cầu hoá có thể được định nghĩa như việc dịch chuyển của sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, thông tin và công nhân trên khắp thế giới. Trước khi áp dụng công nghệ thông tin, những giao tác này chủ yếu lấy dạng xuất khẩu và nhập khẩu nhưng khi công nghệ phát triển, những giao tác này trở thành dễ dàng hơn và nhanh hơn nhiều.
Ngày nay, mọi người có thể làm kinh doanh trên khắp thế giới từ bất kì chỗ nào và bất kì lúc nào. Bạn không cần bán sản phẩm của mình ở thị trường; mọi điều bạn cần là một website. Bạn không cần mở cửa hàng; website của bạn là cửa hàng của bạn. Bạn không cần đi bất kì đâu để mua các thứ vì bạn có thể làm điều đó ở nhà; mọi điều bạn cần là máy tính có truy nhập vào internet. Bạn có thể tới thăm nhiều cửa hàng trong vài phút; bạn có thể mua hầu hết bất kì cái gì chỉ bằng "cú bấm chuột". Người Italy có câu ngạn ngữ: “Khi phụ nữ chán, họ đi mua sắm nhưng khi đàn ông chán, họ xâm lăng nước khác và gọi điều đó là đi mua bán.” Với toàn cầu hoá, câu ngạn ngữ Italy này đã được đổi thành: “Khi phụ nữ chán, họ đi mua sắm trực tuyến và tới thăm website e-Bay, nhưng khi đàn ông chán họ chơi trò chơi video và gọi nó là “Nghiên cứu công nghệ thông tin”. Ngày nay người bán có thể bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người mua mà không phải qua trung gian. Người mua có thể được lợi dưới dạng giá tốt hơn và chi phí thấp hơn. Với công nghệ thông tin, người bán ở châu Phi có thể bán sản phẩm cho người mua ở châu Âu qua website của mình. Với vận tải hàng không tốt, người mua ở châu Âu có thể nhận được sản phẩm vật chất trong vài giờ. Với cú bấm chuột, người mua ở châu Âu có thể chuyển thanh toán tiền cho một ngân hàng ở châu Phi và người bán có thể có số tiền đó được đặt trong tài khoản ngân hàng của mình trong vòng vài giây. Bằng việc có nhiều vật tư thô và hỗ trợ của chính phủ, các nước đang phát triển có thể phát triển nhiều thứ với chi phí thấp hơn và bán chúng trên khắp thế giới và cải thiện kinh tế của họ. Thương mại điện tử hay kinh doanh điện tử đã giúp tạo ra trên sáu mươi triệu việc làm mới trong các nước đang phát triển trong vài năm qua.
Ngày nay công nhân có kĩ năng có thể làm việc ở bất kì đâu và bất kì lúc nào mà không phải rời khỏi nhà. Họ không phải đi để làm việc nhưng việc làm đi tới họ qua khoán ngoài hay internet. Người lập trình giỏi không cần làm việc cho một công ty nhưng người đó có thể truy nhập vào website nào đó để làm "vi khoán" hay "khoán đám đông" và thầu một việc làm. Nếu được chấp nhận, người đó có thể làm việc trên nó, gửi nó cho khách hàng và nhận thanh toán vào cùng ngày. Việc sẵn có công nhân có kĩ năng trong các nước đang phát triển nghĩa là họ có thể làm việc với lương thấp hơn ở các nước đã phát triển...
Từ cách nhìn kinh tế, toàn cầu hoá có thể dẫn tới năng suất cao, tính sẵn có cao của sản phẩm và dịch vụ cho mọi người trên thế giới. Nó có thể dẫn tới chuyên môn hoá trên qui mô toàn cầu, với từng nước làm điều tốt nhất cho họ. Nước có đất đai mầu mỡ có thể chuyên môn hoá trong nông nghiệp và hội tụ vào sản xuất lương thực trong khi nước ở khu vực kém mầu mỡ có thể chuyên môn hoá nhiều hơn vào chế tạo và hội tụ vào máy móc và trang thiết bị. Toàn cầu hoá cũng có nghĩa là mua và bán trên thị trường toàn cầu. Trong hoàn cảnh lí tưởng, bất kì nước nào cũng có thể bán không chỉ sản phẩm của nó mà cả lao động và dịch vụ của nó cho toàn thế giới. Điều này dẫn tới lương tốt hơn ở nhiều nước nghèo, làm nảy sinh điều kiện kinh tế tốt hơn và sức mua cao hơn trong thị trường toàn cầu. Cạnh tranh toàn cầu cũng có thể dẫn tới hiệu quả cao hơn và chất lượng tốt hơn. Các nước không chú ý tới chất lượng không thể cạnh tranh được với nước khác có chất lượng cao hơn trong thị trường toàn cầu. Các nước dựa vào chi phí thấp không thể duy trì cùng điều đó, sớm hay muộn sẽ có các nước khác có chi phí thấp hơn họ. Chẳng hạn, ngày nay Trung Quốc được coi là nước có lao động chi phí thấp, nhưng khi các nước ở châu Phi bắt đầu nổi lên trong toàn cầu hoá, sẽ khó cho lao động Trung Quốc cạnh tranh với lao động châu Phi về chi phí.
