Robots và tương lai

Tuần trước, tôi nhận được một email từ một học sinh: “Nếu robots đang lấy đi việc làm của con người, còn có việc làm nào dành cho con người như em không? Thầy có cho rằng điều đó sẽ xảy ra ở nước em không, hay ở châu Á nơi chi phí lao động không đắt? Xin thầy lời khuyên.”

Đáp: Không ai biết robots sẽ thay thế việc làm của con người nhanh thế nào, hay bao nhiêu việc làm sẽ bị chúng lấy, nhưng điều đó đang xảy ra trên khắp thế giới, ở mọi nước, kể cả nhiều nước châu Á. Tự động hoá không xảy ra chỉ cho công nhân cơ xưởng, mà còn cho công nhân văn phòng, ngân hàng, người quản lí tài chính, người lái xe taxi và xe tải và công nhân bán lẻ.

Giải pháp tốt nhất là thay đổi hệ thống giáo dục để phát triển việc làm mới cho mọi người làm việc với robots hay làm các việc mà robots không thể làm được. Nhưng vấn đề là việc đào tạo có thể đi nhanh thế nào so với xu hướng tự động hoá này. Nếu giáo dục không thay đổi đủ nhanh, sẽ có thất nghiệp số đông người, điều tạo ra hỗn độn trong xã hội và có thể làm bất ổn định nền kinh tế.

Ngày nay mọi học sinh đều phải học kĩ năng công nghệ, và họ phải liên tục học cả đời vì công nghệ thay đổi nhanh. Nếu họ không bắt kịp, họ sẽ bị bỏ lại sau và rơi vào trong nhóm thất nghiệp. Nếu bạn là học sinh đại học, bạn phải nhanh chóng học về công nghệ và phát triển tư duy phê phán bằng cách tiếp cận nhất quán tới những thứ mới, hỏi các câu hỏi, tìm ra câu trả lời, rồi học những điều mới. Mọi người đều cần điều chỉnh theo các thay đổi trong cuộc đời của mình. Trường học sẽ cần dạy các kĩ năng đặc biệt mà robots không thể dễ dàng tái tạo. Chẳng hạn, tính sáng tạo, tư duy phê phán, trí tuệ cảm xúc, tính thích nghi, tính tò mò và cộng tác. Tất nhiên, đây là những điều không dễ dạy nhưng phải được phát triển bởi từng người vì chúng là các đặc trưng con người.

Ngày nay giáo dục đại học là quan trọng hơn bao giờ. Phần lớn việc làm mà KHÔNG bị thay thế bởi robots đều yêu cầu giáo dục đại học. Tuy nhiên, một mình bằng cấp là KHÔNG đủ. Mọi học sinh cũng phải phát triển các đặc trưng cá nhân như từ bi, thông cảm, trí tuệ xúc cảm, tư duy phê phán, và tính sáng tạo, điều mà robots không bao giờ có thể phát triển được. Cho dù họ có việc làm tốt; họ vẫn phải liên tục học các kĩ năng mới và trở thành người học cả đời để duy trì vị trí của họ trong xã hội. Vấn đề là ở chỗ không phải mọi người đều sẵn sàng là người học cả đời, điều cần nhiều động cơ và kỉ luật. Cách duy nhất để khuyến khích thói quen này là bắt đầu sớm khi họ còn trẻ bởi bố mẹ những người hiểu nhu cầu này và hội tụ vào việc dạy con cái họ đọc nhiều hơn, hỏi nhiều hơn và phát triển tính cách đặc thù này.

Tôi tin rằng chừng nào mọi người còn học các kĩ năng kĩ thuật và những kĩ năng mềm đặc biệt này, họ sẽ có khả năng tạo ra những công nghệ mới, việc làm mới cho tương lai và có khả năng kiểm soát tương lai của họ. Việc làm hiện thời mà chúng ta đã thấy ngày nay có, sẽ được robots làm, nhưng sẽ có những việc làm mới mà còn chưa được tạo ra.

Trong nhiều năm, tôi đã viết nhiều bài báo về nhu cầu thay đổi hệ thống giáo dục. Tôi đã không thấy mấy tiến bộ, có nhiều việc chống đối lại thay đổi, và nhiều người bảo tôi rằng điều đó sẽ mất ít nhất vài thập kỉ. Một nhà nghiên cứu xã hội giải thích cho tôi rằng bất kì thay đổi nào đều yêu cầu thời gian, tiền bạc và việc lãnh đạo nhưng những điều này thường mâu thuẫn với những người khác. Trong trường hợp đó, tự động hoá sẽ tiếp quản, và cho đến lúc đó thì đã quá trễ rồi.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com