Tài năng nước ngoài
Hôm nay, tạp chí Business Week đăng một bài báo thú vị: "Vẫn còn được cần tới: Tài năng nước ngoài và Thị thực." Tác giả viết rằng cho dù mất việc ở Mĩ đang tăng lên và hàng triệu người mất việc, nhiều công ty Mĩ vẫn thuê công nhân có kĩ năng hải ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm, theo dữ liệu từ Sở di trú và quyền công dân Mĩ. Năm nay Mĩ đã cấp 65,000 thị thực cho công nhân nước ngoài tới và làm việc ở Mĩ theo chương trình H-1B. Với chương trình này, người nước ngoài có thể ở lại và làm việc ở Mĩ cho tới 3 năm, với khả năng kéo dài thêm nhiều năm nữa.
Đa số các công nhân tới Mĩ đều từ Ấn Độ nơi phần lớn họ có kĩ năng kĩ nghệ phần mềm, điều đang được cần nhất ở Mĩ vì nhiều sinh viên ở Mĩ đang xin học vào các trường Kinh doanh thay vì trường Kĩ nghệ. Do việc sút giảm đăng tuyển vào kĩ nghệ phần mềm, nhiều công ty phải đem công nhân tới từ Ấn Độ, Trung Quốc, châu Âu để lấp lỗ hổng. Theo dữ liệu này, năm ngoái Microsoft đứng vị trí số 2 trong danh sách này với 1,318 người nước ngoài được thuê, trong khi Intel được xếp hạng 3 với 723. Luật pháp Mĩ yêu cầu rằng khi công nhân làm việc hợp pháp ở Mĩ, họ phải được đối xử giống hệt như nhân viên Mĩ, nghĩa là họ phải có cùng lương và phúc lợi. Hiện thời, một người mới tốt nghiệp kĩ nghệ phần mềm có thể kiếm được $60,000 tới $100,000 USD một năm, đó là lí do tại sao nhiều người phần mềm hàng đầu trên khắp thế giới đang xin vào theo chương trình này và điều đó tạo ra phản ứng dữ dội từ các nước của họ xem như việc Mĩ "bòn rút" các nhà khoa học và kĩ sư hàng đầu của họ. Một kĩ sư phần mềm Trung Quốc mới tốt nghiệp nói với đài truyền hình địa phương rằng nếu anh ta ở Trung Quốc, anh ta sẽ làm được quãng $12,000 USD nhưng khi anh ta làm việc cho Microsoft bây giờ, lương anh ta là $ 80,000 USD theo đó anh ta có thể giúp cho gia đình ở Trung Quốc và vẫn có cuộc sống tiện nghi ở Mĩ. Sinh viên khác từ Ấn Độ nói với báo chí địa phương ở Portland rằng anh ta muốn học nhiều nhất có thể được từ Intel và tiết kiệm tiền để cho trong vài năm anh ta có thể về Ấn Độ và tạo ra công ty riêng của mình. Tuy nhiên, theo một số thống kê từ Sở di trú Mĩ, phần lớn những người theo chương trình H1B program cuối cùng ở lại Mĩ với ít hơn 2% trở về nước của họ.
Gần đây chương trình này bị nhiều người chỉ trích. Ron Hira, một giáo sư thông tấn về chính sách công tại Viện Công nghệ Rochester phàn nàn "Xét tới tình trạng kinh tế, với 15.4 triệu người thất nghiệp ở Mĩ, các công ty nên có khả năng tìm công nhân đủ phẩm chất ở đây." Với chính quyền Obama đang vật lộn tạo ra việc làm, các chính khách đang tranh cãi liệu chương trình này có cần thay đổi nào đó không. Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Charles Grassley đã đưa ra một dự luật ngăn cản các công ty sa thải công nhân Mĩ để thuê công nhân nước ngoài qua chương trình H-1B. Họ nói: "Chúng ta có trách nhiệm đảm bảo rằng các công ty không dùng chương trình công nhân nước ngoài để thay thế cho công nhân Mĩ." Tuy nhiên, khi các công ty phần mềm vẫn cần nhiều công nhân có kĩ năng hơn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ mới như công nghệ sinh học, Khoa học cuộc sống, Kĩ nghệ phần mềm và Năng lượng và với việc sụt giảm đăng tuyển vào các khu vực này, sẽ khó mà dừng việc cho các công nhân có kĩ năng vào Mĩ.
Khi được hỏi về tình huống này, Sridhar Ramasubbu, quan chức tài chính của Wipro về vấn đề quốc tế nói rằng Mĩ KHÔNG phải là chỗ duy nhất mà kĩ sư phần mềm Ấn Độ có thể tới và làm việc. Do nhu cầu cao về kĩ năng này trên toàn cầu, các nước khác vẫn mở cánh cửa của họ co công nhân có kĩ năng cao. Ông ấy kết luận rằng "Chúng ta bây giờ vận hành ở 58 nước và chúng ta sẽ bành trướng thêm nữa khi nhu cầu vẫn còn cao và việc cung cấp vẫn còn thấp."
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com