Từ cách nhìn doanh nghiệp, toàn cầu hoá có tác động lớn lên con người và thị trường việc làm địa phương. Khi chế tạo và việc làm chuyển từ các nước chi phí cao sang các nước chi phí thấp, việc làm bị mất ở các nước đã phát triển, điều ảnh hưởng tới nhiều người. Mất việc làm cũng trở thành vấn đề chính trị ở các nước đã phát triển. Mặc dầu các nước đang phát triển thu được việc làm trong chế tạo do lao động chi phí thấp của họ nhưng họ bị tác động theo cách khác. Nông dân ở các nước đang phát triển không thể cạnh tranh được với xuất khẩu thực phẩm từ các nước đã phát triển mà có giá thấp hơn, chất lượng tốt hơn vì họ có những nông trại lớn hơn, trang thiết bị tốt hơn và thực hành nông nghiệp hiện đại. Các doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển không thể cạnh tranh được với các công ty mạnh và lớn từ các quốc gia đã phát triển. Các công ty địa phương như nhập/xuất khẩu, tài chính, ngân hàng sẽ sớm bị khử bỏ khi các tập đoàn khổng lồ về ngân hàng, tài chính và nhập/xuất khẩu chuyển vào nước của họ.
Từ cách nhìn môi trường, toàn cầu hoá có tác động lớn lên môi trường. Tác động chính lên các nước đang phát triển xảy ra khi cơ xưởng chế tạo được đặt lại ở đó. Mặc dầu nó giúp tạo ra nhiều việc làm trả lương thấp nhưng nó che giấu vấn đề chính khác: Ô nhiễm và chất thải độc hại. Vì phần lớn các nước đang phát triển không có qui tắc và qui chế chặt chẽ cho vấn đề môi trường, các công ty từ các nước đã phát triển có thể khai thác tình huống này dẫn tới việc ô nhiễm nghiêm trọng và suy thoái môi trường ở các nước này. Phần lớn trong những hư hại này là vĩnh viễn và không thể đảo ngược được. Đất bị ô nhiễm bởi chất thải độc không thể được dùng cho nông nghiệp hay thậm chí cho nơi ở. Nó có thể gây ra nhiều bệnh như ung thư, và tỉ lệ chết trẻ em cao v.v.
Từ cách nhìn vận hành, toàn cầu hoá có tác động lớn lên quản lí doanh nghiệp vì chúng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi vận hành là trên qui mô toàn cầu. Cấu trúc tổ chức sẽ phải thích ứng cho thay đổi trong thị trường, văn hoá và thực hành địa phương. Với việc tích hợp công nghệ thông tin, nhiều tổ chức sẽ được hợp lí hoá và phẳng ra để tăng hiệu quả. Điều đó nghĩa là nhu cầu về quản lí cấp trung sẽ ít đi nhiều; đặc biệt các chỉ đạo và ra quyết định có tính cá nhân sẽ bị thay thế bằng các qui trình chuẩn của tập đoàn. Kiểm soát tập trung hoá từ đỉnh xuống dưới sẽ bị thay thế bằng cấu trúc phi tập trung mới nơi quyết định có thể được đưa ra ở mức thích hợp dựa trên vai trò và trách nhiệm. Những điều này cũng tác động lên cách công nhân doanh nghiệp được đào tạo. Nhiều hoạt động như kế toán, tài chính sẽ được tự động hoá bằng sản phẩm phần mềm mạnh. Trao đổi văn phòng từ con người tới con người hay văn phòng sang văn phòng sẽ bị thay thế bằng emails, tin nhắn văn bản, và thậm chí cả Facebook hay Twitter. Năng suất của nhân viên sẽ được thu thập bởi phần mềm "thông minh doanh nghiệp" mạnh mà có thể phân tích và tóm tắt cho người chủ công ty hàng giờ, thay vì tuần hay tháng.
Toàn cầu hoá là hiện tượng đáng ngạc nhiên về con người, thông tin, công nghệ, tài chính, sản phẩm, và dịch vụ ngang qua biên giới quốc gia và đi vào trong khu vực toàn cầu. Với công nghệ thông tin và vận tải nhanh hơn, toàn thế giới đã bắt đầu co lại thành một "làng toàn cầu" nơi mọi sự xảy ra với tốc độ của internet. Nó có ưu điểm những cũng có nhược điểm, tuỳ theo các quan điểm khác biệt.
Với toàn cầu hoá, các công ty toàn cầu đã tìm cách thức mới để bành trướng thị trường của họ bằng việc nhanh chóng chuyển việc bán sản phẩm cho các nước đang phát triển. Dùng nguồn vốn mạnh của mình, quảng cáo thông minh, và kinh nghiệm doanh nghiệp, họ khử bỏ các công ty địa phương nhỏ hơn và kiểm soát thị trường ở đó. Một số công ty yêu cầu vật tư tự nhiên mà không sẵn có hay quá đắt ở nước họ bằng việc đào đất khai mỏ về vật tư thô, phá rừng làm sản phẩm gỗ, đánh cá sông và biển dùng các đội tầu lớn và được hiện đại hoá cho tới khi chẳng còn lại cái gì rồi chuyển sang nước khác. Một số công ty khai thác lao động rẻ để hạ thấp chi phí của họ và tăng lợi nhuận trong môi trường làm việc kém nơi công nhân phải làm việc nhiều giờ không nghỉ. Một số công ty dời cơ xưởng chế tạo gây ra ô nhiễm và phế thải hoá học sang các nước đang phát triển mà không có qui chế kiểm soát môi trường chặt chẽ và phá huỷ những mảnh đất này mãi mãi v.v.
Đây là những sự kiện đang xảy ra ngày nay trên khắp thế giới. Tất nhiên, giải pháp không phải là dừng toàn cầu hoá mà là nhận biết về ưu điểm cũng như nhược điểm và ra quyết định đúng. Một quyết định tốt không chỉ cho tình huống kinh tế hiện thời, mà còn cho tương lai của xã hội, đất nước, và thế hệ tương lai những người sẽ phải sống cùng với quyết định mà chúng ta đưa ra hôm nay.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com